Sản xuất “3 tại chỗ” gặp khó, doanh nghiệp kiến nghị giải pháp linh hoạt
Triển khai 3 tại chỗ là giải pháp giúp doanh nghiệp vừa tiếp tục sản xuất, vừa đảm bảo phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, hình thức này hiện xảy ra nhiều bất cập khiến doanh nghiệp gặp khó trong triển khai.
Các doanh nghiệp đề xuất, bổ sung các hình thức khác cho doanh nghiệp được lựa chọn; đặc biệt ưu tiên tiêm vaccine với người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp.
Linh hoạt điều kiện làm việc "Tứ bề thọ địch" là cụm từ mà nhiều doanh nghiệp nhắc đến trong thời gian họ phải đối mặt để cố gắng duy trì sản xuất và an toàn trước dịch COVID-19. Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh trên cả nước, giải pháp "3 tại chỗ" sau một thời gian triển khai cũng bộc lộ những bất cập nhất định, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam. Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Y tế đề xuất giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp vừa phòng chống dịch, vừa duy trì hoạt động sản xuất. Theo các doanh nghiệp chia sẻ, khó khăn lớn nhất trong việc triển khai "3 tại chỗ" là cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp không đủ điều kiện đáp ứng phòng chống dịch, chi phí thực hiện lớn. Ngoài ra, quy định, hướng dẫn của các cơ quan liên quan chưa cụ thể, thiếu nhất quán khiến doanh nghiệp lúng túng trong quá trình thực hiện. Khi thấy có một số bất cập xảy ra, thay vì tìm giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ doanh nghiệp, các tỉnh lại ra quy định dừng thực hiện "3 tại chỗ" làm ảnh hưởng đến những doanh nghiệp có đủ điều kiện triển khai. Liên quan tới câu chuyện này, ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty VINA T&T GROUP (doanh nghiệp chuyên xuất khẩu trái cây vào Hoa Kỳ, Canada, Nhật, Australia) cho biết, vùng nguyên liệu đang bị phong toả, giãn cách, thiếu hụt lượng lớn lực lượng lao động. Thời gian làm việc của doanh nghiệp hiện chỉ còn từ 6h sáng đến 18h tối. Trong khi đó bình thường, doanh nghiệp làm việc từ 3h sáng ra vùng nguyên liệu, 6h-7h tối là đem sản phẩm thu hoạch về nhà máy, làm đến khoảng 10-12h đêm. Nhà máy bình thường xử lý khoảng 200 tấn trái cây/ngày thì nay chỉ còn 30-40% công suất. "Doanh nghiệp mong muốn thực hiện sản xuất "3 tại chỗ" nhưng được áp dụng thời gian làm việc dài hơn. Các tỉnh cho phép đội ngũ thu hoạch trái cây được bắt đầu làm việc sớm hơn 6h sáng. Nếu thu hoạch muộn, vận chuyển về nhà máy khoảng 8-9h nắng đã lên, nguy cơ hư hại khá cao; đồng thời kiến nghị cho đội ngũ sản xuất về trễ hơn 6h chiều", ông Tùng nói. Bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày, túi xách Việt Nam cũng cho biết, hiện việc sản xuất "3 tại chỗ" của doanh nghiệp rất khó khăn, chỉ số ít còn đủ điều kiện để thực hiện. Diện tích nhà xưởng hạn chế, công suất chỉ đạt 30%, bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải đáp ứng yêu cầu về phòng chống dịch.Theo Cục Công nghiệp, ngoài các quy định về hình thức "3 tại chỗ", "1 cung đường, 2 địa điểm", ý kiến của doanh nghiệp kiến nghị bổ sung các hình thức khác cho doanh nghiệp được lựa chọn.
Theo đó, doanh nghiệp cho rằng cần có các quy định cụ thể đối với trường hợp người lao động được về nhà, có cam kết của doanh nghiệp với địa phương, người lao động với doanh nghiệp, di chuyển bằng phương tiện cá nhân giữa nơi ở của gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh (đảm bảo các biện pháp an toàn tương tự trường hợp F1 tự cách ly tại gia đình và di chuyển theo tuyến cố định, không dừng đỗ dọc đường).
Bên cạnh đó, doanh nghiệp kiến nghị bổ sung quy định cụ thể đối với trường hợp người lao động dừng tham gia "3 tại chỗ" giữa chừng và trở về nơi cư trú để người lao động yên tâm đăng ký tham gia "3 tại chỗ". Ưu tiên tiêm vaccine Bên cạnh câu chuyện sản xuất "3 tại chỗ", nhiều doanh nghiệp kiến nghị cần có hướng dẫn các địa phương xây dựng các kịch bản, lộ trình phục hồi sản xuất tương ứng với các kịch bản diễn biến của dịch bệnh để các doanh nghiệp có kế hoạch bố trí sản xuất phù hợp.Ngoài ra, cần có quy trình, thời hạn các cơ quan y tế địa phương cần phối hợp với doanh nghiệp trong việc tách F0, F1 ra khỏi môi trường làm việc để doanh nghiệp sớm ổn định lại sản xuất và đảm bảo an toàn cho những người lao động khác trong doanh nghiệp yên tâm tập trung làm việc.
Cùng với đó, doanh nghiệp cũng kiến nghị bổ sung quy định cụ thể các điều kiện cần thiết để cho phép doanh nghiệp được hoạt động trở lại tương ứng với các kịch bản khác nhau (hoạt động 30%, 50%, 70% cho tới 100% công suất như trước thời điểm diễn ra dịch bệnh), tuỳ vào điều kiện đảm bảo an toàn của doanh nghiệp và kết quả thực hiện phòng chống dịch bệnh. Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, tỷ lệ tiêm vaccine của ngành dệt may Việt Nam hiện còn rất thấp. Điều cần thiết nhất hiện nay là Chính phủ cần đánh giá tình hình thực trạng các ngành công nghiệp, trong đó có ngành công nghiệp dệt may ở các địa phương để có chính sách phân bổ vaccine về các phương. Các địa phương cũng cần quan tâm tiêm cho người lao động trong các nhà máy, các khu công nghiệp. Ngoài ra, điều khiến ông Vũ Đức Giang lo lắng hơn là khi dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động sản xuất khôi phục thì doanh nghiệp cũng khó tuyển dụng trở lại, bởi phần lớn lao động hiện đã nghỉ việc về quê. Dự báo, khả năng chỉ đạt được 50-60% lao động, trong khi đơn hàng đã nhận hết quý IV/2021 và quý I/2022.Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương đề xuất cho phép các cơ sở y tế triển khai tiêm chủng có thu phí, do doanh nghiệp, cá nhân chi trả dưới sự hướng dẫn và giám sát về chuyên môn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong nhóm doanh nghiệp, ưu tiên tiêm văc xin cho các doanh nghiệp thuộc các ngành xuất khẩu và sản xuất các sản phẩm thiết yếu gồm điện tử, dệt may, da giày, ô tô, thép, chế biến nông sản, thực phẩm...
Bên cạnh đó, bố trí tổ chức tiêm tại chỗ với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có đủ điều kiện về y tế nhằm giảm tải cho các cơ sở y tế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong tổ chức tiêm phòng cho người lao động; đẩy nhanh ứng dụng công nghệ trong triển khai tiêm chủng, khai báo y tế, xét nghiệm... nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, tránh việc tập trung đông người gây mất an toàn phòng dịch. Trường hợp các hiệp hội, doanh nghiệp đã liên hệ và tìm được nguồn cung vaccine từ nước ngoài, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Y tế khẩn trương báo cáo Chính phủ, đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp ký kết các hợp đồng cung ứng vaccine để giúp họ sớm tiếp cận trong thời gian ngắn nhất. Mới đây, xét kiến nghị của các hiệp hội ngành hàng, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao Bộ trưởng Bộ Y tế tổ chức ngay việc đàm phán với đối tác để mua và cấp phép, bảo quản và tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19. Đây là động thái kịp thời của Chính phủ nhằm giúp các doanh nghiệp sớm tiếp cận và tiêm vaccine cho người lao động, an tâm khôi phục sản xuất./.>>Mô hình “3 tại chỗ”: Bài 1 – Nhìn từ Bắc Giang
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Đã giải ngân 141 tỷ đồng cho vay trả lương phục hồi sản xuất
09:52' - 08/08/2021
Ngân hàng Chính sách Xã hội cho biết đã phê duyệt 212 hồ sơ đề nghị vay vốn của người sử dụng lao động với số tiền gần 145 tỷ đồng để trả lương cho 40.756 lượt người lao động.
