Sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới ở các bản vùng biên giới
Theo báo cáo của Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, hiện 20/122 thôn, bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn của địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 16,4%. Dự kiến đến hết năm 2020, toàn tỉnh có thêm 17 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới ở miền núi đã khó thì ở các thôn, bản vùng biên lại càng khó khăn hơn. Do vậy, những năm qua tỉnh đã có cách làm phù hợp để đạt kết quả tốt, làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi. Bản Vịn, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) là bản đầu tiên được công nhận chuẩn nông thôn mới của huyện Thường Xuân. Chia sẻ về cách làm nông thôn mới mang đặc thù của một bản vùng biên còn nhiều khó khăn, ông Vi Thành Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Bát Mọt cho hay, có chứng kiến những khó khăn, thiếu thốn từ ngày đầu xây dựng nông thôn mới, mới thấy hết được sự nỗ lực phi thường của cán bộ và nhân dân bản Vịn. Để từng bước đưa bản Vịn hoàn thành các tiêu chí được công nhận là bản nông thôn mới, xã đã họp bàn, phân tích đánh giá từng thuận lợi, khó khăn để có hướng đi phù hợp. Với phương châm việc dễ làm trước, việc khó làm sau và quan trọng phải được sự đồng tình, ủng hộ của bà con dân bản, những tồn tại, hạn chế đã từng bước được tháo gỡ. Tuy nhiên, trong 2 năm (2017-2018), bản Vịn liên tiếp chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các đợt mưa lũ, sạt lở đất nên nhiều công trình giao thông nông thôn và các thiết chế văn hóa bị hư hỏng nặng nề. Rất may, sau thiên tai, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân trong bản một lần nữa đã hợp sức đồng lòng tái thiết lại toàn bộ. Thấy được lợi ích thiết thực từ chương trình nông thôn mới và người dân trực tiếp được thụ hưởng nên họ rất hào hứng tham gia. Sức lao động của đồng bào đã biến những vườn hoang thành vườn cây ăn quả; đồi cây bụi thành mô hình trồng mận Tam Hoa; những đàn gà đồi, lợn cỏ được nuôi đại trà hơn… Tiềm năng của vùng rừng núi đã được phát huy, những đàn trâu bò hàng trăm con liên tục sinh sôi phát triển. Đáng ghi nhận là mô hình phát triển du lịch cộng đồng đã được huyện Thường Xuân xây dựng tại đây. Đã có 10 hộ gia đình đầu tiên được hỗ trợ để sửa chữa nhà sàn, xây dựng nhà vệ sinh hiện đại để đón khách. Quần thể cây di sản Việt Nam tại bản, cùng với vẻ đẹp núi rừng đã và đang trở thành tiềm năng để du lịch cộng đồng ở đây phát triển... "Đến nay 100% số hộ tại Vịn có điện lưới, xe máy, ti vi. Không còn gia đình nào phải ở nhà tạm bợ dột nát. Cả bản có 178 hộ, đa phần đều phát triển chăn nuôi trâu bò nên kinh tế ngày càng khá giả. Gia đình nhiều nhất trong bản có tới 28 con trâu, tính trung bình cũng 20 triệu đồng mỗi con. Thu nhập bình quân đầu người của bản đã đạt hơn 33 triệu đồng/năm. Mỗi tuần một lần, đồng bào trong thôn lại tổ chức dọn vệ sinh. Chuồng trại chăn nuôi cũng được chúng tôi vận động phải xa nơi ở. Nhìn chung, ý thức về xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp đã được bà con hưởng ứng…" - ông Lang Hồng Tuyên, Trưởng bản Vịn vui mừng chia sẻ. Hoàn thành 14/14 tiêu chí và được công nhận bản nông thôn mới vào tháng 9/2019, bản Năng Cát, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh cũng là điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới ở các bản vùng cao của tỉnh Thanh Hóa. Ngay từ khi bắt đầu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Ban phát triển bản Năng Cát đã tuyên truyền và triển khai thực hiện phong trào cụ thể đến từng nhà dân, thu hút đông đảo dân bản nhiệt tình hưởng ứng. Nhân dân trong bản đã đóng góp 1.240 công lao động, hiến khoảng 600m2 đất và nhiều tài sản trên đất để xây dựng đường giao thông, thủy lợi, công trình nhà văn hóa. Đời sống từng bước được cải thiện, 100% đường giao thông trong bản được cứng hóa, 100% hộ dân được sử dụng điện an toàn, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 36,1 triệu đồng/năm… Ông Hà Văn Cảnh, Trưởng bản Năng Cát cho biết, phát huy những tiêu chí đã đạt được, hiện bản đang triển khai xây dựng bản nông thôn mới kiểu mẫu với quyết tâm giữ vững và nâng cao các tiêu chí đã đạt chuẩn, nhất là với những tiêu chí có khả năng biến động như môi trường, tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người, giáo dục. Bản còn xây dựng kế hoạch, quy chế bàn giao các công trình cơ sở hạ tầng được hưởng lợi từ các chương trình, dự án và nhân dân đóng góp cho các tổ quản lý của bản sử dụng bảo dưỡng. Phát huy tiềm năng lợi thế có nhiều nhà sàn truyền thống, bản định hướng phát triển du lịch cộng đồng, phục vụ du khách nghỉ mát tại thác Ma Hao và tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Thái, giúp nâng cao thu nhập cho người dân. Cùng với đó, người dân cũng chuyển đổi cách phát triển kinh tế theo hướng phục vụ du lịch, trồng rau an toàn, các loại cây ăn quả phục vụ du khách… Ông Ông Trần Đức Năng, Phó Chánh Văn phòng phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thanh Hóa cho biết, địa phương có tới 2.119 thôn, bản thuộc 211 xã miền núi; trong đó, có 122 thôn, bản thuộc các xã vùng biên đặc biệt khó khăn. Để tạo chuyển biến trong xây dựng nông thôn mới ở những vùng đặc biệt khó khăn này, từ năm 2013, tỉnh Thanh Hóa đã chủ động xây dựng, thực hiện thí điểm mô hình nông thôn mới cấp thôn, bản ở các huyện miền núi. Năm 2014, tỉnh đã ban hành bộ tiêu chí và thực hiện trên diện rộng toàn tỉnh, nhờ đó đã đem lại kết quả tốt. Tại các huyện có xã vùng biên và vùng đặc biệt khó khăn, mặc dù ngân sách còn eo hẹp, nhưng đã ban hành các cơ chế, chính sách và lồng ghép vốn đầu tư thuộc các chương trình, dự án đang thực hiện trên địa bàn để hỗ trợ các thôn, bản xây dựng nông thôn mới như: xi măng làm đường giao thông, xây dựng nhà văn hóa thôn, hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển sản xuất... Chương trình xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản đã giúp người dân khu vực miền núi đặc biệt khó khăn phát huy vai trò chủ thể, chủ động, tự giác trong công việc, giảm phụ thuộc, trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước. Các thôn, bản miền núi đạt chuẩn nông thôn mới đã góp phần đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới ở cấp xã. Cùng đó, người dân các bản vùng cao đã tích cực hưởng ứng phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới"; ngăn chặn hiệu quả tình trạng vượt biên, hoạt động truyền đạo trái phép, xâm lấn đường biên, cột mốc, hạn chế mê tín dị đoan. Nhiều bản đã có cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng được giữ gìn, phát huy./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Thứ trưởng Trần Thanh Nam: Không để còn huyện "trắng" xã nông thôn mới
21:35' - 02/07/2020
Chiều 2/7, Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016- 2020 đã làm việc tại Kon Tum về Chương trình xây dựng nông thôn mới tại các xã khó khăn, miền núi.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa, công nghiệp hóa
15:48' - 11/06/2020
Ngày 11/6, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì phiên họp đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thời gian qua.
-
Kinh tế & Xã hội
Tín dụng chính sách góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn mới
08:12' - 09/06/2020
Ngân hàng Chính sách Xã hội đã thực sự khẳng định được vai trò quan trọng trong công cuộc giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, là địa chỉ tin cậy cung cấp tín dụng chính sách cho người nghèo.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Nhiều hoạt động thiết thực chăm lo người lao động tại Bình Dương
15:52'
Hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025, các cấp công đoàn tỉnh Bình Dương đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tri ân, chăm lo và đồng hành cùng người lao động.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 9/5
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 9/5 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 9/5, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 5, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Tp. Hồ Chí Minh hỗ trợ 3 triệu đồng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ 2 con
18:26' - 08/05/2025
Chi cục Dân số Tp Hồ Chí Minh đang lập danh sách phụ nữ sinh đủ hai con dưới 35 tuổi để hỗ trợ 3 triệu đồng/người theo Nghị quyết số 40/2024/NQ-HĐND ngày 11/12/2024 của Hội đồng nhân dân Thành phố.
-
Đời sống
Tuồng cổ Thổ Hà: Vang vọng hồn xưa đất Bắc
11:25' - 08/05/2025
Làng Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) không chỉ nổi tiếng bởi lối chơi quan họ độc đáo bên bờ Bắc sông Cầu, mà còn là nơi duy nhất ở Bắc Giang giữ được nghệ thuật tuồng cổ.
-
Đời sống
133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp, ưu tiên xét tuyển đại học năm 2025
11:23' - 08/05/2025
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở thực hiện việc miễn thi tốt nghiệp THPT đối với các học sinh có tên trong danh sách chọn vào các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực.
-
Đời sống
Áo dài Nhật Bình - Sứ giả văn hóa Việt Nam tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ
10:47' - 08/05/2025
Trang phục áo dài Nhật Bình đã thu hút sự quan tâm của quan khách về ý nghĩa trang phục, phong cách kết hợp giữa truyền thống và hiện đại cùng chất liệu tơ sống và lụa truyền thống Việt Nam.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 8/5
05:00' - 08/05/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 8/5 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 8/5, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 5, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Vùng Sừng châu Phi đối mặt nguy cơ mưa lớn gây lũ quét
16:04' - 07/05/2025
ICPAC dự báo một số khu vực của Kenya có thể ghi nhận lượng mưa vượt ngưỡng 200 mm, trong khi Ethiopia, Somalia, Uganda, Rwanda, Burundi và Tanzania sẽ có lượng mưa từ 50 - 200 mm.
-
Đời sống
Đảm bảo cấp điện phục vụ Lễ hội Carnaval Hạ Long 2025
16:03' - 07/05/2025
Công ty Điện lực Quảng Ninh đã đảm bảo cấp điện ổn định liên tục thành công cho Lễ khai mạc Carnaval Hạ Long 2025 và chuỗi các sự kiện diễn ra trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.