Sẽ điều chuyển các dự án đầu tư công giải ngân dưới 60%
Theo đó, đến ngày 30/8/2020, các dự án giải ngân dưới 60% sẽ bị điều chuyển và xem xét trách nhiệm chủ đầu tư.
Năm 2020, tỉnh Hậu Giang có tổng số kế hoạch vốn được giao 2.273 tỷ đồng,. Khối lượng thực hiện đến 16/7/2020 là 1.334 tỷ đồng, đạt 49,9%, thấp hơn 12,66% so với cùng kỳ. Giá trị giải ngân là 1.130 tỷ đồng, đạt 49,7%, thấp hơn 4,28% với cùng kỳ.
Trong đó, tổng số vốn kéo dài của toàn tỉnh là 490 tỷ đồng. Giá trị giải ngân đến nay là 79 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 32,8%. Đối với các nguồn vốn do Trung ương quản lý là 152 tỷ đồng; giá trị giải ngân 29,5 tỷ đồng, đạt 19,3% kế hoạch.
Đến 30/6/2020, tỉnh Hậu Giang có 21 dự án được kéo dài, với số vốn tương đối lớn từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 50% kế hoạch vốn.
Một số dự án vướng mắc về thủ tục đất đai, bồi thường giải phóng mặt; đồ án quy hoạch chưa cập nhật được nội dung điều chỉnh, kế hoạch sử dụng đất chưa được điều chỉnh. Một số địa phương không có khu tái định cư nên không bố trí được đất ở cho người dân có đất bị thu hồi.
Việc thiết kế, dự toán công trình, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu chậm vì một số trường hợp chủ đầu tư và tư vấn chuyên môn chưa sâu.
Chất lượng hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, phải chỉnh sửa nhiều lần, kéo dài thời gian. Song song với đó là ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến việc huy động nhân công làm việc gặp khó khăn, từ đó ảnh hưởng tới tiến độ thi công công trình.
Hiện tỉnh Hậu Giang đang gặp một số khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư công. Theo đó, năm 2020 là năm cuối triển khai kế hoạch trung hạn 2016 - 2020, tỉnh phải tập trung triển khai nhiều dự án khởi công mới.
Đối với các dự án được đầu tư từ nguồn thu vượt ngoài kế hoạch trung hạn hầu hết bố trí đủ vốn theo tổng mức đầu tư được duyệt. Một số dự án mới đang triển khai thủ tục đấu thầu, chưa đủ khối lượng để thanh toán hết kế hoạch năm.
Bên cạnh đó, số vốn năm 2019 kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2020 tương đối lớn, tạo áp lực cho các đơn vị trong việc triển khai dự án và thực hiện, thanh toán kế hoạch vốn.
Với mục tiêu giải ngân 100% kế hoạch vốn Trung ương giao năm 2020, tỉnh Hậu Giang triển khai, thực hiện kế hoạch điều hành linh hoạt, quyết liệt trong điều chuyển vốn giữa các chủ đầu tư chậm thực hiện giải ngân.
Đến ngày 30/8/2020, các dự án giải ngân dưới 60% sẽ bị điều chuyển và xem xét trách nhiệm chủ đầu tư. Đồng thời tập trung chỉ đạo công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, giải quyết khó khăn từng trường hợp cụ thể.
Tỉnh sẽ có biện pháp xử lý nghiêm các nhà thầu chậm tiến độ. Với trường hợp dự án chậm tiến độ nhưng chủ đầu tư không đôn đốc, không thực hiện hết trách nhiệm thì sẽ quy trách nhiệm cho chủ đầu tư.
Các chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân cũng sẽ bị xử lý nghiệm nếu cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao, thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công.
Cùng với đó, tỉnh sẽ tăng cường công tác công khai thông tin, phát huy vai trò giám sát của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành và lãnh đạo địa phương chịu trách nhiệm toàn diện trước Tỉnh ủy và UBND tỉnh nếu không đạt mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2020.
Kết quả giải ngân được xếp vào một trong những căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2020 của tổ chức, cá nhân được phân công theo dõi./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyên Quang cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
16:12' - 05/08/2020
Trong tổng số vốn đầu tư công năm 2020 tính đến ngày 31/7/2020 của tỉnh Tuyên Quang được Thủ tướng Chính phủ giao 3.266,76 tỷ đồng. Đến nay, tỉnh đã giải ngân trên 1.226 tỷ đồng, đạt gần 38% kế hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất sớm điều chuyển vốn đầu tư công giữa các bộ, ngành, địa phương
14:53' - 03/08/2020
Việc điều chuyển này là điều chuyển vốn giữa các bộ ngành, địa phương giải ngân kém sang bộ ngành, địa phương giải ngân tốt. Còn điều chuyển trong nội bộ bộ, ngành, địa phương được thực hiện từ trước.
-
Tài chính
Giải ngân vốn đầu tư công: Không để dồn vào cuối năm
13:18' - 03/08/2020
Hiện nhiều địa phương đang gấp rút thực hiện các giải pháp nhằm khơi thông dòng vốn đầu tư công, đồng thời cam kết giải ngân 100% nguồn vốn này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46'
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40'
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18'
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41'
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24'
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu nông sản tìm cơ hội trong thách thức
17:23'
Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đang cố gắng tìm hướng đi, khắc phục khó khăn và tìm cơ hội xuất khẩu mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác chiến lược thúc đẩy chuỗi cung ứng hàng hoá quốc gia
16:52'
Cả hai bên cam kết sẽ tận dụng tối đa thế mạnh về cơ sở hạ tầng, con người, và kinh nghiệm trong ngành để phát triển chuỗi cung ứng hàng hóa một cách hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp phát triển hồ tiêu bền vững
16:33'
Việt Nam đang là một trong 3 quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu và gia vị, tuy nhiên ngành hồ tiêu đang đối mặt với nhiều biến động, thách thức để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.