Sau rà soát quy hoạch, Hà Nội cần bổ sung thêm 34 tuyến đường và 5 cầu vượt sông
Sau 3 tháng rà soát quy hoạch giao thông vận tải, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã báo cáo, đề xuất Chính phủ và thành phố cho điều chỉnh, bổ sung nhiều tuyến đường đối ngoại, đường đô thị và cầu vượt sông Hồng, sông Đà nhằm tối ưu khả năng liên kết vùng.
Với vai trò và tính chất quan trọng hàng đầu, lĩnh vực Giao thông Vận tải được xem là xương sống đối với sự phát triển của Thủ đô. Trên thực tế Quy hoạch Giao thông Vận tải Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 519/QĐ - TTg năm 2016 cần phải được cập nhật để phù hợp với định hướng mới.
Trong 9 đồ án quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị, Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội đã giao Sở Giao thông Vận tải Hà Nội phối hợp với các địa phương lân cận, thuê tư vấn có kinh nghiệm rà soát quy hoạch giao thông vận tải, đề xuất điều chỉnh bổ sung. Sau khi rà soát, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã đề xuất điều chỉnh, bổ sung thêm 22 tuyến đường bộ đối ngoại, trên cơ sở kéo dài một số tuyến hiện có kết hợp bổ sung một số tuyến mới, để tăng cường kết nối giữa Hà Nội với các tỉnh lân cận.
Trong đó 5 tuyến kết nối với tỉnh Hoà Bình; 1 tuyến kết nối với tỉnh Phú Thọ, 3 tuyến kết nối với tỉnh Vĩnh Phúc; 2 tuyến kết nối với tỉnh Bắc Giang; 4 tuyến kết nối với tỉnh Bắc Ninh; 5 tuyến kết nối với tỉnh Hưng Yên; 2 tuyến kết nối với tỉnh Hà Nam. Ngoài ra, để phù hợp với định hướng phát triển đô thị dọc theo hai bờ sông Hồng, một số trục dọc hai bên sông được đề xuất kéo dài, kết nối tới Hưng Yên và Hà Nam.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cũng đề xuất mạng lưới đường ngoài đô thị sẽ được điều chỉnh, bổ sung đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển mới. Trong đó, trọng tâm điều chỉnh các trục kết nối với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và một số trục nối với Cảng hàng không thứ 2 Vùng Thủ đô, đảm bảo có 2 đường cao tốc và 2 tuyến đường trục.
Theo đó, Hà Nội cần điều chỉnh, bổ sung 7 tuyến đường ngoài đô thị gồm: 1 tuyến kết nối Cảng hàng không Nội Bài; 1 tuyến kết nối cảng hàng không thứ hai (dự kiến nằm tại khu vực phía Nam thành phố); 4 tuyến kết nối với các tỉnh lân cận; 1 tuyến có tính chất kéo dài để phục vụ phát triển kinh tế xã hội.Cùng với đề xuất bổ sung cho mạng lưới đường đối ngoại và đường ngoài đô thị, Hà Nội cũng cần điều chỉnh, bổ sung 5 tuyến đường trục chính đô thị nhằm giảm ùn tắc giao thông, tối ưu kết nối giữa các vành đai lớn, sân bay, và đường sắt đô thị. Cụ thể, các tuyến đề xuất gồm: Đường cao tốc trên cao dọc theo trục kinh tế phía Nam, đoạn bên trong Vành đai 4; đường trên cao dọc trục Nhật Tân - Nội Bài; đoạn tuyến kết nối đường Vành đai 3,5 đến sân bay Nội Bài; cầu trên tuyến đường từ Vành đai 2,5 sang Đông Anh, kết hợp với tuyến đường sắt đô thị số 2; cầu và tuyến đường kết nối Bắc Hồng theo hướng kéo dài trục Vành đai 2,5 để phân bổ hợp lý mạng lưới đường phía Tả Hồng.
Về cơ bản sẽ không có điều chỉnh, bổ sung đối với nút giao trên hệ thống giao thông đã được quy hoạch. Tuy nhiên, đối với các tuyến đường cao tốc sẽ quy hoạch mở theo hướng linh hoạt; và căn cứ theo nhu cầu thực tế có thể bổ sung thêm một nút giao trực thông hoặc liên thông, nhằm đảm bảo tính kết nối hai bên đường, hạn chế việc chia cắt về giao thông.
Theo quy hoạch, Hà Nội có 18 cầu vượt sông Hồng, tuy nhiên với định hướng phát triển đô thị hai bên sông, kéo dài đến các tỉnh lân cận trong Vùng Thủ đô, thành phố sẽ cần thêm nhiều cầu vượt sông hơn nữa. Chính vì vậy, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã đề xuất bổ sung 4 cầu qua sông Hồng để tăng cường kết nối một số khu đô thị, cũng như với các tỉnh lân cận. Cụ thể gồm: Cầu vượt sông Hồng số 1 nằm trên trục đường Tây Bắc – Quốc lộ 5B, để kết nối giữa Thủ đô Hà Nội và tỉnh Hưng Yên. Cầu số 2 nằm trên đường tỉnh 429B, kết nối Hà Nội với Hưng Yên. Cầu số 3 theo hướng kéo dài trục Vành đai 2,5 để kết nối Tả, Hữu sông Hồng theo hành lang tuyến đường sắt đô thị số 8. Cầu số 4 nằm trên tuyến đường Vành đai 2,5 sang Đông Anh.
Ngoài ra, cần bổ sung 1 cầu qua sông Đà (cầu Tu Vũ) để kết nối Hà Nội với tỉnh Phú Thọ. Bên cạnh các cầu/hầm đã xác định cụ thể, trong quy hoạch sẽ cần định hướng mở linh hoạt và căn cứ trên nhu cầu thực tế để bổ sung thêm một số cầu/hầm qua sông Hồng, sông Đuống, sông Đà, sông Đáy./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội: Giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông đô thị
16:00' - 17/10/2023
Đoàn giám sát của HĐND thành phố Hà nội sẽ tiến hành giám sát trực tiếp tại một số cơ quan, đơn vị về việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông đô thị.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội: Đề xuất tăng giá vé xe buýt từ năm 2024
11:22' - 17/10/2023
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa đề xuất UBND thành phố Hà Nội điều chỉnh giá vé xe buýt đối với các tuyến buýt có trợ giá trên địa bàn kể từ ngày 1/1/2024.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
10:27'
Sáng 29/11, với 448/450 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản
10:26'
Sáng 29/11, với 446/448 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Địa chất và khoáng sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm cơ chế để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên
10:15'
Theo Quy hoạch điện VIII, Việt Nam đặt mục tiêu đạt công suất 6.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030. Vậy đâu là cơ chế phù hợp để có thể hiện thực mục tiêu này?
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Nhiều chuyển biến tích cực
10:10'
Sau 7 năm chống IUU, gỡ cảnh báo "thẻ vàng" của EC, hệ thống chính trị tỉnh Kiên Giang vào cuộc với quyết tâm, nỗ lực rất cao, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
-
Kinh tế Việt Nam
Gia tăng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn OCOP
09:55'
Các sản phẩm OCOP của tỉnh Phú Thọ hiện cũng rất được ưa chuộng trên các sàn thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
07:55'
Sáng 29/11, Quốc hội biểu quyết thông qua: Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng công ty hàng hải Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác với các đối tác Ấn Độ
07:50'
Tổng công ty hàng hải Việt Nam mong muốn tăng cường kết nối, hợp tác với các đối tác, bạn hàng của Ấn Độ trong thời gian tới nhằm đẩy mạnh 3 mục tiêu chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp Trung Quốc quan tâm dự án Nhà máy đốt rác phát điện tại Cần Thơ
21:24' - 28/11/2024
CGGC mong muốn hợp tác với thành phố Cần Thơ xây dựng một nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt để phát điện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Trao quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
20:22' - 28/11/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Thắng giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính và đồng chí Trần Hồng Minh giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.