Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thể hiện tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược
Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã tạo ra khung pháp lý cao nhất, khái quát nhất, là “xương sống” để các ngành, lĩnh vực của tỉnh phát triển.
Quy hoạch cũng thể hiện được tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, bởi quy hoạch tỉnh đã xác định cụ thể không gian phát triển cho từng ngành, lĩnh vực, xác định các hành lang kinh tế, vùng động lực phát triển cho cả thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có và cơ hội nổi trội, khác biệt, Thanh Hóa đã xác định 3 ngành quan trọng gồm: Phát triển mạnh công nghiệp chế biến chế tạo, đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của vùng và cả nước về công nghiệp chế biến, chế tạo, làm nền tảng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển nông nghiệp theo các mô hình nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, gắn kết chặt chẽ với chuỗi giá trị để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp; phát triển du lịch với các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh với 3 loại hình chính là du lịch biển, du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch văn hóa để đưa Thanh Hóa trở thành trung tâm lớn về du lịch của cả nước.
Cùng đó, tỉnh cũng xác định được 3 khâu đột phá. Trước tiên là hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức uy tín, trách nhiệm, tận tụy với công việc. Tiếp đến là huy động, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm mọi nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng; đồng thời, phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao và phát triển mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo. Với những tiềm năng, lợi thế, Thanh Hóa cũng đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới, có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước; quốc phòng, an ninh đảm bảo vững chắc; giữ vững ốn định trật tự an toàn xã hội. Đến năm 2045, Thanh Hóa phấn đấu trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh, hiện đại; trở thành tỉnh kiểu mẫu của cả nước. Thanh Hóa theo mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng kinh tế số, kinh tế trí thức, sáng tạo với nguồn nhân lực chất lượng cao; ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; hạ tầng ngành dịch vụ hiện đại, kết nối đồng bộ với hạ tầng quốc gia và các nước trong khu vực; ngành nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, sản phẩm an toàn; hệ thống kết cấu hạ tầng thông minh tương thích công dân thông minh. Theo Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, về phương án phát triển đô thị, đến năm 2025 toàn tỉnh có 47 đô thị các loại; trong đó có 1 thành phố là đô thị loại I, 2 đô thị loại III, 1 đô thị loại IV, 43 đô thị loại V. Đến năm 2030, có 47 đô thị; trong đó có 1 thành phố là đô thị loại I, 2 đô thị loại III, 4 đô thị loại IV; thành lập mới 3 thị xã gồm Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Quảng Xương; 40 đô thị loại V. Phương án tổ chức lãnh thổ nông thôn được gắn với quá trình đô thị hóa của tỉnh và đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương. Thanh Hóa sẽ tập trung phát triển khu kinh tế Nghi Sơn trở thành một trong những trung tâm đô thị - công nghiệp và dịch vụ ven biển trọng điểm của cả nước. Giai đoạn sau năm 2030 phát triển cửa khẩu quốc tế Na Mèo thành khu kinh tế cửa khẩu Na Mèo. Tỉnh cũng tiếp tục thực hiện 8 khu công nghiệp theo quy hoạch được duyệt với tổng diện tích 1.424,2 ha; phát triển mới 9 khu công nghiệp với tổng diện tích 2.281,5 ha.Sau năm 2030, tỉnh đặt mục tiêu, phát triển mới thêm 2 khu công nghiệp với diện tích 872 ha. Đến năm 2030, toàn tỉnh có 115 cụm công nghiệp với tổng diện tích 5.267,25 ha. Giai đoạn sau năm 2030 gồm 126 cụm công nghiệp với tổng diện tích 5.893,65 ha. Từ đó, sẽ tập trung phát triển Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp chế biến, chế tạo.Tỉnh cũng phân bố không gian phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, truyền thống canh tác, chăn nuôi, đồng thời đề ra phương án bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học; khai thác, sử dụng tài nguyên; phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.Đồng thời, tỉnh cũng cơ cấu lại ngành nông nghiệp, trọng tâm là phát triển các mô hình trồng trọt và chăn nuôi quy mô lớn, giá trị gia tăng cao, có sự liên kết chặt chẽ với chuỗi giá trị chế biến thực phẩm để nâng cao hiệu quả sản xuất./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh xúc tiến và quảng bá du lịch
14:37' - 01/03/2023
Sáng 1/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã phối hợp tổ chức Hội nghị xúc tiến du lịch năm 2023 với chủ đề “Ba địa phương - Một điểm đến - Nhiều trải nghiệm”.
-
Kinh tế Việt Nam
Đến năm 2030, tỉnh Thanh Hóa trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại
21:22' - 27/02/2023
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/2/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
-
Dự báo thời tiết
Dự báo thời tiết ngày mai 13/2: Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế chuyển rét, vùng núi rét đậm
17:55' - 12/02/2023
Dự báo thời tiết ngày mai 13/2 theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế trời chuyển rét, vùng núi có nơi rét đậm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải gỡ được các nút thắt
21:02' - 07/02/2025
Chiều 7/2, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì cuộc họp cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo
20:56' - 07/02/2025
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa công bố danh sách thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đến ngày 6/2/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm nâng cấp Hiệp định ATIGA theo hướng hiện đại và nhiều lợi ích
20:49' - 07/02/2025
Các Bộ trưởng đã giao cho Ủy ban Đàm phán ATIGA tiếp tục đẩy nhanh thảo luận đàm phán liên quan đến các vấn đề còn tồn đọng để hoàn tất theo kế hoạch đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Không để xảy ra tình trạng "quân xanh, quân đỏ" khi đấu thầu
20:35' - 07/02/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu phải bảo đảm cạnh tranh, công bằng và minh bạch, không hình thức, không để xảy ra tình trạng "quân xanh, quân đỏ" khi đấu thầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu hơn 27.660 tỷ đồng trong tháng đầu năm
18:20' - 07/02/2025
Ngày 7/3, Tổng cục Hải quan cho biết, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu tháng 1/2025 đạt 27.662 tỷ đồng, bằng 6,73% dự toán được giao, giảm 11,7% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 42 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Phê chuẩn bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
17:27' - 07/02/2025
Chiều 7/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Bà Rịa-Vũng Tàu cấp mới và điều chỉnh vốn FDI tăng 48%
17:27' - 07/02/2025
Trong tháng 1, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thực hiện cấp mới và điều chỉnh tăng vốn cho 6 dự án FDI với tổng vốn đạt hơn 171 triệu USD, đạt 48% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra hoạt động nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Quảng Ninh
17:08' - 07/02/2025
Ngày 7/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đi thăm, kiểm tra hoạt động nuôi trồng thủy sản tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyến tàu đầu tiên của Hợp tác Gemini làm hàng tại Cảng Quốc tế Cái Mép
15:52' - 07/02/2025
Cảng Quốc tế Cái Mép (CMIT) vừa đón chuyến tàu đầu tiên của tuyến dịch vụ WC1/TP6 khai thác tại Cái Mép của Hợp tác Gemini.