Sầu riêng - nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước có hơn 100.000 ha sầu riêng, cho sản lượng hơn 1,3 triệu tấn/năm. Trong tổng diện tích này, hai địa phương có diện tích đạt tiêu chuẩn xuất khẩu lớn nhất cả nước là Tiền Giang và Đắk Lắk.
Trung Quốc là thị trường lớn có năng lực tiêu thụ mạnh. Tuy nhiên, mặc dù là thị trường quen thuộc với các loại nông sản của Việt Nam, nhưng phía nhà nhập khẩu Trung Quốc cũng có nhiều yêu cầu khắt khe về truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói.
Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu lẫn nông dân phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, nếu có sự gian lận trorng chứng từ pháp lí phục vụ cho xuất khẩu, Cục Bảo vệ thực vật sẽ đình chỉ hoạt động thu mua, xuất khẩu để bảo vệ quyền lợi cho nông dân, đảm bảo uy tín với khách hàng Trung Quốc.
Theo ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, vừa qua Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt cho 51 mã số vùng trồng và 26 cơ sở đóng gói sầu riêng tại Việt Nam, đủ thủ tục xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc.
Với hơn 100.000 ha sầu riêng, thì chỉ có 3.000 ha đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, chiếm 3% tổng diện tích sầu riêng cả nước.
Mặc dù quyết định mở cửa cho trái sầu riêng sang thị trường Trung Quốc, trái sầu riêng có nhiều cơ hội xuất khẩu, nhưng không có nghĩa không tiềm ẩn rủi ro cho loại cây trồng này và rủi ro cho nông dân Việt Nam.
Do đó, khi chưa có thêm nhiều khách hàng, chưa gia tăng sự lựa chọn đối tác, thì nông dân trồng sầu riêng cẩn trọng trong mở rộng diện tích, tránh tình trạng thừa cung, thiếu cầu, rơi vào bế tắc trong tiêu thụ.
Mặc dù diện tích sầu riêng lớn, nhưng diện tích đủ tiêu chuẩn chất lượng và pháp lí phục vụ cho xuất khẩu còn rất nhỏ. Nếu các vùng nguyên liệu muốn đáp ứng xuất khẩu, bắt buộc phải hoàn tất các thủ tục pháp lý này, nếu không sẽ trở thành những vườn sầu riêng có nguồn cung lớn mà giá rẻ khi không bán được cho khách hàng nước ngoài.
Hiện Trung Quốc mới chỉ đặt hàng 1,3 triệu tấn sầu riêng tươi/năm, tương ứng với vùng nguyên liệu được cấp mã số. Do đó, những hộ nông dân chưa đủ cơ sở pháp lý mà tự ý mở rộng vùng trồng, sẽ khó tiêu thụ được với giá cả mong muốn.
Thêm vào đó, việc Trung Quốc cấp mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói sẽ được kiểm soát chặt chẽ. Những vườn trồng mới mà lại có mã vùng trùng và có sầu riêng xuất khẩu ngay là một điều đáng ngại trong mối quan hệ hợp tác giao thương. Do đó, các doanh nghiệp cũng cẩn trọng trong việc thu mua nguyên liệu sầu riêng phục vụ cho xuất khẩu, vùng trồng có mã số cũng phải tương ứng với số năm tuổi cho trái của vườn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Chỉ thị về việc phát triển bền vững sản xuất cây sầu riêng, chanh leo. Theo đó, Bộ yêu cầu các địa phương chỉ đạo rà soát diện tích sầu riêng, chanh leo trên địa bàn, xây dựng đề án, kế hoạch phát triển sản xuất theo vùng tập trung; gắn với đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở đóng gói, sơ chế, chế biến.
Các địa phương khuyến cáo nông dân không tự phát mở rộng diện tích sầu riêng, chanh leo tại các vùng có điều kiện đất đai, tưới tiêu nước không phù hợp; không tự phát chặt phá các loại cây trồng khác để chuyển sang trồng mới sầu riêng; không tự phát chuyển đổi vườn cà phê trồng xen sầu riêng, hồ tiêu ở Tây Nguyên có hiệu quả sang trồng thuần cây sầu riêng.
Hiệp hội Rau quả Việt Nam tiếp tục chỉ đạo, vận động các doanh nghiệp tích cực hỗ trợ và liên kết với nông dân sản xuất sầu riêng, chanh leo tổ chức sản xuất, hình thành vùng nguyên liệu liên kết tập trung, ổn định lâu dài; cấp và sử dụng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đủ điều kiện xuất khẩu; thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả.
Các doanh nghiệp chế biến sâu các sản phẩm sầu riêng, chanh leo để gia tăng giá trị và hạn chế tác động bởi các quy định về kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu quả tươi.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng yêu cầu Cục Trồng trọt hướng dẫn các địa phương rà soát diện tích sầu riêng, chanh leo theo hướng hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô phù hợp theo Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030. Cục chủ trì tổ chức liên kết vùng, liên kết các địa phương rải vụ thu hoạch sầu riêng có hiệu quả; rà soát, đề xuất xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về cây giống sầu riêng, chanh leo; vườn ươm nhân giống chanh leo sạch bệnh.
Cục Bảo vệ thực vật phối hợp với các địa phương trong việc phát triển mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu.
Cục rà soát, hướng dẫn danh mục thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất sử dụng trong sản xuất, sau thu hoạch sầu riêng, chanh leo; kịp thời cập nhật, phổ biến danh mục hoạt chất cấm sử dụng của các thị trường nhập khẩu; thúc đẩy đàm phán ký kết các hiệp định về kiểm dịch thực vật, mở rộng thị trường xuất khẩu sầu riêng, chanh leo, nhất là các thị trường lớn, tiềm năng..../.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đề nghị Ấn Độ mở cửa thị trường trái cây tươi Việt Nam
21:52' - 14/02/2023
Tại buổi tiếp Ngài Sandeep Arya, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị phía Ấn Độ mở cửa thị trường đối với mặt hàng nông sản, trái cây tươi của Việt Nam.
-
Kinh tế & Xã hội
Trái cây Việt Nam được ưa thích tại hội chợ triển lãm rau quả tươi lớn nhất thế giới
11:05' - 09/02/2023
Từ ngày 8-10/2, hội chợ triển lãm quốc tế về trái cây, rau quả lớn nhất thế giới - Fruit Logistica - diễn ra tại Berlin.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 7
09:45'
Hoa Kỳ hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ hai, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề
07:38'
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến, hoàn thiện và dự kiến sẽ trình Quốc hội biểu quyết thông qua trong vòng 1 kỳ họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.