Quốc gia nào nhập nhiều khí hóa lỏng nhất thế giới?
Theo số liệu mới nhất từ Thomson Reuters Eikon, Trung Quốc sẽ “soán ngôi” của Hàn Quốc để trở thành nước nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhiều thứ hai thế giới trong năm nay, sau Nhật Bản.
Số liệu của Thomson Reuters Eikon cho thấy nhập khẩu LNG trong cả năm 2017 của Trung Quốc sẽ đạt khoảng 38 triệu tấn, tăng hơn 50% so với năm 2016. Trong lúc nhập khẩu LNG đến cuối năm nay của Nhật Bản được dự đoán đạt 83,5 triệu tấn, và của Hàn Quốc ước đạt hơn 37 triệu tấn. Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc hiện chiếm tới 60% nhu cầu LNG trên toàn cầu. Các nhà phân tích cho rằng nhập khẩu LNG của Trung Quốc sẽ còn tiếp tục tăng trong 3-4 năm tới. Nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc đối với LNG tăng là kết quả của việc thực hiện chương trình khí hóa quy mô lớn của Bắc Kinh. Theo đó, hàng triệu hộ gia đình Trung Quốc chuyển từ sử dụng than để sưởi ấm sang sử dụng khí đốt tự nhiên. LNG hiện vẫn được giao dịch chủ yếu bằng các hợp đồng dài hạn. Đây là cách thức giao dịch được Nhật Bản và Hàn Quốc - hai nước phải nhập LNG để đáp ứng toàn bộ nhu cầu khí đốt nội địa - ưa chuộng. Trong khi đó, Trung Quốc có một lượng dự trữ khí tự nhiên khá lớn trong nước, cộng với việc nhập khẩu khí qua tuyến đường ống dẫn từ Trung Á. Nhà phân tích Wang Wen, thuộc công ty tư vấn Wood Mackenzie có trụ sở tại Bắc Kinh, cho rằng Trung Quốc chắc chắn sẽ trở thành nhân tố chính chi phối giá LNG giao ngay ở châu Á trong tương lai. Các nước sản xuất LNG lớn nhất thế giới là Qatar, Australia và Malaysia, đáp ứng khoảng 60% nhu cầu trên thị trường toàn cầu. Xuất khẩu LNG của Mỹ hiện cũng đang gia tăng nhờ sản xuất dầu khí đá phiến bùng nổ ở khu vực Bắc Mỹ.>>> Nga với tham vọng trở thành nước xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới
- Từ khóa :
- khí thiên nhiên hóa lỏng
- lng
- hàn quốc
- nhật bản
- trung quốc
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga với tham vọng trở thành nước xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới
21:00' - 08/12/2017
Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến sẽ khai trương một nhà máy sản xuất khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) trị giá 27 tỷ USD trong ngày 8/12 ở Bắc Cực
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Sắp diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu
19:56'
Hội chợ có quy mô 300 gian hàng của trên 150 doanh nghiệp trưng bày các mặt hàng đạt chứng nhận OCOP như chè, cà phê, hàng lưu niệm, các sản phẩm dược liệu, trầm hương, tinh dầu, tinh bột nghệ...
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á đi xuống do bất ổn thuế quan
17:12'
Giá dầu châu Á giảm trong phiên giao dịch chiều 3/7 sau khi tăng 3% trong phiên trước đó do các nhà đầu tư lo ngại Mỹ có thể tái áp thuế cao hơn.
-
Hàng hoá
Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh từ 15 giờ ngày 3/7
15:09'
Chiều 3/7, giá xăng dầu tiếp tục giảm mạnh theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.
-
Hàng hoá
Lực mua áp đảo, tâm lý tích cực lan tỏa trên thị trường hàng hóa
10:26'
Tâm lý tích cực lan tỏa trên thị trường năng lượng khi Tổng thống Mỹ cho biết đã đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Thị trường kim loại cũng khởi sắc với 10 mặt hàng chốt phiên tăng giá
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng vọt 3% phiên 2/7
08:17'
Giá dầu phiên 2/7 đã tăng vọt 3% sau khi Iran đình chỉ hợp tác với cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc, cùng với thông tin Mỹ-Việt Nam đạt được thỏa thuận thương mại.
-
Hàng hoá
Phủ sóng hàng chính hãng để “làm sạch” thị trường
15:30' - 02/07/2025
Thời gian qua, cuộc chiến chống hàng giả, hàng kém chất lượng được kỳ vọng sẽ có thể tái thiết hệ sinh thái, bảo vệ người tiêu dùng một cách chủ động, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
-
Hàng hoá
Đồn đoán OPEC+ tăng sản lượng chi phối thị trường dầu
15:30' - 02/07/2025
Giá dầu ít biến động trong phiên 2/7 tại châu Á, khi thị trường đang xem xét tác động từ khả năng nguồn cung gia tăng trong tháng tới, sự suy yếu của đồng USD và các tín hiệu kinh tế trái chiều từ Mỹ.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng dầu giảm mạnh
10:50' - 02/07/2025
Tại kỳ điều hành ngày 3/7, giá xăng dầu có thể giảm mạnh từ 6,8 - 7,5% so với kỳ điều hành trước đó, nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập, hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
-
Hàng hoá
Giá cà phê có xu hướng phân hóa, diễn biến trái chiều
09:06' - 02/07/2025
Khép lại phiên giao dịch ngày 1/7, thị trường nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá nhiều mặt hàng. Riêng cà phê ghi nhận xu hướng phân hóa, cà phê Robusta tăng còn giá cà-phê Arabica lại giảm