Sân chơi cho sản phẩm công nghiệp nông thôn
Được tổ chức 2 năm một lần, Lễ tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu quốc gia năm 2017 năm nay đã có hàng trăm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thuộc các nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ, chế biến nông lâm thủy sản và đồ uống; sản phẩm thiết bị, máy móc, dụng cụ và phụ tùng cơ khí… được bình chọn, tôn vinh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến lo ngại rằng, các sản phẩm này sẽ khó có điều kiện phát triển tiếp nếu thiếu sự quan tâm, hỗ trợ của các đơn vị chức năng, nhất là trong bối cảnh hội nhập khu vực ASEAN sâu rộng như hiện nay.
* Sức ép hội nhập Hà Nội được xem như cái nôi của những nghề thủ công, làng nghề, với những sản phẩm nổi tiếng như gốm sứ Bát Tràng, lụa tơ tằm Vạn Phúc, khảm trai Chuyên Mỹ, chạm gỗ mỹ nghệ Thiết Úng, mây tre đan Phú Vinh… Tuy nhiên, theo đại diện lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội, các làng nghề Hà Nội đang gặp phải mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển nhanh với đòi hỏi phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Hiện đa phần các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề sử dụng công nghệ thủ công, trình độ quản lý thấp, dẫn đến năng suất thấp ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và xuất khẩu, khả năng đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Trong bối cảnh hội nhập khối ASEAN hiện nay, mỗi quốc gia đều có một thế mạnh riêng với sản phẩm công nghiệp nông thôn. Đơn cử như Myanma đứng đầu về mây tre đan chất lượng cao, Indonesia đứng đầu về đan bẹ chuối, lục bình và nội thất mây tre…. Việt Nam hiện đang đứng đầu ở các mặt hàng mây tre đan chất lượng thấp và trung bình, gỗ mỹ nghệ, sơn mài và thêu ren; đứng thứ hai về gốm sứ…Những năm tới, khi ưu thế cạnh tranh chưa có sự thay đổi nhiều, Việt Nam sẽ tiếp tục chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ các nước trong khu vực. Hơn nữa, kỳ vọng của người tiêu dùng ngày càng muốn sử dụng các sản phẩm chất lượng cao, có tính thẩm mỹ, giá rẻ, an toàn môi trường… cũng tạo nên một sức ép để đào thải một số mặt hàng không có tính cạnh tranh thực sự.
Thông tin từ Sở Công Thương Hà Nội cho hay, ở các quốc gia trong khu vực như Thái Lan đã xây dựng chương trình hành động “mỗi làng 1 sản phẩm” để bảo tồn và phát triển ngành nghề nông thôn. Chính phủ nước này cũng hỗ trợ mỗi làng nghề 1 triệu Baht (tương đương 400 triệu đồng) để làm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng và có chất lượng cao. Hay như ở Philipines, các chính sách của Chính phủ cũng hỗ trợ các xí nghiệp tiểu thủ công nghiệp, sản xuất các sản phẩm chế biến thực phẩm, máy móc…
Do vậy, nhìn lại ở Việt Nam, đại diện Sở Công Thương Hà Nội cho rằng, để phục hồi và phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, cần có sự hỗ trợ tích cực từ phía nhà nước, như về tài chính, tiếp cận vốn, cải tiến mẫu mã bằng việc mời các chuyên gia từ nước nhập khẩu chính để tư vấn.
Đặc biệt trong thời gian tới, nhà nước có thể hỗ trợ một số doanh nghiệp làng nghề trở thành doanh nghiệp đủ mạnh, mở rộng thị trường và là đầu mối thu gom sản phẩm xuất khẩu. Cùng với đó, tập trung nguồn lực để hỗ trợ phát triển các làng nghề từ các nguồn kinh phí khuyến công, đào tạo nhân lực, quảng bá sản phẩm, và hỗ trợ về công nghệ, thiết bị mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường…
* Hỗ trợ doanh nghiệp lớn mạnh hơn
Nhằm khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, quảng bá sản phẩm, vừa qua, Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) đã bình chọn và tôn vinh hơn 100 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu quốc gia năm 2017. Trong đó, tiêu chí bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của từng cấp được đánh giá cụ thể theo từng nhóm sản phẩm, gồm: tiêu chí về đáp ứng thị trường và khả năng phát triển sản xuất; tiêu chí về kinh tế - kỹ thuật - xã hội và môi trường; tiêu chí về tính văn hóa và thẩm mỹ... Với tư cách là chuyên gia tư vấn độc lập, họa sĩ Vũ Huy Thiều, chuyên gia thủ công mỹ nghệ cho rằng, chương trình bình chọn và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia mang lại hiệu quả rất lớn cho các doanh nghiệp và sản phẩm công nghiệp. "Thông qua chương trình này, bản thân các doanh nghiệp đã có ý thức hơn trong việc đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, đảm bảo môi trường sản xuất…. Nhờ đó, nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đã có đơn hàng tăng gấp từ 3-4 lần, tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn cho người lao động. Điều này giúp doanh nghiệp mạnh hơn, tăng năng lực cạnh tranh trong hội nhập.", ông Thiều nói.Bà Trần Mỹ Tâm, Phó Giám đốc Công ty Mỹ Lệ, có trụ sở tại Bình Phước là doanh nghiệp chuyên chế biến, xuất khẩu hạt điều chia sẻ, được lựa chọn và vinh danh sẽ là động lực để doanh nghiệp không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ trong nước, đưa sản phẩm đến gần với người tiêu dùng hơn và hướng tới xuất khẩu.
