Rủi ro gia tăng đối với kinh tế toàn cầu khi COVID-19 bùng phát mạnh tại Trung Quốc
Nền kinh tế toàn cầu - vốn đang phải vật lộn với xung đột Nga-Ukraine và nguy cơ lạm phát đi kèm suy thoái kinh tế ngày một cao - đang chuẩn bị đối mặt thêm với những gián đoạn lớn hơn nữa khi Trung Quốc cố gắng kiềm chế đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất của nước này kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Kể từ khi dịch bùng phát lần đầu tiên ở thành phố Vũ Hán cách đây hai năm, Chính phủ Trung Quốc đã thành công trong việc giảm thiểu sự gián đoạn bằng cách kiểm soát các ca nhiễm dịch bệnh một cách nhanh chóng.Giờ đây, sự lây lan theo vị trí địa lý của dịch bệnh cùng khả năng lây truyền cao hơn của biến thể Omicron đang thách thức chiến lược chống dịch mạnh tay của nước này là chủ động xét nghiệm và phong tỏa toàn bộ các thành phố hoặc tỉnh có ca mắc mới.
* Dịch bùng phát lan rộng và nhanh chóng
Tình hình dịch đang diễn biến rất phức tạp tại Trung Quốc. Quốc gia này vào thứ Hai (14/3) lần đầu tiên báo cáo hơn 5.000 ca nhiễm COVID-19 mới trong một ngày kể từ đầu đại dịch. Mặc dù đó chỉ là một đợt bùng phát nhỏ theo tiêu chuẩn toàn cầu, nhưng vẫn buộc các quan chức Trung Quốc phải đóng cửa nhiều thành phố, với hơn 45 triệu người đang bị hạn chế rời khỏi nơi cư trú của họ. 17,5 triệu cư dân của thành phố Thâm Quyến kể từ ngày Chủ nhật (13/3) đã phải ở nhà trong ít nhất một tuần. Thành phố nằm ở Quảng Đông - một tỉnh sản xuất chủ chốt của Trung Quốc - có Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào khoảng 1.960 tỷ USD - ngang với Tây Ban Nha, Hàn Quốc - và chiếm 11% trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.Ở tầm cao hơn, kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh Quảng Đông trị giá 795 tỷ USD vào năm 2021, chiếm 23% số lô hàng xuất đi của Trung Quốc trong năm đó và cao hơn so với bất kỳ tỉnh nào khác.
Hôm thứ Hai, các cư dân ở tỉnh Cát Lâm thuộc vùng Đông Bắc Trung Quốc đã được yêu cầu được khuyến cáo hạn chế tất cả những hoạt động đi lại không cần thiết. Du khách nhập cảnh và xuất cảnh đều phải xuất trình kết quả âm tính COVID-19 trong 48 giờ đồng hồ...Khu vực 24 triệu dân này là quê hương của Trường Xuân, một trung tâm công nghiệp với khoảng 9 triệu lao động và chiếm khoảng 11% tổng sản lượng ô tô hàng năm của Trung Quốc vào năm 2020.
Trong khi đó, thành phố Thượng Hải đã đóng cửa 157 công viên và dự kiến đóng tiếp 45 công viên khác. Dịch vụ xe buýt công cộng đã ngưng phục vụ. Khuôn viên các trường đại học cũng hạn chế các hoạt động. Trong bối cảnh nhiều thành phố tại Trung Quốc đại lục áp đặt phong tỏa tại nhiều khu vực, trong ngày 15/3, cơ quan quản lý hàng không Trung Quốc cho biết sẽ chuyển hướng 106 chuyến bay quốc tế tới Thượng Hải sang các thành phố khác trong thời gian từ ngày 21/3-1/5 do tình hình dịch COVID-19.Các chuyến bay bị ảnh hưởng là của các hãng hàng không Air China, China Eastern, Shanghai Airlines, Juneyao Air và Spring Airlines.
Các chuyên gia của Dịch vụ nghiên cứu thị trường tài chính và kinh tế vĩ mô Bloomberg Economics cảnh báo rằng, các lệnh hạn chế đi lại mới được áp đặt tại nhiều thành phố lớn có thể giáng đòn nặng nề nhất lên tăng trưởng Trung Quốc kể từ đợt ngừng hoạt động trên toàn quốc vào năm 2020.Đi cùng đó là mối đe dọa gây ra các cú sốc bổ sung trong các ngành công nghiệp chủ chốt như công nghệ và máy móc cung cấp cho chuỗi cung ứng toàn cầu.
* Những khó khăn mới cho kinh tế toàn cầu
Nếu Trung Quốc không kiềm chế được sự lây lan của biến thể Omicron, những lệnh hạn chế di chuyển gia tăng sẽ làm lệch hướng khởi đầu đầy hứa hẹn của nền kinh tế trong năm 2022 cũng như suy yếu một trụ cột chính của tăng trưởng toàn cầu. Với tư cách là “công xưởng sản xuất” của thế giới, bất kỳ sự gián đoạn nào đối với xuất khẩu từ Trung Quốc cũng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung, từ đó có thể làm tăng lạm phát trên quy mô quốc tế.Tác động của tình trạng đó sẽ tương tự như động thái bắt đầu tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, điều Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ làm vào thứ Tư tuần này (16/3 giờ địa phương).
Một cuộc khảo sát các nhà quản lý quỹ do ngân hàng Bank of America Corp. công bố hôm 15/3 cho thấy niềm tin vào tăng trưởng toàn cầu đã xuống mức mức thấp nhất kể từ tháng 7/2008. Trong khi đó, nhận định về khả năng xảy ra lạm phát kèm suy thoái kinh tế đã tăng lên 62%. Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố sẽ làm giảm tác động của các biện pháp kiểm soát dịch đối với nền kinh tế, bằng cách điều chỉnh chúng theo hướng tập trung và ngắn hơn. Thâm Quyến - nơi đang đặt mục tiêu hoàn thành việc phong tỏa chống dịch trong một tuần - cho biết họ sẽ xét nghiệm toàn bộ dân số ba lần. Trong khi đó, trung tâm xuất khẩu Đông Quản cho biết các nhà máy bên ngoài các quận có nguy cơ cao nhất có thể tiếp tục hoạt động nếu họ cam kết giữ người lao động lại các khu vực “bong bóng” và tiến hành xét nghiệm thường xuyên. Tuy nhiên, các nhà sản xuất vốn đã chịu tác động từ chi phí gia tăng do xung đột Nga-Ukraine đang bắt đầu bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc. Nhà cung cấp chính của Apple Inc., Hon Hai Precision Industry Co., cho biết, họ đang ngừng sản xuất tại các địa điểm ở Thâm Quyến. Các nhà sản xuất ô tô toàn cầu là Volkswagen AG (Đức) và Toyota Motor Corp (Nhật Bản) đều đã ngừng một số hoạt động ở tỉnh Cát Lâm, phía Bắc Trung Quốc. Bà Tuuli McCully, người đứng đầu bộ phận kinh tế học khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại ngân hàng Scotiabank, cho hay so Trung Quốc là một trung tâm sản xuất lớn trên thế giới và là một trong những mắt xích quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng toàn cầu, chính sách chống dịch của nước này có thể dẫn tới những tác động lan tỏa đáng kể đối với hoạt động của các đối tác thương mại và cả nền kinh tế toàn cầu. Số liệu mới công bố hôm thứ Ba cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đã phục hồi vững chắc trong tháng 1-2/2022, dẫn đầu bởi sự phục hồi mạnh mẽ trong chi tiêu hộ gia đình và đầu tư của các công ty nhà nước. Tuy nhiên, giới chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng những con số này đã cũ so với những diễn biến mới kể từ cuối tháng Hai. Bên cạnh đó, người phát ngôn của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cùng ngày cũng thừa nhận rằng các lệnh hạn chế đi lại để phòng dịch, áp lực từ chi phí tăng cao cũng như khả năng xảy ra gián đoạn có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Ngân hàng Morgan Stanley mới đây đã cắt giảm dự báo tăng trưởng trong năm nay cho nền kinh tế này xuống còn 5,1%, thấp hơn mục tiêu của Chính phủ Trung Quốc là khoảng 5,5%./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
ECB khẳng định kinh tế châu Âu sẽ không rơi vào suy thoái
15:45' - 16/03/2022
Lạm phát gia tăng sẽ tiếp tục tác động đến các nước thành viên Liên minh châu (EU), tuy nhiên nền kinh tế của liên minh sẽ không rơi vào suy thoái do tình hình căng thẳng tại Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Căng thẳng Nga-Ukraine có thể tái định hình trật tự kinh tế toàn cầu
11:48' - 16/03/2022
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng căng thẳng Nga-Ukraine sẽ tác động tới kinh tế toàn cầu bằng cách làm chậm tăng trưởng và khiến lạm phát tăng cao.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chi 1 nghìn tỷ rouble hỗ trợ nền kinh tế
08:38' - 16/03/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 15/3, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin thông báo kế hoạch hỗ trợ nền kinh tế nước này với hơn 100 sáng kiến và tổng ngân sách khoảng 1 nghìn tỷ rouble.
-
Phân tích - Dự báo
Tác động của cuộc khủng hoảng Ukraine đối với triển vọng kinh tế của Singapore
06:30' - 16/03/2022
Bài viết trên báo The Straits Times nhận định nền kinh tế Singapore có thể ít bị tác động trực tiếp bởi cuộc xung đột ở Ukraine hay các biện pháp trừng phạt chống lại Nga.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài cuối: “Bóng ma” lạm phát quay về?
06:02' - 18/11/2024
Các biện pháp được ông Trump công bố "sẽ có thể gây thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 33 tỷ euro chỉ riêng ở Đức", theo tính toán của Viện nghiên cứu kinh tế (IFO).
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài 1: Hiệu ứng đảo ngược
05:30' - 18/11/2024
Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, dự kiến sẽ có nhiều chính sách kinh tế lớn của Mỹ sẽ có sự điều chỉnh, làm ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế và có thể gây gia tăng bất ổn toàn cầu.