Quý I/2020: CPI bình quân tăng cao nhất trong giai đoạn 2016 - 2020
Phát biểu tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I/2020, chiều 27/3, tại Hà Nội, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Nguyễn Bích Lâm cho biết, ảnh hưởng của dịch COVID-19, "cuộc chiến" giá dầu để giành thị phần giữa Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Nga khiến giá xăng dầu thế giới giảm mạnh và nguồn cung gia cầm dồi dào.
Đây là các nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2020 giảm 0,72% so với tháng trước, tăng 0,34% so với tháng 12 năm 2019, tăng 4,87% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân quý I/2020, CPI tăng 5,56% so với cùng kỳ năm 2019 - mức tăng bình quân quý I cao nhất trong giai đoạn 2016 - 2020. Tổng cục Thống kê cho biết, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, 7 nhóm hàng có chỉ số giá giảm gồm: giao thông giảm 4,87%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 1,4%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,43%; nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,25%; may mặc, mũ nón và giầy dép giảm 0,15%; đồ uống và thuốc lá giảm 0,11%; bưu chính viễn thông giảm 0,06%. Có 4 nhóm tăng là hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,16%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05%; giáo dục tăng 0,04%. Trong tháng 3, giá vàng trong nước biến động trái chiều so với giá vàng thế giới, bình quân đến ngày 24/3/2020 giá vàng thế giới ở mức 1.580,37 USD/ounce, giảm 1,13% so với tháng trước. Giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới do các nhà đầu tư trong nước có xu hướng nắm giữ vàng trong thời điểm chứng khoán, bất động sản gặp nhiều khó khăn. Có thời điểm giá vàng trong nước cao hơn giá vàng quốc tế đã quy đổi đến 6 triệu đồng/lượng. Bình quân tháng 3/2020, giá vàng trong nước tăng 3,87% so với tháng trước, giá vàng dao động quanh mức 4,605 triệu đồng/chỉ vàng SJC. Đồng đô la Mỹ trên thị trường thế giới tăng do nhu cầu nắm giữ tiền mặt của các nhà đầu tư tăng trong bối cảnh thị trường tài chính thế giới có dấu hiệu suy giảm. Trong tháng 3/2020, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã giảm lãi suất hai lần vào ngày 3/3/2020 và ngày 15/3/2020, lãi suất đã được điều chỉnh từ 1% - 1,25% xuống biên độ 0% - 0,25% và tuyên bố sẽ mua không giới hạn lượng trái phiếu Chính phủ Mỹ. Những động thái mạnh mẽ này của Fed nhằm hỗ trợ thị trường tài chính và đối phó với những thiệt hại do dịch bệnh COVID-19 gây ra cho nền kinh tế Mỹ. Trong nước, lượng dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dồi dào, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu nên tỷ giá giữa VND và USD tháng 3/2020 chỉ tăng 0,17%, giá USD bình quân ở thị trường tự do ở quanh mức 23.310 VND/USD. Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra các nguyên nhân làm tăng CPI trong quý I/2020. Đó là tháng 1 và tháng 2 là tháng Tết nên nhu cầu mua sắm tăng cao; giá các mặt hàng lương thực tăng 1,51% so với cùng kỳ năm 2019, góp phần khiến CPI tăng 0,07%. Giá các mặt hàng thực phẩm quý I tăng 13,21% so với cùng kỳ năm 2019 cũng góp phần khiến CPI tăng 2,99%. Nguyên nhân là do giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán; trong đó, riêng giá thịt lợn tăng 58,81% so với cùng kỳ năm 2019 khiến cho CPI chung tăng 2,47%. Bên cạnh đó, do mưa lớn, mưa đá vào dịp Tết Canh Tý tại các địa phương phía Bắc, hạn hán, xâm nhập mặn xuất hiện sớm và xâm lấn sâu tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long gây ảnh hưởng đến chất lượng sinh trưởng cây trồng làm cho nguồn cung rau xanh giảm. Cùng với ảnh hưởng của dịch COVID-19, rau, quả Trung Quốc không xuất được sang Việt Nam nên giá rau quý I/2020 tăng 4,14% so với cùng kỳ năm 2019. Dịch bệnh COVID-19 bắt đầu bùng phát từ cuối tháng 1/2020 nên nhu cầu về một số mặt hàng thuốc y tế, điện và nước sinh hoạt tăng cao làm cho giá các mặt hàng này trong quý I/2020 tăng lần lượt 1,43%; 9,89% và 4,75% so với cùng kỳ năm trước. Giá các mặt hàng đồ uống, thuốc lá và các loại quần áo may sẵn tăng cao trong dịp Tết do nhu cầu mua sắm tăng cao. Quý I/2020, chỉ số giá các nhóm này lần lượt tăng 1,8% và 1,19% so với cùng kỳ năm 2019. Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 2,52% so với cùng kỳ năm 2019 đã góp phần làm cho CPI tăng 0,04%, chủ yếu tăng trong tháng 1/2020 do đây là dịp Tết Nguyên đán. Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI, có một số nguyên nhân kiềm chế CPI quý I/2020. Cụ thể, tính đến ngày 24/3/2020, giá dầu Brent quý I/2020 ở mức 51,65 USD/thùng, giảm 19,71% so với tháng 12/2019 và giảm 19,17% so với cùng kỳ năm 2019; giá xăng Ron 92 tại thị trường Singapore bình quân ở mức 57,4 USD/thùng, giảm 19,54% so với tháng 12/2019 và giảm 11,75% so với cùng kỳ năm 2019. Theo đó, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh giảm 5 đợt với tổng cộng giá xăng A95 giảm 4.180 đồng/lít, giá xăng E5 giảm 3.830 đồng/lít, giá dầu diesel giảm 3.560 đồng/lít. Bình quân quý I/2020, giá xăng dầu giảm 5,75% so với tháng 12 năm 2019. Nhu cầu du lịch tăng vào dịp Tết Nguyên đán và sau Tết giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên quý I/2020 giá của nhóm du lịch trọn gói giảm 1,74% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giảm giá vé tàu hỏa theo chính sách giảm giá sau Tết trong tháng 2 và 3/2020. Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhu cầu đi lại của người dân giảm khiến giá vé máy bay trong tháng 3 giảm 41,14% so với tháng 2/2020. Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, ngành đã chỉ đạo sát sao và tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn dịch bệnh và ổn định thị trường. Tổng cục Thống cũng cho biết, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 3/2020 giảm 0,06% so với tháng trước, tăng 2,95% so với cùng kỳ năm 2019. Lạm phát cơ bản trong 3 tháng đầu năm tăng 3,05% so với cùng kỳ năm 2019. Bình quân 3 tháng đầu năm lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản, điều này phản ánh biến động giá chủ yếu do các yếu tố phi tiền tệ như: giá lương thực, thực phẩm, một số dịch vụ tang.../.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
CPI Thành phố Hồ Chí Minh giảm 0,18%
11:47' - 29/02/2020
Theo Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2020 của Thành phố giảm 0,18% so với tháng trước, tăng 1,13% so với tháng 12/2019 và tăng 5,07% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
CPI tháng 2 giảm nhẹ
09:54' - 29/02/2020
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2020 đã giảm 0,17% so với tháng trước nhưng vẫn tăng tăng 1,06% so với tháng 12/2019 và tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu triển khai mô hình mới
21:20' - 01/07/2025
Chiều 1/7, trao đổi với phóng viên TTXVN, lãnh đạo Cục Hải quan cho biết, nhờ đã triển khai mô hình tổ chức mới từ ngày 1/3 nên đến thời điểm hiện tại, ngành hải quan cơ bản đã vận hành thông suốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phân cấp quy hoạch để phát huy tối đa nguồn lực
20:00' - 01/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ để cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế 6 tháng: Thể chế tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế
18:49' - 01/07/2025
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm nay diễn ra trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh cải cách thể chế, tinh gọn tổ chức - bộ máy, thực hiện hợp nhất tỉnh, thành, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư khu bến container Lạch Huyện
16:05' - 01/07/2025
Bộ Tài chính đã hoàn thành thẩm định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng các bến cảng container số 9, 10, 11 và 12 thuộc khu bến Lạch Huyện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Thọ Xuân lắp rào chắn ngăn ngừa tiếp cận trái phép, vật ngoại lai
15:59' - 01/07/2025
Dự kiến lượng hành khách tăng vào giai đoạn cao điểm Hè 2025 và các hãng hàng không lên kế hoạch tăng tần suất và mở thêm các đường bay đi và đến Cảng hàng không Thọ Xuân.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc
15:59' - 01/07/2025
VEC tiếp tục kéo dài chính sách giảm thuế VAT ở mức 8% đối với giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc hiện đang quản lý khai thác (giữ nguyên mức thu hiện nay).
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng công nghệ tiên tiến vào tất cả các khâu của tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
15:59' - 01/07/2025
Cuộc điều tra nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về nông thôn và nông lâm thủy sản phục vụ công tác nghiên cứu chuyên sâu; làm dàn chọn mẫu cho một số cuộc điều tra định kỳ hằng năm...
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường rộng mở từ cú hích chuyển đổi số
15:27' - 01/07/2025
Bộ Công Thương sẽ tập trung đầu tư chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, qua đó tăng truyền thông, quảng bá, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa thương hiệu Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Dừng chạy tàu phục vụ người đi làm giữa Đông Hà - Đồng Hới
14:35' - 01/07/2025
Dừng chạy tàu cho người đi làm giữa chặng Đông Hà - Đồng Hới (tỉnh Quảng Trị) do lượng người đăng ký không đủ để tổ chức chạy tàu.