"Chúng tôi chú trọng chế biến sản phẩm không có chất bảo quản. Hiện tại sản phẩm tiêu thụ khá tốt ở thị trường trong nước, hướng tới sẽ xuất khẩu ra nước ngoài, trước mắt là thị trường ASEAN và sẽ tiếp cận thị trường châu Âu và châu Mỹ.", bà Tâm bày tỏ.
Có thể thấy, hoạt động bình chọn, tôn vinh trao giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia có tính động viên, khích lệ những tổ chức, cá nhân, các cơ sở công nghiệp nông thôn có sản phẩm được bình chọn tích cực hơn trong việc duy trì sản xuất và phát triển sản phẩm chất lượng cao. Hoạt động này còn tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở công nghiệp nông thôn giới thiệu các sản phẩm và trao đổi với các đối tác, tạo ra mối liên kết thương mại nhằm thúc đẩy sản xuất - kinh doanh.Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chương trình tổ chức bình chọn, tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu theo các chuyên gia, có thể do công tác tuyên truyền còn chưa được đầy đủ, sâu rộng đến cộng đồng doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất nên nhiều doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm rất tốt nhưng chưa tham gia vào chương trình này.
Bà Phạm Thu Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) chia sẻ, nhiều cơ sở, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tốt, nhưng lại chưa biết viết hồ sơ tham gia và hoàn thành các yêu cầu của một bộ hồ sơ để tham dự chương trình. Hay ở góc độ khác, nhiều sản phẩm tham dự mặc dù có chất lượng rất tốt nhưng doanh nghiệp đó lại chưa tuân thủ những quy định về môi trường, xử lý chất thải….
Từ thực tế này, Ban tổ chức đã khuyến nghị với các doanh nghiệp cần tuân thủ tốt hơn những tiêu chí tham dự, điều này không những giúp cho sản phẩm được đề cao, quan trọng hơn là cả quá trình phát triển bền vững cho mỗi doanh nghiệp.
Còn theo ông Ngô Quang Trung, phụ trách Cục Công Thương địa phương, tiêu chí quan trọng nhất của Ban tổ chức đặt ra là lựa chọn những sản phẩm có tính ứng dụng cao, có thể mở rộng sản xuất, tạo ra nhiều việc làm. Vì vậy, sau khi công nhận và tôn vinh các sản phẩm này, Bộ Công Thương sẽ quan tâm đến việc hỗ trợ để doanh nghiệp phát triển sản phẩm, thị trường.
“Trên cơ sở công nhận sản phẩm tiêu biểu, Bộ sẽ tiếp tục có các chương trình hỗ trợ về ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ… từ đó giúp doanh nghiệp có điều kiện nâng cao năng suất lao động và bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp cũng sẽ được quan tâm nhiều hơn trong các chương trình xúc tiến thương mại, đăng ký thương hiệu, hỗ trợ truyền thông, hội chợ triển lãm cũng như tham gia xây dựng các sàn giao dịch điện tử”, ông Trung cho biết.
Ở góc độ địa phương, để đẩy mạnh phát triển ngành thủ công mỹ nghệ, thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ triển khai đầu tư xây dựng thành công 2 mô hình làng nghề truyền thống là gốm sứ Bát Tràng và lụa Vạn Phúc trở thành điểm du lịch làng nghề. Từ đó, nhân rộng ra nhiều mô hình làng nghề khác trên địa bàn thành phố.
Cùng với đó, Hà Nội sẽ triển tiếp tục triển khai chương trình xúc tiến thương mại "mỗi làng một sản phẩm" của thành phố giai đoạn 2016-2020; trong đó chú trọng xây dựng các cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tại làng nghề tiếp cận với các điều kiện sản xuất - kinh doanh hiện đại và mở rộng thị trường hơn nữa.
