Quy định việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
Nghị định quy định việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Nghị định không điều chỉnh việc thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Nghị định nêu rõ, việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử có giá trị pháp lý như các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, việc tổ chức tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử được thực hiện hợp pháp, hợp lý, khoa học; bảo đảm sự bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch, an toàn thông tin và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.
Việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử phải lấy tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử làm trung tâm, bảo đảm ngôn ngữ, phương thức thực hiện đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu cải cách thủ tục hành chính.
Ngoài ra, Nghị định 45/2020/NĐ-CP không yêu cầu tổ chức, cá nhân khai, nộp lại những dữ liệu mà cơ quan thực hiện thủ tục hành chính đang quản lý hoặc đã được cơ quan nhà nước khác sẵn sàng chia sẻ.
Nghị định nêu rõ việc tối đa hóa các bước thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của tổ chức, cá nhân và cơ quan có thẩm quyền. Việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử không làm tăng phí, lệ phí ngoài quy định của pháp luật.
Việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan đến thực hiện giao dịch điện tử mà Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
Nghị định cũng nêu rõ những hành vi không được làm của cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử như: Cản trở việc lựa chọn phương thức thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử của tổ chức, cá nhân; yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp giấy tờ, tài liệu bằng văn bản giấy để xác minh, kiểm tra đối với các thành phần hồ sơ đã được ký sổ và ghi nhận tính pháp lý trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
Cán bộ, công chức, viên chức không được can thiệp trái phép vào quá trình thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử như truyền, thu thập, xử lý, gửi hoặc thông báo kết quả xử lý hồ sơ, giao dịch thanh toán; không được can thiệp trái phép, làm sai lệch dữ liệu hồ sơ, giao dịch thanh toán, kết quả xử lý thủ tục hành chính; tiết lộ thông tin, sao chép dữ liệu trái thẩm quyền.
Nghị định quy định cán bộ, công chức, viên chức không gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép danh tính điện tử của tổ chức, cá nhân, cơ quan có thẩm quyền; không thực hiện các hành vi bị cấm khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức trên môi trường điện tử.
Nghị định nêu rõ, Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công cấp Bộ, cấp tỉnh tiếp nhận yêu cầu, kiểm tra tự động về mặt kỹ thuật.
Hồ sơ đã đủ các thành phần và bảo đảm về mặt kỹ thuật, phản hồi tự động xác nhận tổ chức, cá nhân đã gửi thành công và thông báo về thời điểm tiếp nhận chính thức hồ sơ.
Cán bộ, công chức, viên chức đăng nhập Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp Bộ, cấp tỉnh và kiểm tra hồ sơ điện tử tổ chức, cá nhân gửi đến.
Nội dung kiểm tra hồ sơ gồm: kiểm tra tính chính xác của thông tin tại mẫu đơn, tờ khai thông qua việc khai thác thông tin, dữ liệu tại các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đã sẵn sàng kết nối, chia sẻ thông tin cho Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp Bộ, cấp tỉnh.
Ngoài ra, Nghị định quy định rõ việc kiểm tra thông tin chữ ký số để đảm bảo tính xác thực, tính hợp lệ, chính xác, nguyên vẹn đối với các thành phần hồ sơ được đăng tải, dẫn nguồn, các thành phần hồ sơ theo yêu cầu chứng thực điện tử. Việc kiểm tra chữ ký số được thực hiện theo quy định của Luật Giao dịch điện tử.
Theo đó, sau khi kiểm tra, nếu bảo đảm các điều kiện để tiếp nhận, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận, cấp mã hồ sơ thủ tục hành chính và xử lý hồ sơ theo quy trình quy định tại Chương III Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ và các quy định của pháp luật có liên quan.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, theo đúng quy định, cán bộ, công chức, viên chức thông báo cho tổ chức, cá nhân biết thông qua tài khoản của tổ chức, cá nhân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp Bộ, cấp tỉnh, các kênh thông tin tổ chức, cá nhân đăng ký và hướng dẫn đầy đủ, cụ thể một lần để công dân, tổ chức bổ sung đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu.
Cán bộ, công chức, viên chức thông báo về việc tiếp nhận chính thức hoặc yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ cho tổ chức, cá nhân không muộn hơn 8 giờ làm việc kể từ khi hệ thống tiếp nhận.
Những thông tin, thành phần nội dung hồ sơ sau khi được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và ghi nhận tính chính xác, nếu được tổ chức, cá nhân đồng ý sẽ được lưu giữ tại Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 22/5/2020./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Tiếp tục xử lý nghiêm vi phạm liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19
21:26' - 08/04/2020
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu xử lý vi phạm liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển sang đầu tư công một số đoạn trên tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông
17:47' - 08/04/2020
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển đổi hình thức đầu tư một số đoạn trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công
17:22' - 08/04/2020
Ngày 6/4/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị định số 40/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công. Nghị định có hiệu lực từ ngày ký.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các luật phải cụ thể, thể chế hóa toàn bộ các chủ trương của Đảng
13:25'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện 6 rõ trong xây dựng pháp luật và 6 rõ trong tổ chức triển khai, thực thi pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đề nghị Warburg Pincus mở rộng đầu tư và thúc đẩy thương mại công bằng, bền vững Việt Nam – Hoa Kỳ
13:09'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Quỹ Warburg Pincus mở rộng đầu tư nhiều hơn, nhanh hơn vào Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp nâng cấp các tuyến đường quốc lộ có lượng lưu thông cao
12:59'
Về sửa chữa, cải tạo và nâng cấp các tuyến quốc lộ quan trọng, nhiều đoạn đường cũ, hư hỏng hoặc xuống cấp sẽ được sửa chữa triệt để.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổ chức thông tin về các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
12:40'
Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị không chỉ kết nối giao thông hiện đại trong đô thị, mà còn là kết nối những ước mơ, khát vọng của người dân thành phố về một cuộc sống tiện nghi và hiện đại.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh thống nhất chi hơn 120.000 tỷ đồng xây đường Vành đai 4
12:27'
Sáng 18/4, Kỳ họp thứ 22 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X đã thông qua Nghị quyết thống nhất chủ trương việc triển khai Dự án Đầu tư xây dựng Đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh biến động thuế quan
12:10'
Đoàn đàm phán có nhiệm vụ: chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng kịch bản, phương án đàm phán với Hoa Kỳ về thỏa thuận thương mại đối ứng, trên tinh thần bảo đảm lợi ích quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thần tốc xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu tình hình diễn biến nhanh
10:34'
Sáng 18/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 thứ hai để xem xét, cho ý kiến vào 5 nội dung xây dựng pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thành lập cụm công nghiệp làng nghề vốn đầu tư 623 tỷ đồng
09:19'
Cụm công nghiệp có diện tích 26,3 ha, tọa lạc tại xã Nam Tiến và thị trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên, nơi nổi tiếng với các làng nghề truyền thống như: nghề mộc dân dụng và cơ khí.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm dư địa, động lực phát triển mới cho “đầu tàu kinh tế”
07:47'
Khu vực Đông Nam Bộ dự kiến thành lập hai đơn vị hành chính cấp tỉnh mới được nhận định sẽ mở ra dư địa phát triển mới, tạo thêm động lực phát triển mới cho “đầu tàu kinh tế”.