Sản xuất lúa gạo ở Đông Nam Á lao đao vì El Nino
Mới đây, Cục Thủy lợi Thái Lan yêu cầu 22 tỉnh trong lưu vực sông Chao Phraya ngưng cấp nước cho các vùng trồng lúa trái vụ nhằm giảm thiểu tác động của hạn hán nghiêm trọng tại nước này.
Trước đó, Tạp chí Time cho biết đợt hạn hán tại Thái Lan là “tồi tệ nhất trong nhiều thập niên”. Ít nhất 7 tỉnh bị ảnh hưởng và việc phân phối nước đang diễn ra tại 1/3 khu vực của nước này.
Nông dân Thái Lan thường bắt đầu vụ lúa mới tháng Sáu hoặc tháng Bảy hàng năm nhưng do tình trạng thiếu nước nghiêm trọng năm nay, Bộ Nông nghiệp nước này đã yêu cầu nông dân hoãn vụ lúa đến tháng Tám.
Việc chậm trễ này, theo ước tính của Văn phòng Kinh tế Nông nghiệp Thái Lan, có thể khiến nông dân ở miền Trung nước này thiệt hại 1,8 tỷ USD và phải đối mặt với các khoản nợ lớn.
Đối với quốc gia láng giềng Indonesia, sau thời gian hạn hán kéo dài do El Nino, thời gian gần đây, nhiều khu vực ở đảo quốc này cũng phải hứng chịu những đợt mưa lớn gây lũ lụt, cuốn trôi nhiều nhà cửa và gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp.
Tại Philippines, Cơ quan Kinh tế và Phát triển quốc gia (NEDA) mới trình lên Tổng thống Benigno Aquino đề xuất nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo trong quý đầu tiên của năm 2016, tăng gấp ba lần khối lượng trong chương trình cũ, để đảm bảo đủ nguồn cung và giữ giá ổn định trong bối cảnh hạn hán kéo dài do hiện tượng thời tiết El Nino.Ông Balisacan còn cho biết thêm rằng Manila có thể sẽ phải phân bổ tới 19,2 tỷ peso (hơn 416 triệu USD) cho các chương trình/dự án có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của El Nino.
Còn tại Việt Nam, mới đây trang tin điện tử Kinh tế và Dự báo thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra nhận định thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ khởi sắc trong quý I/2016 do nhu cầu nhập khẩu của một số nước châu Á tăng mạnh. Hiện tượng El Nino làm giảm đáng kể sản lượng lúa gạo ở Malaysia, Philippines và Thái Lan.
Tuy nhiên, ông Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu - Đại học Cần Thơ, không cho là gạo Việt Nam có thể hưởng lợi, tăng hạng trong danh sách các nước xuất khẩu gạo lớn của thế giới trong bối cảnh Thái Lan – cường quốc xuất khẩu gạo - bị hạn hán.
Viện dẫn lý do cho nhận định này, ông Lê Anh Tuấn cho biết đồng bằng sông Cửu Long cũng đang trong tình trạng khô hạn và 1/3 diện tích khu vực bị nhiễm mặn cao nên sản lượng, năng suất lúa giảm đáng kể.
El Nino là hiện tượng thời tiết đặc biệt với sự xuất hiện của dòng hải lưu nóng bất thường trên Thái Bình Dương.
Các dòng hải lưu nóng thường bị gió Đông chặn lại ở Tây Thái Bình Dương, đẩy xuống khu vực Indonesia và Australia. El Nino xảy ra theo chu kỳ từ 2 đến 7 năm, với cường độ khác nhau, khiến nhiệt độ nước ở Tây Thái Bình Dương có thể tăng lên tới 4 độ C so với bình thường./.
- Từ khóa :
- sản xuất lúa gạo
- lúa gạo
- El Nino
- Đông Nam Á
- ảnh hưởng
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Trái Đất nóng lên và El Nino gây hàng loạt thiên tai bất thường năm 2015
11:32' - 30/12/2015
2015 có thể là năm nóng nhất kể từ khi hệ thống đo lường khí hậu đi vào hoạt động từ năm 1880, dẫn tới hàng loạt thiên tai bất thường và gây nhiều hậu quả đối với đời sống xã hội, kinh tế.
-
Kinh tế & Xã hội
Indonesia phải nhập khẩu gạo vì El Nino
08:04' - 12/11/2015
El Nino đã xảy ra tại Indonesia khiến 30.000 ha ruộng lúa không thể thu hoạch dẫn tới việc nước này phải nhập khẩu gạo để đảm bảo kho dự trữ và ổn định giá gạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Nông dân Việt Nam sẽ hưởng lợi từ El Nino?
09:17' - 19/10/2015
Một số nước bị tác động bởi hiện tượng El Nino khiến sản lượng gạo sụt giảm. Tuy nhiên, điều này lại tạo ra cơ hội cho nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam.
-
Kinh tế & Xã hội
Bắc Bộ và Tây Nguyên đối mặt với nguy cơ hạn hán vì El Nino
14:50' - 02/10/2015
Do tác động của EL Nino, tình trạng khô hạn có thể sẽ xuất hiện ở nhiều khu vực trên cả nước, đặc biệt là Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đẩy nhanh xây các nhà máy điện hạt nhân
11:10'
Tổng thống Donald Trump ngày 23/5 đã ký loạt sắc lệnh, chỉ thị hành pháp nhằm đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả những thiết kế nhỏ và chưa được thử nghiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:48'
Ngày 23/5, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đề xuất áp thuế 50% đối với EU và 25% đối với Apple
22:05' - 23/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1/6 tới.
-
Kinh tế Thế giới
New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu
19:30' - 23/05/2025
Công ty tư vấn Oxford Economics đã công bố bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu, trong đó New York (Mỹ) duy trì vị trí đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45' - 23/05/2025
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29' - 23/05/2025
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Brussels tìm giải pháp nâng cao khả năng tự chủ chiến lược của EU
09:42' - 23/05/2025
Diễn đàn Kinh tế Brussels lần thứ 25 tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đổi mới sáng tạo và khả năng tự chủ chiến lược của EU.