Sản xuất kinh doanh Tp. Hồ Chí Minh chưa có tín hiệu phục hồi
Một số doanh nghiệp phải triển khai phương án sản xuất “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến” hoặc “4 xanh”.
Đa số các doanh nghiệp còn lại phải tạm ngừng sản xuất kinh doanh và chuẩn bị điều kiện để tái khởi động sản xuất kinh doanh theo lộ trình phù hợp.
Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm
Theo Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 9/2021 giảm 5,6% so với tháng 8/2021.
Tính chung 9 tháng năm 2021, chỉ số IIP trên địa bàn thành phố giảm 12,9% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, các nhóm ngành đều có chỉ số sản xuất giảm là công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện; cung cấp nước và xử lý rác thải...
Đồng thời, chỉ có 3/30 ngành cấp II của Tp. Hồ Chí Minh có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm 2020, gồm: sản xuất kim loại tăng 3,5%; sản xuất thiết bị điện tăng 1,7%; khai thác, xử lý cung cấp nước tăng 0,1%.Hầu hết nhóm ngành còn lại đều giảm mạnh so với cùng kỳ như hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng; khai khoáng khác; sản xuất đồ uống; sản xuất trang phục; thoát nước và xử lý nước thải; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị...
Thống kê cho thấy, ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 kéo dài trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh còn khiến chỉ số sản xuất công nghiệp của một số ngành chủ yếu trong 9 tháng năm 2021 giảm mạnh hơn so với cùng kỳ.Riêng đối với 4 ngành công nghiệp trọng điểm, chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2021 giảm 10,9% so với cùng kỳ năm truớc; trong đó, ngành sản xuất hàng điện tử giảm 15,0%; ngành lương thực thực phẩm và đồ uống giảm 14,5%, ngành cơ khí giảm 8,1%; ngành hóa dược giảm 7,4%.
Đại diện Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh cho biết, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong 9 tháng năm 2021 giảm 14,3% so với cùng kỳ năm 2020.Đáng chú ý, chỉ có 2 ngành có chỉ số tiêu thụ tăng là sản xuất kim loại tăng 11,6% và sản xuất máy móc thiết bị tăng 1%.
Những con số này cho thấy, sản xuất công nghiệp của Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục giảm sút, doanh nghiệp đang gặp thách thức không nhỏ trong việc đảm bảo tiến độ giao hàng.Chuỗi cung ứng nguyên vật liệu bị đứt gãy do khó khăn về lưu thông, nên dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không nhận được đơn hàng mới hoặc bị mất khách hàng.
Với phương châm “An toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn”, Tp. Hồ Chí Minh và người dân đang nỗ lực thực hiện tốt việc phòng chống dịch COVID-19, đẩy mạnh tiêm chủng vaccine và từng bước mở cửa lại hoạt động sản xuất kinh doanh.Ngoài ra, nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục được áp dụng như cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa bị ảnh hưởng nặng, giảm lãi suất cho vay; miễn giảm thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp...
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoàng Ngân, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh cho rằng, bất kỳ nhà lãnh đạo, nhà quản lý nào cũng có những lo âu, hoang mang nhất định trong giai đoạn hiện nay từ kết quả sản xuất kinh doanh, an toàn trong vận hành công ty…Với doanh nghiệp, khi thực hiện "3 tại chỗ" và tạo môi trường sống trong điều kiện cách ly với thời gian dài không thể tránh khỏi tâm lý lo lắng cho gia đình, người thân của người lao động.
Theo ông Nguyễn Hoàng Ngân, hơn bao giờ hết, lúc này các nhà quản lý doanh nghiệp cần trở thành nhà lãnh đạo tinh thần mới có thể tạo điều kiện cho người lao động an tâm làm việc và duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.Đặc biệt, giải quyết những khó khăn về tinh thần cho người lao động, không chỉ phụ thuộc vào chuyện tài chính doanh nghiệp, mà còn nhiều yếu tố khác như truyền thông nội bộ, chính sách chăm lo đời sống...
... và giải pháp cho doanh nghiệp
Hiện nay, khó khăn lớn đối với doanh nghiệp là biện pháp phòng chống dịch COVID-19 của một số địa phương chưa phù hợp với doanh nghiệp và chưa tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp kịp thời thích ứng.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ tịch Công ty cổ phần Rynan Technologies, trên thực tế không thể áp đặt “Zero COVID-19” (tạm dịch: không COVID-19) cho tất cả doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp cần phải kiên trì theo dõi tình hình và sự thay đổi của chính sách để có thể bám sát quy trình, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ không làm đứt gãy chuỗi cung ứng.Doanh nghiệp cần điều chỉnh tốc độ với chiến lược lâu dài hơn, không dừng lại ở việc phản ứng theo thị trường mà phải có kế hoạch đặc thù với lộ trình phù hợp.
Nhận định năm 2021 có quá nhiều "cơn sóng" gây biến động thị trường, ông Lê Trí Thông, Phó chủ tịch Hội Doanh nhân Trẻ Tp. Hồ Chí Minh (YBA) cho rằng, vấn đề "tái tạo" sau khi kiểm soát dịch COVID-19, doanh nghiệp sẽ không thể đi theo con đường như cũ mà nên khởi động lại và tái cơ cấu doanh nghiệp. Ở ngành hàng bán lẻ, ông Nguyễn Anh Đức, Tổng giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Tp. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) cho hay, khi hình thức mua bán truyền thống bị ảnh hưởng thì thương mại hiện đại sẽ phải gồng gánh và có thể bị quá tải. Thời gian qua, lượng khách hàng dồn về siêu thị khá đông khiến hệ thống điểm bán của Saigon Co.op từ kênh mua sắm trực tiếp (offline) đến kênh mua sắm trực tuyến (online) đều quá tải. Nhưng những phân tích về ngành hàng này lại cho thấy siêu thị đang gồng mình chịu lãi âm.Thời điểm này, người dân chủ yếu mua thực phẩm tươi sống với tỷ lệ chiếm hơn 75% đơn hàng, trong khi đây là ngành hàng có tỷ lệ lợi nhuận thấp nhất; chưa kể nhóm này siêu thị đang bù lỗ chi phí tìm gom nguồn hàng, vận tải, kiểm dịch, hao hụt...
