Quý I, xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng gấp 3 lần
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, quý I/2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 22,6 tỷ USD, tăng 6,3% so với quý I/2021; trong đó xuất khẩu đạt khoảng 12,8 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm ngoái; nhập khẩu ước khoảng 9,8 tỷ USD, giảm 3,5%.
Với kết quả trên, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quý I đã vượt mục tiêu đề ra 2,1 tỷ USD. Giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 3 tỷ USD, tăng gấp 3,1 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 3, kim ngạch xuất khẩu ước trên 4,7 tỷ USD, tăng 6% so với tháng 3/2021, tăng 47,1% so với tháng 2/2022; trong đó giá trị xuất khẩu nhóm nông sản chính khoảng 2 tỷ USD, lâm sản chính ước gần 4,3 tỷ USD, thủy sản đạt 900 triệu USD và chăn nuôi đạt 29,9 triệu USD… Trong quý I, nhóm nông sản chính đạt gần 5,5 tỷ USD, tăng 12,8%; lâm sản chính đạt 4,3 tỷ USD, tăng 4,4%; thủy sản ước đạt 2,4 tỷ USD, tăng 38,7%; chăn nuôi ước đạt 75,6 triệu USD, giảm 22,4%. Đặc biệt, xuất khẩu các sản phẩm đầu vào sản xuất khoảng 603 triệu USD, tăng 72,5%, nhất là phân bón giá trị xuất khẩu khoảng 291 triệu USD, tăng 2,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý I, nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ như: cao su, chè, gạo, hồ tiêu, sắn và các sản phẩm từ sắn, cá tra, tôm, gỗ và các sản phẩm gỗ. Đặc biệt, mặt hàng cà phê đã bứt tốc với mức tăng trưởng trên 50%, mang về giá trị xuất khẩu đạt khoảng 1,2 tỷ USD. Cùng với sự tăng tốc mạnh mẽ còn có các mặt hàng về thủy sản, điển hình như: cá tra tăng 82%, đạt 606 triệu USD, tôm cũng tăng gần 40%, đạt 929 triệu USD. Hay hồ tiêu cũng tăng mạnh gần 41% và đạt 252 triệu USD… Nhiều mặt hàng khác cũng có mức tăng trưởng ở hai con số như: cao su, gạo, sắn và sản phẩm từ sắn…. Tuy nhiên, cũng có những mặt hàng giảm gồm: chè đạt 36 triệu USD, giảm gần 12%; nhóm hàng rau quả đạt khoảng 849 triệu USD, giảm 12%; hạt điều ước đạt 630 triệu USD, giảm 5%. Về thị trường xuất khẩu, trong quý I, các thị trường thuộc khu vực châu Á chiếm tỷ trọng nông, lâm, thủy sản lớn nhất với 40,3%; tiếp đến là châu Mỹ 29,5%; châu Âu 13,1%, châu Đại Dương và châu Phi. Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ đạt gần 3,5 tỷ USD, chiếm 27,1% thị phần; trong đó kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tới 68,2% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tại thị trường này. Đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc với trên 2,1 tỷ USD, chiếm 16,6% thị phần với kim ngạch xuất khẩu nhóm cao su chiếm 29% tỷ trọng. Thứ 3 là thị trường Nhật Bản với giá trị xuất khẩu đạt gần 872 triệu USD, chiếm 6,8% và xuất khẩu nhóm sản phẩm gỗ lớn nhất cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất 44,3%. Về nhập khẩu, trong quý I, giá trị nông, lâm, thủy sản nhập khẩu giảm bởi đa số các mặt hàng đều có sự giảm sút. Điển hình, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 6,2 tỷ USD, giảm 2,7%; nhóm lâm sản chính khoảng 675,4 triệu USD, giảm 10,3%; nhóm sản phẩm chăn nuôi giảm 15,5%; nhóm đầu vào sản xuất giảm 2,3%; riêng nhóm hàng thủy sản nhập khẩu tăng 13%, với giá trị trên 564 triệu USD. Thúc đẩy sản xuất cũng như xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Bộ thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin nhanh về giá cả, sản lượng và tình hình sản xuất, cung ứng các sản phẩm nông sản có thể gặp khó khăn trong tiêu thụ trước tình hình dịch bệnh; tham mưu Chính phủ các giải pháp tháo gỡ ùn tắc hàng hóa nông sản tại cửa khẩu. Các đơn vị chức năng tập trung đàm phán để thúc đẩy xuất khẩu ớt, sầu riêng, sữa và sản phẩm sữa, bột cá và dầu cá, sản phẩm lông vũ sang Trung Quốc; nhãn sang Nhật Bản; bưởi, chanh ta sang New Zealand; bưởi sang Mỹ và Ấn Độ; sản phẩm động vật sang Hàn Quốc; mật ong sang EU… Đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, rau, quả thực hiện đúng quy định của các nước như Hàn Quốc, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ…. Thời gian qua, các đơn bị của Bộ đã tập trung hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện quy định Lệnh 248, Lệnh 249 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc. giải pháp thắc mắc của doanh nghiệp về các quy định của Trung Quốc liên quan đến hạt điều, đậu…. Đến nay, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã cấp 1.920 mã sản phẩm cho các doanh nghiệp của Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ đã tổng hợp được 256 thông báo dự thảo về quy định về kiểm dịch động thực vật (SPS) của các nước thành viên thuộc tổ chức Thương mại thế giới (WTO) có thể ảnh hưởng tới mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Hiện các cơ quan liên quan đang xem xét góp ý. Trong quý I, Bộ cũng xử lý 12 cảnh báo của EU về sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Bộ tiếp tục thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản với các nước; kịp thời cung cấp các thông tin, các quy định thị trường, kiểm soát xuất nhập khẩu Việt Nam-Trung Quốc. Đồng thời, xây dựng Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đi EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản./.Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Nga có thể yêu cầu thanh toán bằng đồng ruble với mọi mặt hàng xuất khẩu lớn
21:26' - 30/03/2022
Chính phủ Nga ngày 30/3 cho biết, toàn bộ năng lượng và các hàng hóa xuất khẩu của Nga có thể được định giá bằng đồng ruble.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý I, kim ngạch xuất khẩu ghi nhận mức tăng trưởng cao
17:24' - 30/03/2022
Tính chung quý I/2022, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 88,6 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2021.
-
Thị trường
Báo Đức: Việt Nam sẽ tăng gấp đôi lượng xoài xuất khẩu
10:49' - 30/03/2022
Hiện xoài Việt Nam được xuất khẩu sang 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường lớn nhất vẫn là Trung Quốc, chiếm 83,95%.
-
Thị trường
Xúc tiến xuất khẩu vải thiều sang thị trường Hoa Kỳ
16:57' - 29/03/2022
Hội nghị trực tuyến "Kết nối giao thương, xúc tiến tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế tỉnh Bắc Giang vào thị trường Hoa Kỳ năm 2022" đã diễn ra vào ngày 29/3 tại Bắc Giang.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Xung đột Nga-Ukraie tiếp tục đẩy giá dầu leo thang
14:23'
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng vào chiều ngày 22/11, khi xung đột ở Ukraine có chiều hướng gia tăng và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu tiềm tàng.
-
Hàng hoá
Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
11:37'
Đây là lần thứ 14 Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin, dấu hiệu nhận biết hàng thật - hàng giả với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường.
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45'
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45'
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang
07:40'
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11 sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhanh do căng thẳng địa chính trị
17:56' - 21/11/2024
Giá dầu thô thế giới đã ghi nhận mức tăng đáng kể trong phiên chiều 21/11 khi căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine.
-
Hàng hoá
Nhà bán lẻ tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt mùa Tết
13:09' - 21/11/2024
Cùng với chuẩn bị sẵn sàng nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết 2025, nhiều nhà bán lẻ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh còn tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt nhằm nắm bắt cơ hội kinh doanh.
-
Hàng hoá
Xây dựng thương hiệu, hình thành liên kết chuỗi giá trị sản phẩm lúa và dừa
10:49' - 21/11/2024
Tỉnh Trà Vinh có diện tích đất trồng lúa chiếm hơn 58% đất nông nghiệp của tỉnh, diện tích trồng dừa đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau tỉnh Bến Tre, nên tỉnh xác định đây là 2 cây trồng chủ lực,.
-
Hàng hoá
Chính sách tăng thuế VAT sẽ ảnh hưởng tới giá gạo ở Indonesia
08:25' - 21/11/2024
Mặc dù gạo có thể không phải chịu thuế VAT trực tiếp nhưng nhiều thành phần khác nhau liên quan đến sản xuất và phân phối thực sự phải chịu thuế, có thể ảnh hưởng đến giá gạo.