Rào cản cuối cùng trong tham vọng hồi sinh nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Nhật Bản
Nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki Kariwa ở bờ biển phía Tây Nhật Bản, về cơ bản đã có tất cả các giấy phép theo quy định mới, ngoại trừ một phê duyệt cần thiết để bắt đầu sản xuất điện. Các cơ quan quản lý và giới chức trong lĩnh vực hạt nhân quốc tế đang vào cuộc, nhưng nếu không được bật “đèn xanh” từ Thống đốc địa phương, nhà máy do Tokyo Electric Power Co. (Tepco) sở hữu sẽ bị kẹt trong tình trạng “lấp lửng”.
Sự bất định về tương lai của KK, tên gọi của địa điểm này, phản ánh mối quan hệ phức tạp của Nhật Bản với năng lượng hạt nhân.Đất nước này đã đóng cửa toàn bộ các lò phản ứng hạt nhân sau trận động đất và sóng thần năm 2011 gây ra sự cố tan chảy tại nhà máy Fukushima số 1 của Tepco. Trong khi các cuộc thăm dò cho thấy hơn 50% dân số hiện ủng hộ ý tưởng khởi động lại các lò phản ứng bị dừng hoạt động, so với khoảng 25% vào năm 2015, Tepco vẫn còn nhiều việc phải làm để lấy lại lòng tin từ dân chúng.Nhật Bản đã khởi động lại 14 lò phản ứng trong thập kỷ qua để đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng của nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới, nhưng không có lò nào do Tepco điều hành. Vì vậy, việc phục hồi KK sẽ góp phần rất lớn vào việc khôi phục danh tiếng của công ty.
Tatsuro Kobayashi, Tổng Giám đốc Bộ phận Quản lý an toàn hạt nhân của Tepco, cho biết “mục tiêu cấp bách nhất là khởi động lại Kashiwazaki Kariwa” và “phần khó khăn nhất là nhận được sự đồng ý từ Thống đốc tỉnh Niigata”.Trong khi các tỉnh khác đã phê duyệt hoạt động cho các nhà máy điện hạt nhân ngay sau khi được các cơ quan quản lý thông qua, Thống đốc Niigata Hideyo Hanazumi vẫn chưa cho biết khi nào hoặc bằng cách nào ông sẽ đưa ra quyết định. Có khả năng Hội đồng tỉnh sẽ bỏ phiếu về vấn đề này và người dân địa phương đã nộp đơn kiến nghị yêu cầu trưng cầu dân ý.Tatsuya Matoba, Phó Giám đốc nhóm truyền thông toàn cầu của Tepco cho biết trong thông báo mới đây rằng “những gì chúng ta phải làm bây giờ là giải thích cho người dân địa phương về tình trạng của nhà máy và những gì chúng ta đã làm”.Tại hội nghị Năng lượng hạt nhân châu Á-Thái Bình Dương 2025 ở Tokyo ngày 19/2, Tổng Giám đốc Kobayashi cho biết, Tepco vẫn đang tiến hành với giả định rằng sự chấp thuận cuối cùng sẽ đến. Công ty đã nạp nhiên liệu vào Đơn vị 7 vào năm ngoái và lò phản ứng đã sẵn sàng hoạt động kể từ tháng 6/2024. Theo kế hoạch, các công nhân sẽ nạp nhiên liệu vào Đơn vị 6 trong vài tháng nữa.Nếu được chấp thuận, KK có thể bắt đầu sản xuất điện trong tháng tới. Thời điểm không thể tốt hơn vì nhu cầu điện của Nhật Bản dự kiến sẽ tăng khi mùa Hè tới gần. Các đợt nắng nóng vào mùa Hè năm ngoái đã khiến Tepco cảnh báo người dân Tokyo rằng nguồn cung cấp điện sẽ bị thắt chặt. Trong khi đó, các công ty công nghệ đang lên kế hoạch cho các trung tâm dữ liệu và nhà máy bán dẫn sẽ tiêu tốn nhiều điện hơn từ lưới điện quốc gia.Ngày 18/2, Chính phủ Nhật Bản đã hoàn thiện “Kế hoạch năng lượng cơ bản lần thứ 7” kêu gọi tối đa hóa việc sử dụng năng lượng hạt nhân. Đó là một sự đảo ngược mạnh mẽ so với chiến lược trước đó, vốn tìm cách giảm thiểu sự phụ thuộc của nước này vào năng lượng hạt nhân và tập trung vào năng lượng tái tạo.Theo kế hoạch năng lượng cập nhật của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI), năng lượng hạt nhân dự kiến sẽ cung cấp khoảng 20% điện năng của cả nước vào năm tài chính 2040, tăng từ mức 8,5% của năm tài chính 2023. Con số này vẫn thấp hơn mục tiêu ban đầu của Nhật Bản trước thảm họa Fukushima là tăng năng lượng nguyên tử lên 50% cơ cấu năng lượng vào năm 2030.Khu vực KK sẽ là một yếu tố đóng góp lớn vào cơ cấu đó. Nhà máy có 7 lò phản ứng với tổng công suất là 8,2 gigawatt (GW), đủ để cung cấp điện cho hơn 13 triệu hộ gia đình và được Sách Kỷ lục Guinness chứng nhận là lò phản ứng lớn nhất thế giới. Hiện tại, Tepco đang tập trung vào Đơn vị 6 và 7, mỗi đơn vị có công suất 1,35 gigawatt. Theo các quan chức công ty, 5 đơn vị còn lại là mô hình cũ hơn và một số có thể đã ngừng hoạt động.
