Quy định chuẩn mực văn hóa phát ngôn của công chức Hà Nội: Chạm đến vấn đề khó
Dự thảo Quy định về chuẩn mực văn hóa phát ngôn của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (gọi chung là công chức) trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội được công bố, dư luận đặc biệt quan tâm đến các vấn đề trong trách nhiệm phát ngôn và ngôn ngữ sử dụng trong phát ngôn tại dự thảo.
Cụ thể là phát ngôn trên mạng xã hội, nói ngọng, nói lắp, sử dụng ngôn ngữ địa phương. Cơ quan soạn thảo cho rằng đây là chuẩn mực văn hóa phát ngôn để định hướng công chức phát ngôn trong giải quyết công việc, quan hệ với tổ chức và cá nhân.
Không nói ngọng, sử dụng ngôn ngữ địa phương Tại điều 3, quyền và trách nhiệm phát ngôn, dự thảo quy định công chức không bày tỏ quan điểm phiến diện trên mạng xã hội, trang cá nhân.Còn tại điều 5, ngôn ngữ sử dụng trong phát ngôn, công chức phải hạn chế nói ngọng, nói lắp, sử dụng ngôn ngữ địa phương. Đây là những vấn đề khó mà dự thảo đã chạm tới, nhằm điều chỉnh lại trách nhiệm và ngôn ngữ sử dụng trong phát ngôn của công chức.
Là người quan tâm đến văn hóa Hà Nội, ông Trần Trung Phong (trú tại phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội) cho rằng, khi xây dựng bất kỳ quy định nào liên quan đến văn hóa ứng xử cần phải phù hợp với thực tiễn, được mọi người chấp nhận mới phát huy được tác dụng. Đối với quy định công chức không được bày tỏ quan điểm phiến diện trên mạng xã hội hay hạn chế nói ngọng, nói lắp, sử dụng ngôn ngữ địa phương khó khả thi trong thực tiễn. Thực tế, việc sử dụng mạng xã hội và trang cá nhân đang phổ biến đối với hầu hết mọi người, trong đó có cả công chức.Ở đó, họ đưa lên những vấn đề cá nhân, giao lưu bạn bè hoặc bày tỏ quan điểm của mình đối với những vấn đề chung trong cuôc sống. Trước quan điểm quy định này khó thực hiện, ông Ngô Văn Nam, Trưởng phòng Nếp sống văn hóa và Gia đình – Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhận định: Dù bày tỏ quan điểm trên mạng xã hội và trang cá nhân là quyền mỗi người nhưng không thể tự do công kích, bôi xấu người khác hoặc bày tỏ quan điểm đi ngược với những quy định của cơ quan mình công tác, hay chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước. Việc phát ngôn xuyên tạc còn là hành vi vi phạm pháp luật và công chức lại càng không được phép.
Đối với vấn đề hạn chế nói ngọng, nói lắp, sử dụng ngôn ngữ địa phương được đặt ra trong dự thảo cũng là vấn đề tương đối nhạy cảm, bởi đa phần những người mang thói quen này do ảnh hưởng của địa phương nơi mình từng sinh sống.Những người soạn thảo dự thảo Quy định về chuẩn mực văn hóa phát ngôn của công chức lại khẳng định những quy định đưa ra tại dự thảo là chuẩn mực để định hướng văn hóa phát ngôn của công chức.
Quy định này để nhắc nhở công chức có những thói quen trên ý thức rèn luyện, sửa chữa để chuẩn hóa ngôn ngữ của mình, làm cho người đối diện nghe và hiểu được. Nếu công chức có ý thức, thói quen nói ngọng, nói lắp và sử dụng ngôn ngữ địa phương cơ bản sửa được.
Cụ thể hóa quy tắc ứng xử Đầu năm 2017, thành phố Hà Nội ban hành hai bộ quy tắc ứng xử gồm: Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và hiện đã hoàn thiện dự thảo Quy định về chuẩn mực văn hóa phát ngôn của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội được công bố.Như vậy, có thể hiểu rằng, thành phố Hà Nội thực sự quan tâm đến vấn đề văn hóa ứng xử của cả người dân và công chức Thủ đô, nhất là trong thời gian qua xảy ra nhiều vụ việc liên quan đến văn hóa ứng xử.
Ông Ngô Văn Nam, Trưởng phòng Nếp sống văn hóa và Gia đình – Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, việc xây dựng Quy định chuẩn mực văn hóa phát ngôn của công chức không chỉ định hướng cho công chức về chuẩn mực văn hóa phát ngôn trong giải quyết công việc, quan hệ công tác với tổ chức và cá nhân mà còn góp phần nâng cao trách nhiệm, tăng cường kỷ luật phát ngôn.Hơn nữa, việc này cũng góp phần gìn giữ truyền thống văn hóa người Hà Nội, xây dựng đội ngũ công chức Thủ đô thanh lịch, văn minh.
Xây dựng Quy định chuẩn mực văn hóa phát ngôn của công chức chính là cụ thể hóa Quy tắc ứng xử của công chức mà thành phố Hà Nội đã ban hành. Hiện tại, Hà Nội chưa có quy định nào cụ thể về trách nhiệm phát ngôn, chuẩn bị kiến thức, xử lý tình huống trong phát ngôn của công chức.Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội xây dựng dựa trên yêu cầu của UBND thành phố Hà Nội và đã tiến hành điều tra, khảo sát, lấy ý kiến của các ban ngành, đoàn thể, hiện đã trình dự thảo để UBND thành phố xem xét.
Vì đang trong quá trình hoàn thiện nên một số nội dung tại Quy định chuẩn mực văn hóa phát ngôn của công chức có thể được điều chỉnh cho phù hợp.Tuy nhiên, thêm một Quy định về chuẩn mực văn hóa phát ngôn của công chức, chắc chắn văn hóa ứng xử của người Hà Nội sẽ được điều chỉnh theo chiều hướng tốt lên.
>>>Hà Nội yêu cầu công chức thực hiện nghiêm túc bộ Quy tắc ứng xử
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định mới về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
21:07' - 01/09/2017
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức...
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội yêu cầu công chức thực hiện nghiêm túc bộ Quy tắc ứng xử
09:52' - 04/08/2017
Năm 2017 được Hà Nội chọn là “Năm kỷ cương hành chính”, đồng thời ban hành Quy tắc ứng xử nơi công cộng và Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
-
Kinh tế & Xã hội
Sửa đổi tiêu chí đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức
06:45' - 01/08/2017
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 88/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải thể Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc Bộ Nội vụ
21:01' - 06/07/2017
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định giải thể Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức trực thuộc Bộ Nội vụ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai đầu tư tuyến cao tốc từ thành phố Cà Mau đến Đất Mũi
21:53'
Thường trực Chính phủ đồng ý về chủ trương giao Bộ Quốc phòng thực hiện đầu tư tuyến cao tốc từ thành phố Cà Mau đến Đất Mũi.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan
21:01'
Đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan khẳng định bà con luôn hướng về quê hương, đất nước, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, từng bước hòa nhập với nước sở tại.
-
Kinh tế Việt Nam
FTA Index: Thước đo mới tối ưu hóa kết quả hội nhập, nâng cao hiệu quả thực thi
18:50'
Top 10 địa phương dẫn đầu cả nước về điểm số FTA Index năm 2024 gồm: Cà Mau (34,90 điểm), Thanh Hóa (34,13 điểm), Bình Dương (34,03 điểm)...
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam được giới thiệu trên kênh truyền hình Pháp
18:23'
Được một nhóm phóng viên Pháp có mặt tại Việt Nam thực hiện, phóng sự nhằm giới thiệu về đất nước châu Á này như một điểm đến mới của các nhà đầu tư nước ngoài.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hội nhập để bắt kịp, tiến cùng và vượt lên
18:07'
Việt Nam đang làm mới động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; tập trung 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực.
-
Kinh tế Việt Nam
8 giải pháp để xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD
17:29'
Giá trị gia tăng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2025 tăng 4% trở lên. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD, phấn đấu đạt 70 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý tận gốc điểm nghẽn giải ngân vốn đầu tư công
16:38'
Gia Lai đang đồng bộ triển khai nhiều giải pháp quyết liệt xử lý tận gốc các điểm nghẽn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Lãnh đạo Bắc Ninh kiểm tra thực tế các dự án chậm triển khai
15:55'
Ngày 8/4, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn đã có buổi kiểm tra hiện trạng 2 dự án đầu tư đang gặp nhiều khó khăn để tìm giải pháp gỡ vướng, thúc đẩy việc triển khai.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát tàu cá có nguy cơ vi phạm "thẻ vàng" IUU
15:49'
Tỉnh Sóc Trăng đang tập trung rà soát các tàu cá có nguy cơ vi phạm thẻ vàng IUU kịp thời nhắc nhở và xử lý nghiêm đối với các tàu mất kết nối thiết bị giám sát hành trình.