Các sản phẩm của Hà Nội được tôn vinh tại Lễ tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu quốc gia năm 2017.
1. Bộ 3 sản phẩm bát mây tre đan của Công ty mây tre đan Việt Quang (huyện Chương Mỹ)
2. Bộ lọ hoa mỹ nghệ của Công ty mỹ nghệ Hoa Sơn (huyện Chương Mỹ) 3. Chè Nhài của Công ty trà Hoàng Long (Sóc Sơn) 4. Bao bì nhựa túi đóng goi của Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Bao bì Thăng Long. (quận Hai Bà Trưng) ./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Vinh danh hơn 100 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu 2017
13:15' - 20/09/2017
Công bố và tôn vinh hơn 100 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2017 và Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2017
-
Kinh tế Việt Nam
Sản phẩm công nghiệp nông thôn: Cơ hội từ ASEAN
19:54' - 19/09/2017
Ngày 19/9, tại Hà Nội, Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) đã tổ chức Hội thảo “Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn-cơ hội từ ASEAN”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tôn vinh 102 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia năm 2017
19:07' - 15/09/2017
Bộ Công Thương họp báo công bố kết quả bình chọn 102 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia năm 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ bình chọn và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
16:07' - 18/08/2017
Lễ tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu sẽ diễn ra tại Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2017, dự kiến vào ngày 20/9 tới.
-
Kinh tế & Xã hội
Ninh Thuận hỗ trợ công nghiệp nông thôn
09:49' - 31/07/2017
Năm nay, Ninh Thuận dành gần 1,2 tỷ đồng thực hiện hoạt động khuyến công; trong đó, nguồn kinh phí khuyến công quốc gia chiếm 800 triệu đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Mariah Carey - “Nữ hoàng Giáng sinh” và bài hát tỷ USD
15:03'
“All I Want For Christmas Is You” không chỉ là giai điệu quen thuộc mỗi mùa lễ hội mà còn là "cỗ máy in tiền" cho Mariah Carey, đưa cô lên ngôi “Nữ hoàng Giáng sinh”.
-
Kinh tế & Xã hội
Xét xử vụ án sử dụng mạng máy tính, viễn thông lừa đảo chiếm đoạt hơn 29 tỷ đồng
14:45'
Ngày 23/12, Tòa án nhân dân Tp Hồ Chí Minh khai mạc phiên tòa sơ thẩm xét xử 5 bị cáo cùng về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Công Thương rà soát, đẩy mạnh cải cách hành chính
14:05'
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đề nghị các đơn vị tiếp tục triển khai đồng bộ và toàn diện nội dung về cải cách hành chính theo quy định, kịp thời chấn chỉnh và khắc phục tồn tại, hạn chế.
-
Kinh tế & Xã hội
Địa điểm, lịch bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025 tại TP Hồ Chí Minh
13:06'
Điểm bắn pháo hoa tầm cao tại Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức tại khu vực đầu hầm vượt sông Sài Gòn (thành phố Thủ Đức), điểm bắn tầm thấp được đặt tại Công viên Văn hóa Đầm Sen (Quận 11).
-
Kinh tế & Xã hội
Độc đáo cây thông Noel được làm từ hơn 3.800 chiếc nón lá ở Đồng Nai
13:05'
Hơn 3.800 chiếc nón lá Việt Nam được tạo thành một cây thông Noel cao gần 40 mét tại nhà thờ giáo xứ Hà Phát (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai).
-
Kinh tế & Xã hội
Danh sách điểm bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025 tại Hà Nội?
11:06'
Năm 2025 thành phố sẽ thực hiện tại 5 điểm (6 trận địa) ở các quận Hoàn Kiếm, Hà Đông, Nam Từ Liêm, thị xã Sơn Tây và huyện Đông Anh từ 0h đến 0h15 ngày 01/01/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Khuyến khích sản xuất bền vững mô hình rừng – tôm, lúa – thủy sản
10:23'
Đây là mô hình sản xuất bền vững vừa đem lại mức thu nhập cao về giá trị sản phẩm, vừa tạo sự bền vững hệ sinh thái vùng ngập mặn của tỉnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Hiệu quả từ mô hình sản xuất cao su tiểu điền bền vững
10:19'
Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất cao su tiểu điền bền vững” do Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam triển thuộc dự án Khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024.
-
Kinh tế & Xã hội
"Chạy đua" xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
10:17'
Đến 31/12/2024 là đến hạn chót di dời, chấm dứt các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu theo Nghị quyết 14/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh.