SDI - công cụ hiệu quả hỗ trợ xây dựng Chính phủ điện tử
Hạ tầng dữ liệu không gian địa lý (SDI) phát triển ở một quốc gia dưới dạng hạ tầng dữ liệu không gian quốc gia (NSDI) là công cụ trợ giúp trực tiếp để xây dựng Chính phủ điện tử và cải cách hành chính, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo ông Trần Anh Tuấn, Trưởng phòng Công nghệ đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý (Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam-Bộ Tài nguyên và Môi trường), việc sản xuất, khai thác dữ liệu không gian địa lý trên cơ sở một hạ tầng chung tạo nên môi trường hợp tác và chia sẻ thông tin, cung cấp nền tảng kỹ thuật nhằm đảm bảo sự thống nhất trong mỗi quốc gia. Việt Nam đã xây dựng khung pháp lý và chính sách quan trọng để thúc đẩy phát triển SDI như: Luật Đo đạc và bản đồ; Nghị định hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ; Chiến lược phát triển ngành đo đạc và bản đồ Việt Nam và xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Cùng với đó, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin được đầu tư và nâng cấp. Các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức liên quan của Việt Nam đã và đang triển khai nhiều dự án để xây dựng các cơ sở dữ liệu không gian địa lý, hệ thống thông tin địa lý (GIS) và các dịch vụ liên quan. Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam xây dựng và quản lý hạ tầng dữ liệu không gian quốc gia đảm bảo tích hợp, chia sẻ dữ liệu không gian địa lý giữa các cơ quan, ban ngành, giữa Trung ương với địa phương phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; tham gia, kết nối vào mạng lưới hạ tầng dữ liệu không gian địa lý khu vực.Cụ thể, thực hiện Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 09/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia”, Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam đã xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:25.000, 1:100.000, 1:250.000, 1:500.000 và 1:1.000.000 để phục vụ cho việc xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia. Các địa phương cũng tích cực xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000.
Để phát triển SDI tại Việt Nam, ông Trần Tuấn Anh cho rằng, cần đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT); tăng cường sự phối hợp và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức liên quan; đặc biệt, cần tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn. Bên cạnh các giải pháp về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến, tăng cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong việc xây dựng và vận hành SDI, việc chia sẻ, tích hợp dữ liệu không gian địa lý quốc gia dùng chung phục vụ cho nhu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh cũng rất quan trọng. Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam đã hoàn thiện xây dựng, vận hành thử nghiệm Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam để hỗ trợ việc quản lý, lưu trữ, chia sẻ và khai thác dữ liệu, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương phục vụ quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và các nhu cầu của xã hội. Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam được vận hành sẽ đảm bảo việc truy cập dễ dàng, thuận tiện, dữ liệu không gian địa lý quốc gia được kết nối và có sẵn để sử dụng. Đây là một phương tiện điện tử cho phép truy cập dữ liệu không gian địa lý quốc gia và cung cấp thông tin, dịch vụ liên quan. Các dịch vụ được thực hiện thông qua Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam bao gồm việc chia sẻ, chuyển đổi, phân tích, tích hợp, tra cứu và tải dữ liệu về địa lý quốc gia.- Từ khóa :
- chính phủ điện tử
- chuyển đổi số
- Việt Nam
Tin liên quan
-
Công nghệ
Việt Nam tăng 15 bậc trong bảng xếp hạng Chính phủ điện tử toàn cầu năm 2024
11:14' - 19/09/2024
Theo Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử năm 2024 (E-Government Development Index – EGDI) của Liên hợp quốc, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 71 trong tổng số 193 quốc gia, tăng 15 bậc so với năm 2022.
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Thông tin và Truyền thông cập nhật Khung kiến trúc chính phủ điện tử Việt Nam
14:29' - 08/01/2024
Bộ Thông tin và Truyền thông đã nghiên cứu xây dựng và cập nhật, bổ sung một số nội dung mới và ban hành Khung kiến trúc chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 3.0, hướng tới chính phủ số.
-
DN cần biết
Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số
16:57' - 17/06/2021
Chính phủ số sẽ được hình thành vào năm 2025. Chuyển đổi từ Chính phủ điện tử thành Chính phủ số là sự chuyển đổi có tính căn bản.
-
Kinh tế Việt Nam
Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025
22:10' - 16/06/2021
Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký phê duyệt.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Microsoft khuyến khích người dùng Windows 10 mua máy tính mới
22:54' - 21/11/2024
Tập đoàn công nghệ Microsoft (Mỹ) đang khuyến khích người dùng chi tiền mua máy tính mới thay vì mở hầu bao để nhận được hỗ trợ.
-
Công nghệ
OpenAI sẽ cung cấp miễn phí ChatGPT Search
12:34' - 21/11/2024
ChatGPT Search là một công cụ tìm kiếm được tích hợp trong ChatGPT, cho phép người dùng tìm kiếm thông tin và nhận câu trả lời trực tiếp từ chatbot này.
-
Công nghệ
Lợi nhuận của Nvidia vượt dự báo nhờ nhu cầu chip AI
11:18' - 21/11/2024
Nvidia - “gã khổng lồ” sản xuất chip của Mỹ thông báo đạt lợi nhuận 19 tỷ USD với doanh thu cao kỷ lục trong quý trước nhờ nhu cầu mua phần cứng cho phát triển công nghệ AI ngày càng tăng.
-
Công nghệ
Phần Lan đầu tư siêu máy tính mới
16:17' - 20/11/2024
Phần Lan đang mua một siêu máy tính quốc gia mới có tên Roihu, với kỳ vọng sẽ tăng gấp 3 nguồn lực siêu máy tính của quốc gia châu Âu này.
-
Công nghệ
Đầu tư hạ tầng và đảm bảo an toàn để phát triển internet Việt Nam
16:07' - 20/11/2024
Việt Nam chính thức gia nhập mạng internet toàn cầu năm 1997. Gần 30 năm qua, quy mô internet Việt Nam đã lớn hơn, kết nối internet ngày càng nhanh hơn và công nghệ ngày càng hiện đại hơn.
-
Công nghệ
Cao Bằng: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
11:10' - 20/11/2024
Cao Bằng có lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển cây trồng, vật nuôi đặc sản, có giá trị thương phẩm, lợi thế cạnh tranh cao.
-
Công nghệ
Google đầu tư hơn 20 triệu USD cho các nhà nghiên cứu AI
16:34' - 19/11/2024
Google công bố một sáng kiến tài trợ mới trị giá lên tới 20 triệu USD tiền mặt và 2 triệu USD tín chỉ điện toán đám mây nhằm hỗ trợ giới khoa học đột phá khoa học lớn tiếp theo thông qua AI.
-
Công nghệ
Tuần lễ Số quốc tế Việt Nam 2024: AI là công nghệ cốt lõi
15:13' - 19/11/2024
Tuần lễ Số quốc tế Việt Nam 2024 được đánh giá là lần tổ chức có quy mô lớn nhất từ trước tới nay, với 12 sự kiện chính thức và các sự kiện bên lề.
-
Công nghệ
Nghệ An đề ra mục tiêu cấp thiết về chữ ký số, chữ ký điện tử cá nhân
07:13' - 19/11/2024
Chữ ký số mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong việc xác định tính pháp lý khi tham gia những hoạt động, giao dịch trên môi trường điện tử.