Quốc hội thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tiếp tục chương trình kỳ họp, sáng 16/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh với 420/428 đại biểu có mặt tán thành, chiếm 87,14% tổng số đại biểu Quốc hội.
Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh quy định: chính quyền địa phương ở Thành phố Hồ Chí Minh gồm Hội đồng nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố. Chính quyền địa phương ở quận là Ủy ban nhân dân quận. Ủy ban nhân dân quận là cơ quan hành chính nhà nước ở quận, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nghị quyết này và theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố. Chính quyền địa phương ở phường tại Thành phố Hồ Chí Minh là Ủy ban nhân dân phường. Ủy ban nhân dân phường là cơ quan hành chính nhà nước ở phường, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nghị quyết này và theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên theo quy định. Việc tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính khác của Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021. Việc tổ chức chính quyền đô thị quy định tại Nghị quyết này được thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2021. Trường hợp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa Nghị quyết này với luật, nghị quyết khác của Quốc hội được ban hành trước thời điểm Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sẽ áp dụng theo quy định của Nghị quyết này. Trước khi biểu quyết, các đại biểu Quốc hội nghe Báo cáo tiếp thu, giải trình do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày. Theo báo cáo, có ý kiến đề nghị đổi tên UBND quận, UBND phường thành Ủy ban hành chính để phù hợp với tính chất của cơ quan này. Nhiều ý kiến khác tán thành việc giữ nguyên tên gọi là UBND quận, UBND phường để tránh sự xáo trộn trong công tác quản lý và gây phiền hà, tốn kém cho người dân. Tiếp thu điều này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, đúng như ý kiến đại biểu Quốc hội đã nêu, UBND ở nơi không tổ chức HĐND là cơ quan hành chính, hoạt động theo chế độ thủ trưởng nên gọi tên là Ủy ban hành chính sẽ phù hợp với tính chất của cơ quan này.Tuy nhiên, tại thời điểm này, nếu đổi tên ngay thành Ủy ban hành chính sẽ phát sinh nhiều vấn đề, có thể gây xáo trộn lớn trong công tác quản lý nhà nước mà chưa được tính toán kỹ. Hơn nữa, khi thông qua Nghị quyết số 97/2019/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội và Nghị quyết số 119/2020/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, Quốc hội đã nhất trí giữ tên gọi là UBND quận, UBND phường tại những nơi không tổ chức HĐND.
Theo báo cáo tiếp thu, giải trình, để bảo đảm tính ổn định, thống nhất, không làm phát sinh thủ tục, chi phí liên quan đến việc thay đổi tên gọi và hạn chế những vấn đề phát sinh khác trong giai đoạn mới chuyển sang mô hình chính quyền đô thị, trước mắt đề nghị vẫn cho giữ tên gọi của UBND quận, UBND phường như đã thể hiện trong dự thảo Nghị quyết./.>>Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2021
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật về lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
17:24' - 13/11/2020
Chiều 13/11, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) và Luật Thỏa thuận quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cân đối phù hợp giữa chi đầu tư và chi thường xuyên
16:28' - 13/11/2020
Trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh diễn biến bất thường, việc thu, chi ngân sách, tính hợp lý trong cơ cấu chi đầu tư và chi thường xuyên... là những vấn đề được các đại biểu quan tâm
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Mỹ áp thuế 50% với đồng nhập khẩu: Tác động ra sao tới thị trường trong nước?
17:20'
Giới chuyên môn nhìn nhận xu hướng tăng thuế từ phía Mỹ không gây ra những lo ngại đáng kể.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chính quyền địa phương 2 cấp phải vận hành thông suốt và đồng bộ
14:22'
Thủ tướng yêu cầu chính quyền địa phương 2 cấp phải vận khẩn trương, hiệu quả, với phương châm “làm việc nào dứt việc đấy, làm việc nào ra việc đấy; tạo sự thông suốt, chuyên nghiệp và đồng bộ”.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương
14:11'
Sáng 13/7, tại Lạng Sơn, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương, Cụm miền núi Đông Bắc Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố ĐBSCL
10:45'
Sáng 13/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại Cần Thơ, bàn về chính quyền địa phương 2 cấp, tiến độ dự án giao thông trọng điểm và Đề án phát triển 1 triệu ha lúa tại ĐBSCL.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá
09:27'
Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:08'
Trong tuần qua, kinh tế Việt Nam có các thông tin nổi bật như xe máy xăng sẽ không được chạy trong Vành đai 1 từ 1/7/2026, chỉ số VN30 lập đỉnh lịch sử, Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34' - 12/07/2025
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.