Sản xuất nông nghiệp hướng đến quy mô lớn
Với những ưu điểm, giảm chi phí, tăng năng suất, hiệu quả kinh tế và ổn định đầu ra sản phẩm, mô hình "cánh đồng lớn" đã cho thấy, hiệu quả và phương thức tổ chức sản xuất liên kết "4 nhà" góp phần thay đổi tư duy theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, phục vụ đắc lực Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh An Giang trong thời gian tới.
* Hướng đến sản xuất quy mô lớn Ông Trần Anh Thư, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, hiện nay có khoảng 95% nông hộ sở hữu dưới 3 ha đất. Trong khi đó, để canh tác nông nghiệp có lời, đủ phục vụ cuộc sống gia đình thì cần từ 5 ha trở lên, còn theo mô hình “cánh đồng lớn” theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, diện tích tối thiểu cũng phải 50 ha. Hơn nữa, tỉnh đang gặp nhiều khó khan trong việc tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp theo quy mô lớn và hiện đại bởi mô hình này phải đạt tối thiểu 50 ha gieo cấy cùng một loại giống; cùng thực hiện một quy trình kỹ thuật canh tác; đưa máy móc vào thực hiện các khâu làm đất, gieo cấy, thu hoạch; phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức thu mua sản phẩm... Theo ông Trần Anh Thư, tỉnh đã nỗ lực xây dựng được các vùng chuyên canh nông nghiệp, tiến tới sản xuất công nghệ cao. Năm 2017 đã có 47 doanh nghiệp thực hiện liên kết canh đồng lớn thông qua 19 hợp tác xã, 31 tổ hợp tác và các hộ nông dân với diện tích 33.531 ha. Thống kê cho thấy, An Giang là địa phương đầu tiên trong cả nước xây dựng được vùng nguyên liệu nếp 25.000 ha ( hở huyện Phú Tân); chuyên canh xoài 3 màu theo tiêu chuẩn VietGAP ở 3 xã cù lao Giêng (huyện Chợ Mới); chuyên canh trồng chuối cấy mô, vùng chăn nuôi heo theo hướng công nghệ cao ở huyện Tri Tôn và vùng chuyên canh tôm càng xanh xã Phú Thuận (huyện Thoại Sơn). Để tiến tới sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ cao, nhiều doanh nghiệp đã đến An Giang đặt vấn đề thuê đất lâu dài, ổn định. Điển hình như Công ty Cổ phần Gentraco đã thuê khu đất 68,2 ha ở huyện Thoại Sơn trong 10 năm với giá 30 triệu đồng/ha/năm, tổ chức thử nghiệm nhiều mô hình sản xuất mới. Trong khi đó, Công ty Cổ phần Vinacam đã làm việc với xã Vọng Đông (huyện Thoại Sơn) thuê 400 ha trong 10 năm (5 năm đầu giá 30 triệu đồng/ha, 5 năm sau giá 33 triệu đồng/ha). Hiện tại, có 50% nông dân đã đồng ý, 50% còn lại xã tiếp tục vận động. Công ty đang xúc tiến thuê 120 ha đất lúa của huyện đội Thoại Sơn để sản xuất theo quy mô lớn lớn. Đối với Công ty Cổ phần Bê tông 620 Châu Thới, đang xúc tiến thuê 350 ha đất trong 25 năm để thực hiện dự án nông nghiệp công nghệ cao.Công ty Cổ phần nông nghiệp Trung Thạnh đang làm dự án liên kết tiêu thụ tại An Giang khoảng 4.000 ha lúa. Trước mắt, công ty triển khai 1.000 ha giống IR50404, OM6876 và Jasmine85 tại các huyện: Thoại Sơn, Tri Tôn và Châu Phú.
“Muốn tạo đột phá về kinh tế nông nghiệp, không thể thiếu các doanh nghiệp đầu tàu. Thực tế, nhu cầu thuê đất đầu tư vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của các doanh nghiệp là rất lớn nhưng tỉnh không còn quỹ đất 100-200 ha giao doanh nghiệp. Do vậy, tỉnh An Giang đã xây dựng đề án tạo quỹ đất với quyết tâm phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế nông nghiệp của tỉnh” ông Thư thông tin thêm. * Cần cơ chế thống nhất Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, Trần Anh Thư, hiện nay trong quá trình doanh nghiệp thực hiện liên kết xây dựng cánh đồng lớn với nông dân, dễ xảy ra tình trạng không thống nhất về chọn giống canh tác, giá thu mua. Khi doanh nghiệp tự thỏa thuận thuê đất của nông dân để sản xuất lớn thì 2 bên lại không tin tưởng nhau. Nông dân thì sợ doanh nghiệp không thanh toán sòng phẳng, còn doanh nghiệp sợ nông dân “bẻ kèo”, đòi đất lại giữa chừng hoặc nâng giá cho thuê.“Phương án khả thi nhất là Nhà nước đứng ra thuê đất của nông dân rồi cho doanh nghiệp thuê lại. Giá thuê cơ bản được tính trên thu nhập bình quân 3 năm gần nhất của nông dân cộng thêm 10%. Cái lợi của cách làm này là nông dân không mất đất, vẫn đảm bảo thu nhập cao hơn so với tự mình canh tác.
Nông dân có thể chọn lựa làm công nhân nông nghiệp cho doanh nghiệp ngay trên chính mảnh ruộng của mình hoặc chuyển đổi nghề khác. Doanh nghiệp được Nhà nước đảm bảo thời gian thuê ổn định, lâu dài để yên tâm đầu tư sản xuất”, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang Trần Anh Thư phân tích.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Quang Thi cho biết, mô hình Nhà nước thuê đất, tạo quỹ đất cho doanh nghiệp đầu tư được xem là tối ưu nhất để tích tụ ruộng đất, phục vụ sản xuất lớn. Tuy nhiên, vướng mắc hiện nay là Luật Đất đai 2013 không có dòng nào cho phép Nhà nước sử dụng ngân sách thuê đất của dân. Trong khi đó, Luật Ngân sách 2015 cũng không cho tạm ứng ngân sách thuê đất nông nghiệp. “Trên thực tế, việc Nhà nước thuê đất rồi cho doanh nghiệp thuê lại vẫn bảo toàn vốn ngân sách mà hiệu quả rất lớn. Tuy nhiên, cần phải có cơ chế thống nhất từ Trung ương đến địa phương. An Giang kiến nghị Chính phủ có nguồn vốn ngân sách quốc gia phục vụ cho việc thuê đất, tích tụ ruộng đất. Đây là một trong những đột phá để thúc đẩy ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển xứng tầm”, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Lầm Quang Thi đề xuất. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang kiến nghị nên “gom” các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp như: mua sắm nông cụ, ứng dụng khoa học - công nghệ, khuyến khích công nghệ chế biến sau thu hoạch, bảo hiểm cây lúa, vay vốn ưu đãi… thành cơ chế chung để triển khai đồng bộ, hiệu quả.Cùng với đó, đẩy mạnh phân quyền cho tỉnh công nhận các khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân đầu tư phát triển sản xuất. Khi được phân quyền, tỉnh sẽ dựa vào các tiêu chí quy định để công nhận và sẽ chịu trách nhiệm về quyết định công nhận đó”, ông Thi nhấn mạnh.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Lầm Quang Thi, nếu có cơ chế đặc thù trong tích tụ ruộng đất, An Giang sẽ thu hút được các dự án nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn, kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp cũng như các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch xanh; qua đó tạo cú hích mới cho kinh tế của tỉnh An Giang./.- Từ khóa :
- an giang
- nông nghiệp
- sản xuất quy mô lớn
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
An Giang phát triển nuôi gia cầm an toàn hiệu quả
12:47' - 26/03/2018
Theo Cục Thống kê tỉnh An Giang, hiện đàn gia cầm trong tỉnh An Giang có khoảng 4,2 triệu con, chỉ bằng 97,6% so cùng kỳ....
-
Kinh tế & Xã hội
An Giang: Thị trường tiêu thụ lúa vụ Đông Xuân gặp khó
16:09' - 19/03/2018
Thị trường tiêu thụ đang gặp khó do giá lúa các loại đang giảm bình quân từ 100 đồng đến 200 đồng/kg cho các loại lúa thường và lúa chất lượng cao.
-
Kinh tế & Xã hội
Khai mạc Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2018 tại An Giang
20:21' - 06/03/2018
Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2018 với chủ đề “Hàng Việt hội nhập - vươn lên” đã khai mạc tối 6/3 tại An Giang.
-
Hàng hoá
Nhộn nhịp các chợ hoa Xuân ở An Giang
09:03' - 11/02/2018
Chỉ còn ít ngày nữa là bước sang năm mới Mậu Tuất 2018, nhiều nơi ở tỉnh An Giang đã bày bán các loại hoa, cây kiểng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản bị tín dụng đen quấy rối qua mạng
17:21'
Theo phản ánh từ các doanh nghiệp Nhật Bản tại Bình Dương, các tổ chức tín dụng đen lợi dụng thông tin cá nhân của người lao động, quấy rối doanh nghiệp qua mạng nhằm đòi nợ công nhân.
-
Kinh tế & Xã hội
Hải Phòng thu hút đầu tư vào nông nghiệp
17:12'
Dù nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế của Hải Phòng nhưng vẫn luôn được quan tâm thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.
-
Kinh tế & Xã hội
Kinh tế cửa khẩu, động lực phát triển kinh tế của các địa phương phía Bắc
15:30'
Nhiều năm qua, các tỉnh đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, vận hành nền tảng cửa khẩu số giúp giảm chi phí, thời gian thông quan.
-
Kinh tế & Xã hội
Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược 2024
14:56'
Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược 2024 có quy mô 100 gian hàng đến từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ, dự kiến đón khoảng 9.000 lượt khách đến tham quan và trải nghiệm.
-
Kinh tế & Xã hội
Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam – Venezuela
13:46'
Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị (UTM) của Việt Nam và Trường Đại học Andrés Bello (UCAB) của Venezuela vừa ký Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024-2029.
-
Kinh tế & Xã hội
Lạng Sơn chú trọng triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
09:05'
Lạng Sơn được kỳ vọng tới năm 2030 trở thành một trong các cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng trung du và miền núi phía Bắc.
-
Kinh tế & Xã hội
Kon Tum xây dựng quy trình nâng cấp cửa khẩu với các nước bạn Lào và Campuchia
08:02'
Kon Tum có kế hoạch là triển khai đồng bộ, hiệu quả các nội dung, giải pháp để mở các cặp cửa khẩu trong thời kỳ 2024 - 2030.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 22/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 22/11/2024. SXMB thứ Sáu ngày 22/11
19:30' - 21/11/2024
Bnews. XSMB 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSMB thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMB ngày 22/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Sáu ngày 22/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 22/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 22/11/2024. XSMT thứ Sáu ngày 22/11
19:30' - 21/11/2024
Bnews. XSMT 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSMT thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMT ngày 22/11 Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 22/11/2024.