Saudi Aramco - hành trình trở lại "ngôi vương"
Cuộc khủng hoảng dịch COVID-19, lạm phát, căng thẳng Nga-Ukraine (U-crai-na) và nhu cầu dầu tăng mạnh khi các nền kinh tế thực hiện chiến dịch mở cửa trở lại, phục hồi kinh tế hậu đại dịch là những nguyên nhân khiến giá dầu tăng vọt trong thời gian qua.
Điều này đã mang lại lợi nhuận to lớn cho các công ty sản xuất dầu, mà cái tên đáng chú ý nhất hiện nay là Saudi Aramco, một trong những tập đoàn sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới của Saudi Arabia (A-rập Xê-út). Tập đoàn này đã vượt Apple giành lại vị trí công ty niêm yết trên sàn chứng khoán có giá trị lớn nhất toàn cầu sau khi đã mất "ngôi vương" vào tay nhà sản xuất điện thoại iPhone vào cuối tháng 7/2020.Aramco tăng dần sản lượng dầu trong suốt những năm 1940, đạt mốc 500.000 thùng/ngày vào năm 1949. Khả năng xuất khẩu dầu mỏ của Saudi Arabia tăng mạnh vào năm 1951, sau khi nước này mở đường ống xuyên Saudi Arabia. Đường ống kéo dài hơn 1.200 km trên khắp vùng Vịnh, đưa dầu ra Địa Trung Hải và giảm đáng kể thời gian, công sức để đưa dầu lên tàu. Một bước tiến lớn của Aramco là vào năm 1960 với sự ra đời của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC). OPEC hiện là tổ chức quan trọng nhất của thị trường dầu mỏ và ảnh hưởng lớn đến giá cả "vàng đen".
Trong những năm đầu, Aramco không thuộc sở hữu của nhà nước Saudi Arabia. Nhưng đến năm 1973, Chính phủ Saudi Arabia nắm giữ 25% cổ phần Aramco. Cổ phần của chính phủ tăng lên 60% vào năm 1974 và hoàn tất việc quốc hữu hóa trong năm 1980. Năm 1988, Aramco đổi tên thành Saudi Aramco.Trong vài thập niên tiếp theo, Saudi Aramco mở rộng hoạt động một cách mạnh mẽ thông qua một loạt vụ mua lại và mở nhiều cơ sở sản xuất dầu mới. Năm 2009, tập đoàn có khả năng sản xuất 12 triệu thùng dầu thô/ngày. Vào những năm đầu của thế kỷ 21, nền kinh tế Saudi Arabia gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thu từ dầu mỏ. Sự sụt giảm giá trong năm 2014 khiến thị trường lao đao, buộc nền kinh tế Saudi Arabia phải thay đổi.Thái tử Mohammed bin Salman đã đưa ra kế hoạch Tầm nhìn 2030 nhằm hiện đại hóa và đa dạng hóa nền kinh tế Saudi Arabia, bao gồm khai thác trữ lượng khoáng sản chưa từng khai thác, nâng cao vị thế trong thương mại toàn cầu và tăng doanh thu du lịch. Một phần của kế hoạch Tầm nhìn 2030 là niêm yết Saudi Aramco trên thị trường tài chính quốc tế.Bất chấp những quan ngại, thương vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Saudi Aramco đã huy động được 25,6 tỷ USD, định giá Saudi Aramco ở mức 1.700 tỷ USD, đưa tập đoàn trở thành công ty đại chúng đắt giá nhất thế giới. Trước đó, vị trí này thuộc về Apple với mức định giá 1.150 tỷ USD. Đây cũng được xem là thương vụ IPO lớn nhất lịch sử./.
- Từ khóa :
- saudi aramco
- apple
- dầu mỏ
- opec
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận của Aramco tăng 82% nhờ giá dầu tăng phi mã
07:03' - 16/05/2022
Tập đoàn năng lượng Aramco của Saudi Arabia đã công bố mức lợi nhuận tăng chóng mặt - tới 82% trong quý I/2022 do giá dầu mỏ trên thị trường thế giới tăng phi mã.
-
Chứng khoán
Saudi Aramco vượt Apple trở thành công ty giá trị nhất thế giới
09:21' - 12/05/2022
Tập đoàn xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới Saudi Aramco của Saudi Arabia đã vượt Apple - nhà sản xuất điện thoại iPhone, trở thành công ty có giá trị lớn nhất toàn cầu.
-
Doanh nghiệp
Saudi Aramco vượt Apple trở thành công ty giá trị nhất thế giới
09:13' - 12/05/2022
Ngày 11/5, tập đoàn xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới Saudi Aramco của Saudi Arabia đã vượt qua Apple, nhà sản xuất điện thoại iPhone, trở thành công ty có giá trị lớn nhất toàn cầu
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích doanh nghiệp
Chuyển mình khó khăn của doanh nghiệp thép
13:23' - 07/11/2024
Nhu cầu về tôn mạ và ống thép tăng cao cả ở thị trường trong nước và xuất khẩu đã giúp các doanh nghiệp trong ngành có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng vượt trội trong quý III năm nay.