-
Kinh tế & Xã hội
Tp Hồ Chí Minh: Gần 300.000 công nhân lao động được hỗ trợ hơn 465 tỷ đồng
16:38' - 07/08/2021
Tính đến thời điểm hiện tại đã có gần 300.000 đoàn viên công đoàn, công nhân viên chức, người lao động có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng dịch COVID-19 đã được hỗ trợ.
-
Đời sống
15.000 lao động Thủ đô được nhận quà từ chương trình “Xe buýt siêu thị 0 đồng”
17:58' - 06/08/2021
Ngày 6/8, bốn chuyến "Xe buýt siêu thị 0 đồng" của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tiếp tục chở các nhu yếu phẩm hỗ trợ công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn bởi dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Những “ông lớn” sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi Mỹ áp thuế bán dẫn?
19:22' - 16/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tiết lộ kế hoạch sắp công bố thuế quan đối với chất bán dẫn, nhưng cũng để ngỏ khả năng linh hoạt với một số công ty.
-
Doanh nghiệp
Hội nghị P4G Việt Nam 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam
14:57' - 16/04/2025
Các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam đang có những bước tiến quan trọng trong phát triển các giải pháp công nghệ xanh nhằm góp phần bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững.
-
Doanh nghiệp
Đóng điện thành công trạm biến áp 220kV Phú Bình 2 và đường dây rẽ Thái Nguyên – Bắc Giang
13:40' - 16/04/2025
EVNNPC vừa phối hợp cùng các đơn vị liên quan, đã hoàn thành và đóng điện thành công công trình trọng điểm trạm biến áp (TBA) 220kV Phú Bình 2 và đường dây rẽ Thái Nguyên – Bắc Giang.
-
Doanh nghiệp
Sản lượng điện thương phẩm của EVNNPC tăng gần 6%
12:35' - 16/04/2025
Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện tiếp tục gia tăng, sản lượng điện thương phẩm toàn EVNNPC quý I năm 2025 đạt 22,889 tỷ kWh, tăng 5,95% so với cùng kỳ năm trước.
-
Doanh nghiệp
Hàng chục hãng dược phẩm đa quốc gia kêu gọi EU hỗ trợ hoạt động
09:40' - 16/04/2025
Gần 30 tập đoàn dược phẩm đa quốc gia đã đồng loạt gửi thư tới Chủ tịch Ủy ban châu Âu yêu cầu hỗ trợ duy trì hoạt động tại thị trường EU trước mối đe dọa thuế quan mới của Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Quy định kiểm soát xuất khẩu chip H20 khiến Nvidia thiệt hại 5,5 tỷ USD
08:59' - 16/04/2025
Theo Tập đoàn sản xuất chip Nvidia của Mỹ, mức thiệt hại dự kiến khoảng 5,5 tỷ USD trong quý này do các quy định mới của Mỹ về kiểm soát xuất khẩu một loại chip chính của hãng.
-
Doanh nghiệp
Hermès “vượt mặt” LVMH trở thành công ty xa xỉ lớn nhất châu Âu
07:49' - 16/04/2025
Hermès đã vượt qua LVMH để trở thành công ty xa xỉ có giá trị vốn hóa lớn nhất châu Âu, sau khi nhà đầu tư “quay lưng” với LVMH do kết quả kinh doanh quý I/2025 gây thất vọng.
-
Doanh nghiệp
TP Hồ Chí Minh tôn vinh 50 doanh nghiệp – đơn vị tiêu biểu
20:33' - 15/04/2025
Tối 15/4, UBND TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ tôn vinh 50 doanh nghiệp – đơn vị tiêu biểu có thương hiệu và sản phẩm chủ lực của thành phố.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn Novaland ký kết hợp tác chiến lược với GreenViet
20:25' - 15/04/2025
Nắm bắt xu thế này, Novaland xác định việc tích hợp ESG vào chiến lược tăng trưởng là nhiệm vụ trọng tâm và là đòn bẩy để nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư.