Sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế - Trung ương gương mẫu, địa phương cùng thực hiện
*Tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy
Nêu yêu cầu của Bộ Chính trị: Giai đoạn 2022-2026 tinh giản ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và ít nhất 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đại biểu Trần Thị Hiền (Hà Nam) chất vấn đề những giải pháp để đạt được mục tiêu này.
Trả lời, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Kết luận số 40-KL/TW của Bộ Chính trị đã xác định rất rõ mục tiêu từ năm 2022 đến năm 2026 phải thực hiện được 2 chỉ tiêu quan trọng nêu trên. “Làm thế nào để thực hiện được là một bài toán đòi hỏi phải cân nhắc và quyết tâm, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đồng sức, đồng lòng thực hiện thì mới có thể triển khai và đáp ứng được mục tiêu này”. Đầu tiên, vẫn phải tiếp tục thực hiện tốt cải cách tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW, 19-NQ/TW, sắp xếp lại tổ chức, bộ máy đơn vị hành chính bên trong của tất cả các cơ quan chuyên môn từ cấp tỉnh đến trung ương. Ở cấp Trung ương, theo Bộ trưởng, thời gian qua Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rất quyết liệt và đang tập trung sắp xếp tổ chức bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Cùng với đó, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp, đảm bảo giảm 10% đầu mối của các đơn vị sự nghiệp. “Từ Trung ương đến địa phương đều phải làm, Trung ương gương mẫu và địa phương cùng thực hiện”, Bộ trưởng nhấn mạnh. Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà thông tin, việc sắp xếp tổ chức bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ vừa qua đã thực hiện. Hiện nay, còn khoảng 753 đầu mối đơn vị sự nghiệp của cấp bộ. Các đơn vị sự nghiệp phục vụ cho mục đích thực hiện chức năng quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ sẽ giữ lại, số còn lại sẽ tiếp tục rà soát để phân cấp cho phù hợp. Giải pháp tiếp theo được Bộ trưởng Nội vụ đề cập, đó là sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành giám sát việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và cấp huyện giai đoạn 2019-2021 theo tinh thần Nghị quyết 653/2019/UBTVQH14, cho thấy đã đạt được những kết quả rất tốt và giai đoạn tới vẫn phải sắp xếp tiếp. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 sửa đổi Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, đây là điều kiện rất thuận lợi để tiếp tục thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã giai đoạn tới. “Để thực hiện được việc giảm biên chế, không còn cách nào khác, đó là chúng ta phải tiếp tục cơ cấu lại và sắp xếp lại các tổ chức”, Bộ trưởng nhấn mạnh. Đồng thời, người đứng đầu ngành Nội vụ cũng cho biết, cần tập trung hoàn thiện xong vị trí việc làm, khung năng lực của vị trí việc làm, trên cơ sở đó xác định rõ biên chế của các cơ quan, đơn vị. “Đây là việc phải cố gắng làm nhanh, vì làm việc này là cơ sở để chúng ta xác định biên chế cho rõ ràng hơn”. Thêm vào đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số, đẩy mạnh cải cách hành chính để số người không nhiều nhưng vẫn đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra.*Sắp xếp cán bộ dôi dư
Ghi nhận việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua được các địa phương thực hiện rất tốt, tuy nhiên, việc sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách, không chuyên trách, dôi dư tài sản, trụ sở còn nhiều vướng mắc, đến nay có nơi chưa thực hiện xong, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) chất vấn Bộ trưởng Nội vụ về nguyên nhân và giải pháp sắp tới, khi chuẩn bị sắp xếp giai đoạn 2 dự báo sẽ khó khăn hơn.
Đồng tình với quan điểm của đại biểu, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà khẳng định “chúng ta đã rất thành công trong việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã trong giai đoạn vừa qua, đã sắp xếp 21 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.056 đơn vị hành chính cấp xã”. Theo đó, đã giảm được 8 huyện, 561 xã. Cùng với đó, giảm được 429 cơ quan cấp huyện, giảm 3.437 cơ quan ở cấp xã và giảm được 706 cán bộ, công chức cấp huyện, 9.705 cán bộ, công chức cấp xã, giảm chi ngân sách trên 2.000 tỷ đồng. Kết quả đạt được là rất lớn mà cả hệ thống chính trị cùng ghi nhận. Song, theo Bộ trưởng, thực tế cũng phát sinh một số vấn đề: cán bộ dôi dư, trụ sở một số nơi vẫn để lãng phí và chưa giải quyết xong. Theo Nghị quyết 653/2019/UBTVQH14, đối với cán bộ dôi dư, từ nay đến hết năm 2025 sẽ phải sắp xếp xong. Hiện nay, số cán bộ còn dôi dư ở cấp huyện còn khoảng 48% và ở cấp xã là 31%. “Khi xây dựng đề án này, 45 địa phương nằm trong diện sắp xếp đều cố gắng xây dựng phương án sắp xếp cán bộ dôi dư. Thời điểm này chưa đến mốc để chúng ta kết thúc việc sắp xếp dôi dư, mà phải đến hết năm 2025”, Bộ trưởng nói và mong muốn các địa phương trên cơ sở đề án của mình tập trung sắp xếp. Cùng với việc sắp xếp số cán bộ dôi dư này, theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đang rà soát lại các chính sách có liên quan, xây dựng một bộ chính sách tốt hơn để giải quyết, sắp xếp số cán bộ, công chức, viên chức dôi dư khi phải sắp xếp tổ chức, bộ máy. Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cũng mong các địa phương quan tâm có thêm những cơ chế, chính sách đủ mạnh để sắp xếp cán bộ dôi dư.Cảm ơn đại biểu “đã có một câu hỏi rất thời sự”, Bộ trưởng chia sẻ, về tài sản lãng phí, hiện nay Bộ Tài chính đã có Thông tư số 56 thực hiện việc sắp xếp, xử lý tài sản này. Bà mong muốn các địa phương quan tâm thực hiện theo đúng tinh thần của Thông tư, đảm bảo giải quyết gọn, không để lãng phí tài sản.* Xây dựng đội ngũ trong sạch, phục vụ nhân dân
Cũng tại phiên chất vấn, đại biểu Phạm Văn Hòa đã đặt câu hỏi với “nữ Tư lệnh” ngành Nội vụ trong việc tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác quản lý cán bộ thuộc thẩm quyền về tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Theo đại biểu, thời gian qua, không ít cán bộ quản lý, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật, gây ra phản ứng trái chiều trong dư luận. Về vấn đề này, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà thừa nhận, việc kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thời gian qua đã tạo ra những dư luận không tốt, hay nói cách khác là tạo dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước. Năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, đã có 56 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý phải xử lý kỷ luật, có trường hợp phải xử lý hình sự. Riêng đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đã phải xử lý kỷ luật hơn 20.300 người, trong số này cũng có xử lý hình sự. “Số lượng này tính trên tổng số cán bộ, công chức, viên chức chiếm khoảng 1%, cũng là con số lớn nhất từ trước đến nay”, Bộ trưởng Nội vụ cho hay. Từ thực trạng này, bà cho biết, thời gian tới sẽ phải tiếp tục đẩy mạnh tăng cường xây dựng và chỉnh đốn Đảng, thực hiện nghiêm công tác phòng, chống tham nhũng và kỷ luật, kỷ cương công vụ. Về phía Bộ Nội vụ, sẽ tham mưu Chính phủ ban hành một nghị định về đạo đức công vụ, để siết chặt lại hơn nữa kỷ cương, đạo đức công vụ, đảm bảo đồng bộ giữa các quy định của Đảng với các quy định của Nhà nước, để thực hiện việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong sạch, phục vụ nhân dân./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Nội vụ lý giải gì về việc công chức, viên chức chuyển việc?
12:45' - 01/11/2022
Theo Bộ Nội vụ, việc công chức, viên chức nghỉ việc, chuyển việc thời gian qua là xu hướng tích cực "vào - ra theo cơ chế thị trường".
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng trả lời chất vấn về thực trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc
20:45' - 28/10/2022
Tại Công văn số 992/TTg-KTTH, Thủ tướng trả lời chất vấn về thực trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu nhập của công chức, viên chức phải trên cơ sở giá trị, hiệu quả công việc
10:51' - 27/10/2022
Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) đề nghị cần quan tâm đúng mức đến thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở giá trị lao động, giá trị tri thức, trách nhiệm và hiệu quả công việc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Điều quan trọng trong chính quyền địa phương 2 cấp là chuyển trạng thái từ thụ động sang chủ động phục vụ
19:25' - 13/07/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp ở Đồng bằng sông Cửu Long được triển khai cơ bản tốt, triển khai chắc chắn, hoàn thiện dần và đi vào hoạt động ổn định.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thành phố Cần Thơ sẽ phát huy vai trò đầu tàu trong khu vực trên tất cả các lĩnh vực
18:50' - 13/07/2025
Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và khẳng định thành tựu phát triển kinh tế -xã hội của Cần Thơ góp phần vào thành tựu chung của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng phấn đấu thu ngân sách gần 47.258 tỷ đồng từ nay đến cuối năm
18:48' - 13/07/2025
Kế hoạch 6 tháng cuối năm 2025, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng đạt 47.257,47 tỷ đồng; trong đó thu nội địa đạt 18.988,32 tỷ đồng, thu xuất nhập khẩu đạt 25.259,16 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Mỹ áp thuế 50% với đồng nhập khẩu: Tác động ra sao tới thị trường trong nước?
17:20' - 13/07/2025
Giới chuyên môn nhìn nhận xu hướng tăng thuế từ phía Mỹ không gây ra những lo ngại đáng kể.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chính quyền địa phương 2 cấp phải vận hành thông suốt và đồng bộ
14:22' - 13/07/2025
Thủ tướng yêu cầu chính quyền địa phương 2 cấp phải vận khẩn trương, hiệu quả, với phương châm “làm việc nào dứt việc đấy, làm việc nào ra việc đấy; tạo sự thông suốt, chuyên nghiệp và đồng bộ”.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương
14:11' - 13/07/2025
Sáng 13/7, tại Lạng Sơn, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương, Cụm miền núi Đông Bắc Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố ĐBSCL
10:45' - 13/07/2025
Sáng 13/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại Cần Thơ, bàn về chính quyền địa phương 2 cấp, tiến độ dự án giao thông trọng điểm và Đề án phát triển 1 triệu ha lúa tại ĐBSCL.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá
09:27' - 13/07/2025
Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:08' - 13/07/2025
Trong tuần qua, kinh tế Việt Nam có các thông tin nổi bật như xe máy xăng sẽ không được chạy trong Vành đai 1 từ 1/7/2026, chỉ số VN30 lập đỉnh lịch sử, Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu.