Việt Nam tăng 15 bậc trong bảng xếp hạng Chính phủ điện tử toàn cầu năm 2024
Thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: theo Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử năm 2024 (E-Government Development Index – EGDI) của Liên hợp quốc, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 71 trong tổng số 193 quốc gia, tăng 15 bậc so với năm 2022. Đây là lần đầu tiên Việt Nam được xếp vào nhóm EGDI ở mức Rất Cao và vươn lên vị trí xếp hạng cao nhất kể từ khi bắt đầu tham gia đánh giá EGDI của Liên hợp quốc năm 2003.
Trong bảng Chỉ số tham gia điện tử (EPI) năm 2024, Việt Nam đạt 0.6027, xếp thứ 72 trên thế giới, cao hơn mức trung bình của thế giới (gần 0.5). Điều này cho thấy sự nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành trong việc tăng cường sự tham gia của người dân vào các dịch vụ công trực tuyến.
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã vượt Brunei để vươn lên vị trí thứ 5 trong 11 nước (tăng 1 bậc so với năm 2022); 4 nước có vị trí cao hơn Việt Nam là Singapore, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Đáng chú ý là Singapore tăng 9 bậc và vươn lên xếp thứ 3 trên toàn thế giới; Philippines tăng 16 bậc; Việt Nam tăng 15 bậc; Indonesia tăng 13 bậc; Đông Timor giảm 12 bậc. Liên hợp quốc đánh giá Việt Nam cùng với 3 quốc gia: Indonesia, Philippines, Brunei ở khu vực Đông Nam Á có giá trị EGDI chuyển từ nhóm Cao lên nhóm Rất Cao. Trong đó, Liên hợp quốc đánh giá cao Việt Nam về những nỗ lực trong việc cải tiến chất lượng dịch vụ công trực tuyến. So với 55 quốc gia trong nhóm có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam là một trong năm quốc gia có EGDI ở mức Rất Cao (4 quốc gia khác là Ukraine; Mongolia; Uzbekistan và Philippines). Trong báo cáo khảo sát năm nay, Liên hợp quốc còn đánh giá 3 chỉ số phụ bao gồm: Tham gia điện tử (EPI); Dịch vụ trực tuyến địa phương (LOSI, bắt đầu đánh giá, công bố năm 2020); Dữ liệu mở của Chính phủ (OGDI, bắt đầu đánh giá, công bố năm 2020). Trong đó, OGDI đạt 0.7436, xếp thứ 77/193, tăng 10 bậc so với năm 2022; LOSI (Liên hợp quốc lựa chọn đánh giá Thành phố Hồ Chí Minh) đạt 0.6354, xếp hạng 53/152 thành phố (năm 2022 xếp 54/146); EPI đạt 0.6027, xếp hạng 72/193, giữ nguyên so với năm 2022. Với kết quả xếp hạng vượt bậc này, Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu đặt ra năm 2024 về xếp hạng chính phủ điện tử tăng ít nhất 05 bậc tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024; đồng thời thể hiện sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc, nỗ lực của cơ quan nhà nước các cấp đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận. Thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực để triển khai chuyển đổi số quốc gia nhằm phát triển kinh tế - xã hội, trong đó thực hiện các giải pháp để tiếp tục nâng cao thứ hạng Chỉ số chính phủ điện tử, chính phủ số của Việt Nam theo đánh giá của Liên hợp quốc; từ đó cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Báo cáo viên đặc biệt của LHQ đánh giá những tiến bộ của Việt Nam
08:51' - 19/09/2024
Việt Nam đã có những tiến triển đáng kể trong thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự Phát triển bền vững trong nhiều lĩnh vực như xóa đói giảm nghèo, tiếp cận nước sạch và vệ sinh...
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam được đánh giá là mắt xích quan trọng trong nhiều chuỗi giá trị toàn cầu
18:39' - 18/09/2024
Việt Nam đã khẳng định vị thế là một trong những mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC), có sức ảnh hưởng đến những động lực kinh tế khu vực và thế giới.
-
Kinh tế & Xã hội
Việt Nam - Điểm đến yêu thích của du khách Hàn Quốc dịp Trung Thu
14:23' - 12/09/2024
Với tỷ lệ 18%, Việt Nam đứng thứ 2 trong danh sách các điểm đến du lịch được ưa thích du khách Hàn Quốc ưu tiên lựa chọn trong kỳ nghỉ lễ Chuseok (Tết Trung Thu) năm 2024.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Hà Nội chú trọng đào tạo ngoại ngữ thông qua ứng dụng công nghệ số
07:30'
Đây là một chiến lược đúng đắn, kịp thời, phản ánh sự quyết tâm của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội trong việc tạo ra những bước tiến vững chắc trong đào tạo ngoại ngữ thông qua ứng dụng công nghệ số.
-
Công nghệ
OpenAI "tung chiêu" thu hút thêm người dùng ChatGPT
13:30' - 06/04/2025
Doanh nghiệp công nghệ OpenAI đang có kế hoạch sẽ cung cấp miễn phí tính năng Deep Research cho tất cả người dùng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ChatGPT, bao gồm những người dùng không trả phí.
-
Công nghệ
Người dùng cập nhật Windows 11 thuận tiện hơn với tính năng hữu ích
07:30' - 06/04/2025
Tập đoàn công nghệ Microsoft vừa công bố tính năng Windows Hotpatch hiện có sẵn cho người dùng phiên bản 24H2 của hệ điều hành Windows 11.
-
Công nghệ
Gemini 2.5 Pro - mô hình AI tiên tiến nhất của Google
13:30' - 05/04/2025
Người dùng có thể trải nghiệm Gemini 2.5 Pro ngay trên trang web Gemini.
-
Công nghệ
Android 16 và iOS 19: Kẻ tám lạng, người nửa cân
07:30' - 05/04/2025
Tập đoàn công nghệ Google dự kiến sẽ phát hành phiên bản cuối cùng của Android 16 vào tháng 5/2025 hoặc tháng 6/2025.
-
Công nghệ
Nintendo sẽ "hào phóng" với người chơi game hơn
13:30' - 04/04/2025
Theo các nhà phân tích, Virtual Game Cards là một bước tiến đáng chú ý, giúp trải nghiệm sở hữu game kỹ thuật số trên Nintendo trở nên bớt cứng nhắc và thân thiện hơn.
-
Công nghệ
Bổ sung băng tần 6GHz, tốc độ Internet wifi tại Việt Nam sắp tăng
09:17' - 04/04/2025
Chiến lược hạ tầng số Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 đã xác định Wi-Fi thế hệ mới là một thành phần không thể thiếu của hạ tầng viễn thông và Internet.
-
Công nghệ
Bồi đắp văn hoá đọc và kỹ năng số cho học sinh
07:30' - 04/04/2025
Việc đọc, trải nghiệm sách có mối liên hệ chặt chẽ đến sự phát triển đa nhận thức, năng lực ngôn ngữ, toán học và các kĩ năng cảm xúc xã hội của trẻ em.
-
Công nghệ
YouTube thử nghiệm tính năng mới nhằm giảm tình trạng tràn ngập thông báo
13:30' - 03/04/2025
YouTube đang nỗ lực cân bằng giữa sự hài lòng của người xem và quyền lợi của nhà sáng tạo.