Sắc xanh trở lại trên thị trường hàng hóa
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh trong phiên giao dịch vừa qua. Ngoại trừ giá các mặt hàng trong nhóm nông sản đồng loạt đi xuống, sắc xanh lại bắt đầu áp đảo trên toàn thị trường. Kết phiên, chỉ số MXV-Index tăng 0,48% lên mức 2.282 điểm.
Trên thị trường kim loại, đặc biệt là nhóm kim loại quý biến động mạnh sau động thái đáp trả thuế quan thương mại giữa Mỹ và Canada. Trong khi đó, triển vọng nhu cầu cải thiện đã hỗ trợ giá các mặt hàng kim loại cơ bản. Kết phiên, giá bạc tăng tiếp 1,9% lên mức 32,89 USD/ounce, tiến sát mốc cao nhất kể từ cuối tháng 10 năm ngoái. Trong khi đó, bạch kim cũng hồi phục thêm 1,32%, đạt 979,6 USD/ounce. Cũng ở phiên giao dịch ngày 11/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên mạng xã hội Truth Social rằng ông đã chỉ đạo Bộ trưởng Tài chính nâng gấp đôi thuế nhập khẩu với nhôm, thép Canada lên 50%. Việc này nhằm đáp trả việc tỉnh Ontario áp thuế 25% với điện xuất khẩu sang Mỹ từ ngày 10/3. Vài giờ sau tuyên bố tăng thuế nhập khẩu lên nhôm, thép Canada lên 50%, gấp đôi mức áp dụng với các nước khác, ông Trump lại rút chính sách này. Trước diễn biến này, dòng tiền ồ ạt đổ vào nhóm kim loại quý, khi nhà đầu tư tìm kiếm kênh trú ẩn an toàn giữa bối cảnh căng thẳng của thương mại ngày càng nóng hơn. Tuy nhiên, đà tăng của kim loại quý bị cản trở do dữ liệu thị trường lao động Mỹ cho thấy tín hiệu tích cực. Báo cáo JOLTs hay khảo sát cơ hội việc làm và tỷ lệ luân chuyển lao động của Cục Thống kê lao động đo lường việc làm, sa thải, cơ hội việc làm và nghỉ việc trong Hoa Kỳ - được phát hành hàng tháng, cho thấy, số lượng vị trí tuyển dụng tháng 1 tăng 232.000, lên 7,74 triệu, vượt dự báo. Điều này củng cố quan điểm thận trọng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) về việc cắt giảm lãi suất, khiến triển vọng của kim loại quý chịu áp lực. Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng COMEX tăng 2,13% lên 4,77 USD/pound (tương đương 10.507 USD/tấn). Đà tăng được hỗ trợ bởi lượng tồn kho giảm mạnh. Theo dữ liệu từ Sàn giao dịch Kim loại London (LME), lượng đồng sẵn sàng giao dịch giảm xuống 136.300 tấn, mức thấp nhất kể từ giữa tháng 6/2024. Giới phân tích nhận định nguồn cung đang được điều hướng sang Mỹ, trong bối cảnh lo ngại chính quyền Trump có thể áp thêm thuế đối với kim loại này, dẫn đến nguy cơ thiếu hụt trong nước. Giá quặng sắt cũng tăng 0,87% lên gần 100,8 USD/tấn, thoát khỏi vùng thấp nhất kể từ giữa tháng 1. Động lực chính đến từ kỳ vọng các nhà máy thép phía Bắc Trung Quốc sẽ khôi phục sản xuất sau kỳ họp Quốc hội. Trước đó, các nhà máy này thường tạm ngừng hoạt động để giảm ô nhiễm không khí, nên việc tái khởi động sản xuất đang hỗ trợ giá quặng sắt. Dù vậy, mức tăng của quặng sắt vẫn hạn chế do chính sách cắt giảm sản lượng thép của Bắc Kinh. Việc Mỹ thắt chặt hàng rào thuế quan cũng làm triển vọng xuất khẩu thép của Trung Quốc thêm khó khăn, qua đó kìm hãm đà phục hồi của quặng sắt. Giá nông sản giảm nhẹ sau Báo cáo Dự báo Cung và Cầu Nông sản Thế giới (WASDE). Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua, thị trường nông sản ghi nhận những diễn biến kém tích cực khi có đến 6 trên 7 mặt hàng đồng loạt giảm giá; trong đó, giá đậu tương giảm 0,27% về mức 371 USD/tấn, mở rộng đà suy yếu sang phiên thứ ba liên tiếp. Thị trường phản ứng thận trọng sau báo cáo WASDE tháng 3, vốn không nhiều bất ngờ. Trước khi báo cáo được công bố, giá đậu tương có lúc nhích nhẹ nhưng nhanh chóng đảo chiều. Nguyên nhân chủ yếu do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) giữ nguyên dự báo tồn kho cuối niên vụ 2024-2025 của Mỹ ở mức 10,34 triệu tấn, đồng thời hạ giá trung bình dự kiến xuống 365,5 USD/tấn từ mức 371,2 USD/tấn trước đó, khiến sức ép đè nặng lên giá đậu tương. Bên cạnh đó, USDA cũng nâng khối lượng ép dầu đậu tương toàn cầu trong niên vụ hiện tại thêm 3 triệu tấn, dẫn đến tồn kho toàn cầu cuối niên vụ giảm xuống còn 121,41 triệu tấn. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn đáng kể so với các niên vụ trước đó (112,55 triệu tấn trong năm 2023-2024 và 101,24 triệu tấn trong năm 2022-2023), cho thấy nguồn cung toàn cầu vẫn dồi dào và chưa đủ để hỗ trợ mạnh mẽ cho giá đậu tương. Yếu tố thương mại cũng đóng vai trò quan trọng trong việc khiến giá đậu tương giảm trong phiên hôm qua. Đặc biệt, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp tục là yếu tố gây áp lực lớn lên thị trường nông sản nói chung và đậu tương nói riêng. Trung Quốc là nhà nhập khẩu lớn nhất của Mỹ về mặt hàng này, do đó các biện pháp thuế quan trả đũa từ phía Trung Quốc sẽ khiến nhu cầu nhập khẩu đậu tương Mỹ suy yếu. Ngoài ra, thông tin về đề xuất ngừng bắn tạm thời giữa Mỹ và Ukraine cũng phần nào làm dịu tâm lý lo ngại rủi ro địa chính trị trên thị trường nông sản. Nếu xung đột kết thúc, dòng chảy thương mại ngũ cốc toàn cầu sẽ ổn định hơn. Đây là yếu tố cũng góp phần thúc đẩy lực bán trên thị trường./.- Từ khóa :
- thị trường
- MXV
- Việt Nam
- nông sản
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Chỉ số MXV-Index duy trì xu thế tăng sau tuần biến động
16:22' - 10/03/2025
Kết thúc tuần giao dịch, chỉ số MXV-Index tăng 0,65% so với đầu tuần trước, đóng cửa ở mức 2.279 điểm.
-
Thị trường
Chỉ số MXV-Index tiếp tục tăng cao
08:52' - 19/02/2025
Trên thị trường năng lượng, 4 trên 5 mặt hàng đồng loạt tăng giá, trong đó, giá hai mặt hàng dầu thô bật tăng trước những lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung.
-
Thị trường
Chỉ số MXV-Index quay lại vùng đỉnh trong vòng 9 tháng
09:27' - 14/02/2025
Lực mua chiếm áp đảo đã kéo chỉ số MXV-Index lên vùng cao nhất trong 9 tháng qua và dừng chân ở mức 2.349 điểm.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Lực mua áp đảo, tâm lý tích cực lan tỏa trên thị trường hàng hóa
10:26'
Tâm lý tích cực lan tỏa trên thị trường năng lượng khi Tổng thống Mỹ cho biết đã đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Thị trường kim loại cũng khởi sắc với 10 mặt hàng chốt phiên tăng giá
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng vọt 3% phiên 2/7
08:17'
Giá dầu phiên 2/7 đã tăng vọt 3% sau khi Iran đình chỉ hợp tác với cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc, cùng với thông tin Mỹ-Việt Nam đạt được thỏa thuận thương mại.
-
Hàng hoá
Phủ sóng hàng chính hãng để “làm sạch” thị trường
15:30' - 02/07/2025
Thời gian qua, cuộc chiến chống hàng giả, hàng kém chất lượng được kỳ vọng sẽ có thể tái thiết hệ sinh thái, bảo vệ người tiêu dùng một cách chủ động, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
-
Hàng hoá
Đồn đoán OPEC+ tăng sản lượng chi phối thị trường dầu
15:30' - 02/07/2025
Giá dầu ít biến động trong phiên 2/7 tại châu Á, khi thị trường đang xem xét tác động từ khả năng nguồn cung gia tăng trong tháng tới, sự suy yếu của đồng USD và các tín hiệu kinh tế trái chiều từ Mỹ.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng dầu giảm mạnh
10:50' - 02/07/2025
Tại kỳ điều hành ngày 3/7, giá xăng dầu có thể giảm mạnh từ 6,8 - 7,5% so với kỳ điều hành trước đó, nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập, hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
-
Hàng hoá
Giá cà phê có xu hướng phân hóa, diễn biến trái chiều
09:06' - 02/07/2025
Khép lại phiên giao dịch ngày 1/7, thị trường nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá nhiều mặt hàng. Riêng cà phê ghi nhận xu hướng phân hóa, cà phê Robusta tăng còn giá cà-phê Arabica lại giảm
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhờ tín hiệu nhu cầu tích cực
08:26' - 02/07/2025
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên 1/7 khi nhà đầu tư đánh giá các tín hiệu tích cực về nhu cầu, đồng thời theo dõi cuộc họp của OPEC+ sẽ diễn ra vào ngày 6/7 để quyết định sản lượng cho tháng 8/2025.
-
Hàng hoá
Giá dầu vẫn dưới ngưỡng 70 USD/thùng khi thị trường dõi theo quyết định của OPEC+
14:49' - 01/07/2025
Giá dầu ổn định vào chiều 1/7, trong bối cảnh thị trường đánh giá khả năng các nhà sản xuất dầu lớn sẽ tăng sản lượng trong tháng Tám tại cuộc họp sắp tới.
-
Hàng hoá
Thị trường năng lượng và nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá
10:16' - 01/07/2025
Chỉ số MXV-Index giảm hơn 0,6% xuống còn 2.198 điểm - mức thấp nhất trong vòng một tuần qua. Thị trường năng lượng và nguyên liệu công nghiệp gây chú ý với giới đầu tư khi nhiều mặt hàng giảm giá