"Trước bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp đã chỉ ra rằng, biện pháp phòng chống dịch COVID-19, cụ thể là các chỉ thị của chính quyền địa phương cần thay đổi phù hợp với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, đòi hỏi doanh nghiệp phải biết cách "lấy hơi", bởi điều này ảnh hưởng đến "sức khỏe" của doanh nghiệp. Riêng nhà bán lẻ phải tìm giải pháp, thay đổi cách vận hành để thích nghi với tốc độ quá nhanh, quá nguy hiểm như hiện nay của thị trường và môi trường đầu tư, kinh doanh", ông Nguyễn Anh Đức chia sẻ thêm. Bộ Tài chính cũng đưa ra đánh giá, dịch COVID-19 sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới, trong khu vực và Việt Nam, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng tới hầu hết ngành kinh tế.Bên cạnh đó, dự báo kinh tế thế giới trong năm 2021 tiếp tục chịu tác động nghiêm trọng của dịch bệnh. Nhiều ngành, lĩnh vực trong nước gặp khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ, nhất là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, hàng không, vận tải.../.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh: Thống nhất kế hoạch khai thác các đường bay nội địa thường lệ
20:08' - 04/10/2021
Chiều 4/10, Phó Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Lê Hòa Bình đã ký văn bản gửi Cục Hàng không Việt Nam thống nhất kế hoạch khai thác các đường bay nội địa thường lệ trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19.
-
Kinh tế tổng hợp
Thông tin mới nhất về tình hình hoạt động của xe buýt ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh
15:39' - 04/10/2021
Xe buýt là phương tiện vận tải công cộng phổ biến ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Hiện các biện pháp giãn cách xã hội đã được nới lỏng dịch vụ này đã được phép hoạt động tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh?.
-
Doanh nghiệp
TP. Hồ Chí Minh cần tới 56.800 chỗ làm việc trong quý IV/2021
17:04' - 02/10/2021
Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh, dự kiến nhu cầu nhân lực quý IV/2021 cần khoảng 43.600 - 56.800 chỗ làm việc.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh: Những loại hình vận tải hành khách nào được hoạt động trở lại?
10:05' - 02/10/2021
Tp Hồ Chí Minh đã cho phép một số loại hình vận tải hành khách công cộng như xe buýt, xe khách, taxi, xe công nghệ được hoạt động theo quy định giới hạn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng giám đốc Tập đoàn Marubeni, Nhật Bản
21:16' - 14/07/2025
Chiều 14/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Masayuki Omoto, Tổng Giám đốc Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp bàn mở rộng cao tốc: Cú hích hạ tầng vùng Tây Nam Bộ
20:38' - 14/07/2025
Chiều 14/7, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Trần Trí Quang đã làm việc với Ban Quản lý dự án 7 (Bộ Xây dựng) về Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Cánh cửa Halal rộng mở cho hàng Việt
19:38' - 14/07/2025
Thị trường Halal toàn cầu hiện có quy mô lên đến hàng nghìn tỷ USD mỗi năm, với lượng người tiêu dùng hiện hơn 2 tỷ người, chiếm gần 25% dân số thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai bổ sung 600.000 m3 đá phục vụ dự án sân bay Long Thành
17:34' - 14/07/2025
Đồng Nai đã phân khai gần 8,4 triệu m3 đá phục vụ các cự án trọng điểm phía Nam. Trong số đó, sân bay Long Thành được phân khai hơn 4,3 triệu m3, cao tốc Biên Hòa–Vũng Tàu phân khai gần 1,8 triệu m3.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp gặp khó với các quy định pháp luật kinh doanh hiện thời
17:04' - 14/07/2025
Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, từ ngày 19/5 tới nay, VCCI nhận được 220 phản ánh về những vướng mắc, khó khăn liên quan tới hệ thống văn bản pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua đề xuất đầu tư cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Chợ Mới
17:01' - 14/07/2025
Chiều 14/7, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ hai (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết nghị một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu phương án hạn chế xe phát thải cao tại khu vực ô nhiễm
16:19' - 14/07/2025
Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh đã có văn bản đề nghị các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, tính toán và đề xuất phương án hạn chế phương tiện giao thông có mức độ phát thải cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ gỡ vướng dự án, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
15:18' - 14/07/2025
Ngày 14/7, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Văn Lâu có buổi làm việc với các sở, ngành thành phố về thực hiện giải pháp tháo gỡ khó khăn giải ngân vốn đầu tư công cho các dự án trọng điểm.
-
Kinh tế Việt Nam
Cấm xe máy chạy xăng trên Vành đai 1 Hà Nội: Khẩn trương hành động cho vùng phát thải thấp
13:09' - 14/07/2025
Từ nay đến ngày 1/7/2026 không còn nhiều, Hà Nội phải khẩn trương hành động, đẩy mạnh tuyên truyền người dân chuyển đổi phương tiện, đồng thời có các biện pháp tăng cường giao thông công cộng.