Bên lề Quốc hội: Cân đối phù hợp giữa chi đầu tư và chi thường xuyên
Chiều 13/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2021. Trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh diễn biến bất thường, việc thu, chi ngân sách, tính hợp lý trong cơ cấu chi đầu tư và chi thường xuyên, hay cân đối phân bổ ngân sách để chi hỗ trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu là những vấn đề được các đại biểu quan tâm. Xung quanh nội dung này, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã ghi nhận ý kiến của các đại biểu bên lề Kỳ họp.
Đại biểu Y Biêr Niê (Đoàn Đắc Lắk): Có sự thay đổi tích cực trong cơ cấu chi ngân sách
Năm 2020, việc bố trí ngân sách, nhất là phân bổ ngân sách Trung ương cho các địa phương đã bảo đảm các tiêu chí và thứ tự ưu tiên phù hợp. So với các năm trước, năm 2020, có sự thay đổi cơ bản với tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển cao hơn, giảm dần chi thường xuyên. Đây là nỗ lực rất lớn của Chính phủ căn cứ theo chỉ tiêu, kế hoạch của Quốc hội đề ra.
Hiện nay, trên cơ sở tinh giảm biên chế và cắt giảm bộ máy, chúng ta đã dần điều tiết được một phần cơ cấu chi, từ đó tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, chi cho an sinh xã hội là việc phải được ưu tiên và tính toán kỹ lưỡng.
Trong phần chi cho đầu tư phát triển, chúng ta đang tập trung cho phát triển mạng lưới giao thông và cơ sở thiết yếu phục vụ phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh. Ví như ở Tây Nguyên đang tập trung vào các hồ, đập để trữ nước, phục vụ sản xuất… Tôi cho rằng, Chính phủ đã có sự cân đối phù hợp.
Ngoài phân bổ chi cho đầu tư phát triển có mục tiêu, còn có những khoản chi đột xuất như: thiên tai, dịch bệnh... Nói theo cách khác việc phát sinh không thể lường trước và Trung ương luôn có nguồn dự phòng (khoảng 10%) trong tổng ngân sách hàng năm dành cho các khoản này.
Hiện nay, Chính phủ điều tiết hiệu quả nguồn dự phòng này và trong trường hợp đột xuất việc phân bổ chính thức còn được dành cho cả hệ thống y tế để chủ động xử lý các vấn đề cấp bách phát sinh trong công tác quản lý, điều hành.
Năm 2021, trong bối cảnh các địa phương khu vực miền Trung đang tập trung khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, chúng ta tiếp tục bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ bảo trì, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đê điều, hồ đập..., với số tiền dự kiến khoảng 34,5 nghìn tỷ đồng dự phòng ngân sách để xử lý các vấn đề cấp bách nêu trên.
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội): Cần tăng tiết kiệm của chi thường xuyên
Theo phân bổ ngân sách Trung ương năm 2021, dự kiến hụt thu ngân sách khoảng 170 nghìn tỷ đồng so với năm 2020. Dù vậy, chúng ta vẫn phải bảo đảm cho các khoản chi đầu tư không bị cắt giảm, còn phần hụt thu ngân sách cần được tính vào phần tiết kiệm chi thường xuyên.
Năm 2021, tiếp tục phải thực hiện việc cắt giảm những khoản chi thường xuyên như: hội họp, công tác… giống như năm 2020. Đây là cách làm đúng của Chính phủ để tiết kiệm nguồn chi thường xuyên trong giai đoạn này.
Năm 2021, đối với chi đầu tư nên ưu tiên cho các dự án đang giải ngân chưa kết thúc, chưa hoàn thành; hạn chế các dự án chưa phê duyệt thiết kế để tránh trường hợp khi phân bổ vốn vào những dự án này rồi kéo dài, chậm tiến độ. Tôi cho rằng, hướng quản lý chi đầu tư cho những dự án như vậy là phù hợp, đặc biệt đẩy mạnh chi đối với vốn vay ODA khi tỷ lệ giải ngân vốn này trong năm 2020 rất ít cũng như nợ công đang xuống thấp.
Ngoài nguồn chi đầu tư và chi thường xuyên, trong dự toán ngân sách, chúng ta vẫn phải dành khoảng 35 nghìn tỷ đồng thực hiện Quỹ phòng, chống dịch và bổ sung khoảng 100 nghìn tỷ đồng vào Quỹ dự trữ quốc gia để bảo đảm nguồn dự phòng khi có sự việc bất thường. Trong bối cảnh chúng ta đang phải đối mặt với dịch bệnh, thiên tai thì việc dự phòng rất cần thiết. Thậm chí, phải chấp nhận bội chi ngân sách năm 2020 và năm 2021 dự kiến cao hơn so với những năm trước đây.
Điều này là tất yếu khi tác động của dịch bệnh, thiên tai làm tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh vẫn phải tiếp tục, không chỉ giãn, hoãn các khoản thu mà cả khoản miễn khiến nguồn thu bị thụt giảm, trong khi nhiệm vụ chi tăng lên./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Kiểm soát chặt nguồn vay để quản lý hiệu quả nợ công
15:52' - 12/11/2020
Trong bối cảnh ngân sách nhà nước vay khá lớn, kiểm soát chặt chẽ nguồn vay để quản lý hiệu quả nợ công là một nhiệm vụ nhằm hạn chế nguy cơ rủi ro, mất an ninh – an toàn tài chính quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu ngân sách của Tp. Hồ Chí Minh đạt trên 70% dự toán
18:17' - 03/11/2020
Ước tính thu ngân sách của toàn Tp Hồ Chí Minh hết năm 2020 đạt 355.813 tỷ đồng, đạt 87,7% so với dự toán năm 2020, đạt 86,73% so với cùng kỳ năm 2019.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước tiếp tục đạt cao nhất giai đoạn 2016-2020
12:15' - 29/10/2020
So với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 10 và 10 tháng năm nay tiếp tục đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp nước ngoài đề xuất giải pháp giúp Tp.Hồ Chí Minh tăng thu hút đầu tư
22:35'
Tại Hội nghị gặp gỡ lãnh đạo Tp. Hồ Chí Minh với các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài do UBND Tp. Hồ Chí Minh tổ chức tối 20/5, doanh nghiệp đề xuất giải pháp giúp Tp.Hồ Chí Minh tăng thu hút đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hỗ trợ lãi suất 2%/năm
19:38'
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Nghị định 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 23/5
18:47'
Chiều 20/5, tại Nhà Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã chủ trì buổi họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Đánh giá tác động của một số chính sách trong xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)
18:45'
Qua hơn 8 năm thực hiện, Luật Thủ đô đã đạt được nhiều kết quả trong thực tiễn, song cũng bộc lộ một số tồn tại và yêu cầu mới trong bối cảnh mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Dần để cát nghiền thay thế cát tự nhiên
15:14'
Nguồn cung hợp pháp chỉ đáp ứng được 40-50% nhu cầu cát xây dựng. Do đó, tình trạng thiếu cát xây dựng tại một số thời điểm và một số nơi đã xảy ra trong thời gian vừa qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Quốc hội Singapore Tan Chuan-Jin
15:09'
Sáng 20/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Singapore Tan Chuan-Jin đang thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối đưa Tây Nguyên cất cánh
14:54'
Tây Nguyên đứng đầu cả nước về sản lượng cà phê, hồ tiêu, bơ, chanh leo. Đây là lợi thế so sánh rất lớn để Tây Nguyên phát triển nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam kêu gọi bảo đảm an ninh lương thực
13:00'
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, nhấn mạnh Việt Nam coi việc bảo đảm an ninh lương thực chính là nền tảng của hòa bình, ổn định và phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Thống nhất bố trí vốn cho dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - vùng Thủ đô
12:38'
HĐND thành phố sẽ xem xét, quyết nghị về chủ trương bố trí, cân đối vốn cho dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội