Sắp lộ diện 3 doanh nghiệp chiến thắng Sáng kiến ESG Việt Nam 2023
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) vừa tổ chức Vòng chung kết Sáng kiến ESG Việt Nam 2023.
Dựa trên các tiêu chí của Sáng kiến ESG Việt Nam 2023, Hội đồng đánh giá sẽ chọn lựa 3 doanh nghiệp giành chiến thắng cuối cùng và sẽ chính thức công bố trong tháng 10/2023.
Top 3 doanh nghiệp giành chiến thắng chung cuộc sẽ được nhận các hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn chuyên sâu có trị giá lên tới 2 tỷ đồng để thí điểm, triển khai hoặc nhân rộng các sáng kiến kinh doanh bền vững.
Tham gia vòng chung kết có 10 doanh nghiệp, gồm Công ty Cổ phần Việt Nam Food, Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất khẩu Quế Hồi Việt Nam, Công ty Cổ phần HHP Global, Công ty TNHH Hiệp Thành, Công ty TNHH Thảo Dược Tây Nguyên, Công ty TNHH Trà Vinh Farm, Công ty TNHH Pun Coffee, Công ty TNHH Cricket One, Công ty TNHH Greenjoy, và Hợp tác xã nông nghiệp Tà Đảnh.
Trong ngày 7/9/2023, các doanh nghiệp này đã trình bày trước Hội đồng đánh giá Sáng kiến ESG Việt Nam 2023 về các đề xuất, sáng kiến mô hình kinh doanh bền vững, kinh doanh bao trùm hoặc kinh tế tuần hoàn.
Trước đó, sau một tháng mở đăng ký (15/3 – 16/4/2023), Sáng kiến ESG Việt Nam 2023 đã nhận được 144 hồ sơ đăng ký từ các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, và hộ kinh doanh đáp ứng các tiêu chí, gồm có không quá 500 nhân viên toàn thời gian; Hoạt động trong các lĩnh vực gồm nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp chế biến và chế tạo, công nghệ thông tin, logistics, du lịch và sản phẩm hỗ trợ; Có mô hình kinh doanh tuần hoặc hoặc/và kinh doanh bao trùm hiệu quả, tạo ra lợi nhuận; Có kế hoạch chuyển đổi hoặc mở rộng mô hình kinh doanh bền vững; Cam kết hành động để chuyển đổi/nhân rộng sáng kiến kinh doanh bền vững.
Đầu tháng 6 vừa qua, Top 10 doanh nghiệp xuất sắc nhất vào vòng chung kết đã được công bố. Sau đó các doanh nghiệp này đã được Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam (IPSC) đào tạo và tư vấn chuyên sâu nhằm nâng cao năng lực và hiểu biết về ESG, kinh tế tuần hoàn và kinh doanh bao trùm cho các doanh nghiệp này, giúp họ điều chỉnh và hoàn thiện mô hình kinh doanh có lồng ghép các yếu tổ ESG cũng như xây dựng và hoàn thiện kế hoạch triển khai ESG tại doanh nghiệp của mình để trình bày trước Hội đồng đánh giá ở vòng chung kết.
Sáng kiến ESG Việt Nam 2023 là chương trình hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững trong khuôn khổ hợp tác giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đây là một trong những nỗ lực góp phần thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và Quyết định 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bao trùm trong khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam.
Sáng kiến ESG Việt Nam là một phần của Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam (IPSC). Dự án có mục tiêu tháo gỡ các hạn chế về chính sách, thị trường và ở cấp độ doanh nghiệp gây cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và đang tăng trưởng, bao gồm những doanh nghiệp do phụ nữ và nhóm yếu thế làm chủ.
Thông qua sáng kiến này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và USAID kỳ vọng sẽ thúc đẩy đầu tư cho bền vững trong doanh nghiệp tư nhân, qua đó góp phần tăng cường sức cạnh tranh, đặt nền tảng cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, và tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mục tiêu là đến năm 2025, sáng kiến này sẽ cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật ESG cho 300 doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình, trong đó 10 doanh sẽ nhận được các hỗ trợ bổ sung để thí điểm, triển khai hoặc mở rộng các mô hình kinh doanh ESG sáng tạo./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Samsung dự kiến xây nhà máy sản xuất điện thoại tại Ai Cập
09:12' - 08/09/2023
Nhà máy sản xuất điện thoại di động của Samsung Electronics Egypt dự kiến sẽ được xây dựng trên khu vực có diện tích 6.000 m2. Trong giai đoạn đầu, nhà máy sẽ đi vào hoạt động từ nửa cuối năm 2024.
-
Doanh nghiệp
Google đối mặt vụ kiện trị giá hơn 8 tỷ USD tại Anh
22:05' - 07/09/2023
Google đang phải đối mặt với vụ kiện mới ở Anh, trong đó tập đoàn công nghệ Mỹ bị cáo buộc bóp nghẹt sự cạnh tranh trên thị trường công cụ tìm kiếm.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Cần Thơ nâng chất điều hành, mở đường cho doanh nghiệp
17:29'
Ngày 14/7, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức lễ công bố và trao quyết định về công tác cán bộ cho Ban Quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp Cần Thơ.
-
Doanh nghiệp
Việt Nam xây nền móng hạ tầng cho kỷ nguyên AI
12:33' - 13/07/2025
Dự án Trung tâm Dữ liệu siêu quy mô ở Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh do Tập đoàn CMC đầu tư là bước đi chiến lược trong lộ trình xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển AI và công nghệ lõi của Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD phát triển dầu khí
09:32' - 13/07/2025
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD với các tập đoàn năng lượng quốc tế để khoan 43 giếng dầu khí, nhằm tăng sản lượng nội địa và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
-
Doanh nghiệp
Đồng Tháp lắng nghe, hành động vì doanh nghiệp
08:16' - 12/07/2025
Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đã có buổi làm việc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghiệp Long Giang và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp
Ferrero (Italy) thâu tóm WK Kellogg với giá 3,1 tỷ USD
07:17' - 12/07/2025
Ferrero, hãng bánh kẹo của Italy, vừa công bố sẽ mua lại công ty sản xuất ngũ cốc WK Kellogg của Mỹ với giá 23 USD mỗi cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT
21:03' - 11/07/2025
Tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN ngày 11/7/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
-
Doanh nghiệp
Coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì “quản lý”
20:11' - 11/07/2025
Bộ Xây dựng quán triệt toàn thể công chức, viên chức, người lao động đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" bán lẻ sản phẩm thời trang Trung Quốc liên tiếp vướng rắc rối pháp lý
16:00' - 11/07/2025
Shein có nguy cơ đối mặt với khoản phạt lên tới 150 triệu euro (175 triệu USD) tại Pháp do không tuân thủ đúng quy định về việc xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ trên Internet.
-
Doanh nghiệp
Công ty mẹ của Uniqlo dự định tăng giá để “giảm đau” do thuế quan
15:46' - 11/07/2025
Các mức thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ bắt đầu tác động đáng kể đến hoạt động của Tập đoàn Fast Retailing tại thị trường Mỹ từ cuối năm nay và công ty đã lên kế hoạch tăng giá để giảm thiểu ảnh hưởng.