Tuy nhiên, không phải ai cũng tin rằng việc khởi động lại nhà máy là một ý tưởng hay. Người dân địa phương vẫn còn thắc mắc về các vấn đề an toàn, bao gồm cả việc chuẩn bị ứng phó với động đất và các tuyến đường sơ tán. Theo Kanna Mitsuta, Giám đốc điều hành của nhóm môi trường Friends of the Earth Japan, nếu có một cuộc trưng cầu dân ý, cử tri Niigata có thể sẽ từ chối khởi động lại nhà máy.Tuần này, các giám đốc điều hành của Tepco bao gồm cả Chủ tịch Tomoaki Kobayakawa đã tiếp đón một phái đoàn từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) để thúc đẩy các nỗ lực của họ nhằm tăng cường các phương thức an toàn. Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi, trong chuyến thăm đầu tiên đến cơ sở rộng lớn này, đã tuyên bố ông hài lòng về việc công ty đã sẵn sàng một lần nữa để vận hành một nhà máy điện hạt nhân. Đây là sự chứng thực quan trọng cho một công ty vẫn phải đối mặt với sự phản đối đáng kể từ công chúng.Tổng Giám đốc IAEA Grossi cho biết, việc khởi động lại cơ sở này sẽ không chỉ mang tính biểu tượng mà sẽ có tác động rất thực tế đến bối cảnh năng lượng hiện tại.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Vị thế thống trị của đồng USD – Bài cuối: Sự “lung lay” được báo trước?
06:30'
Đồng USD vẫn giữ vững vị thế là đồng tiền thống trị toàn cầu trong nhiều thập kỷ, nhưng những chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump có thể tạo ra nguy cơ đe dọa đối với vị thế đó.
-
Phân tích - Dự báo
Vị thế thống trị của đồng USD – Bài 1: Không có đối thủ “xứng tầm”
05:30'
Đồng USD, trong suốt 7 thập kỷ vừa qua, đã luôn giữ vai trò là đồng tiền thống trị trong thương mại và tài chính toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Châu Âu chịu trận?
06:30' - 12/04/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên tiếng cảnh báo: Trung Quốc có thể chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức đối với chuỗi cung ứng ô tô Hàn Quốc
05:30' - 12/04/2025
Các nhà cung cấp phụ tùng ô tô của Hàn Quốc đang phải vật lộn với những bất ổn và rủi ro ngày càng tăng, đặc biệt là sau khi Tổng thống Mỹ áp thuế 25% đối với ô tô và phụ tùng nhập khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường gạo Đông Nam Á
06:30' - 11/04/2025
Theo trang mạng Nikkei Asia, giá gạo tại các thị trường Đông Nam Á đang giảm mạnh do tình trạng cung vượt cầu, sau khi Ấn Độ nối lại hoạt động xuất khẩu lương thực chủ chốt này.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc chiến thương mại sẽ bước sang không gian số?
05:30' - 11/04/2025
Báo La Tribune của Pháp vừa qua có bài phân tích về biện pháp đáp trả của Liên minh châu Âu (EU) đối với việc hàng hóa của khối này bị Mỹ áp thuế đối ứng. Nội dung như sau:
-
Phân tích - Dự báo
Tổng Giám đốc WTO cảnh báo kim ngạch thương mại Mỹ-Trung có thể giảm 80%
09:51' - 10/04/2025
Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bà Ngozi Okonjo-Iweala, hôm 9/4 cảnh báo cuộc chiến thuế quan Mỹ-Trung có thể làm giảm tới 80% kim ngạch thương mại hàng hóa.
-
Phân tích - Dự báo
Xung quanh cuộc đua giá xe ở đất nước tỷ dân
06:30' - 10/04/2025
Các nhà chức trách Trung Quốc bày tỏ sự lo ngại về tình trạng cạnh tranh khốc liệt trong ngành công nghiệp ô tô, đồng thời cho biết sẽ chấn chỉnh tình trạng trên, xóa bỏ năng lực sản xuất lạc hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành công nghiệp Pháp: Lửa thử vàng
05:30' - 10/04/2025
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo áp thuế quan đối ứng ngày 2/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã triệu tập đại diện các doanh nghiệp Pháp để bàn kế hoạch ứng phó.