Sẽ tiết kiệm 4.222 tỷ đồng/năm qua sử dụng Cổng dịch vụ công Quốc gia
Theo kế hoạch, ngày 9/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì khai trương Cổng dịch vụ công Quốc gia. Đây là dấu ấn quan trọng với mục tiêu của Chính phủ là Chính phủ hướng tới người dân, hướng tới doanh nghiệp và tuyên bố của Thủ tướng không để người dân nào bị bỏ lại phía sau.
Ông Nguyễn Thế Quang, Phó Cục trưởng Cục Thương Mại Điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho biết, Cổng dịch vụ công Quốc gia là hệ thống kết nối Chính phủ với người dân và doanh nghiệp qua phương thức điện tử.
Theo tính toán chi phí xã hội thực hiện 8 nhóm dịch vụ công, giả định với số lượng giao dịch như năm 2018, việc chuyển từ phương thức trực tiếp sang trực tuyến tại Cổng dịch vụ công Quốc gia sẽ tiết kiệm được 4.222 tỷ đồng/năm.
Trong số đó, tính riêng chi phí tiết kiệm được do thực hiện qua Cổng dịch vụ công Quốc gia mang lại khoảng 1.736 tỷ đồng. Con số này sẽ tiếp tục tăng lên, tỷ lệ thuận với số lượng dịch vụ công trực tuyến được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Chỉ cần truy cập một địa chỉ duy nhất (dichvucong.gov.vn), bằng một tài khoản duy nhất, người dân, doanh nghiệp có thể đăng nhập được đến tất cả các Cổng dịch vụ công cấp Bộ, cấp tỉnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến; theo dõi tình trạng giải quyết, đánh giá chất lượng giải quyết và gửi phản ánh, kiến nghị không phụ thuộc vào thời gian, địa giới hành chính.
Cổng dịch vụ công Quốc gia với các nền tảng, dữ liệu dùng chung cũng sẽ giúp hạn chế việc đầu tư dàn trải tại các bộ, ngành, địa phương và giúp tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính, tăng trách nhiệm giải trình và năng lực phản ứng chính sách, thúc đẩy quá trình cải cách hành chính.
Cổng dịch vụ công quốc gia hướng tới việc số hóa hồ sơ, giấy tờ giấy, chuyển hoạt động sử dụng hồ sơ, văn bản giấy, giao dịch trực tiếp sang hoạt động sử dụng hồ sơ, văn bản điện tử, giao dịch điện tử và cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc vào thời gian, địa giới hành chính; thúc đẩy cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin; cải thiện vị trí của Việt Nam về chỉ số dịch vụ công trực tuyến trong chỉ số phát triển Chính phủ điện tử theo xếp hạng hàng năm của Liên hợp quốc.
Tại thời điểm khai trương, Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ cung cấp các dịch vụ công, bao gồm 5 dịch vụ công thực hiện tại 63 tỉnh, thành phố là: Đổi giấy phép lái xe, thông báo hoạt động khuyến mại, cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do mất, hỏng; dịch vụ cấp điện hạ áp (phục vụ người dân, hộ gia đình), dịch vụ cấp điện trung áp (phục vụ doanh nghiệp) và tích hợp tiện ích thanh toán tiền điện.
Bên cạnh đó cung cấp 4 dịch vụ công thực hiện tại cấp Bộ: Cấp giấy phép lái xe quốc tế, đăng ký khuyến mãi, nhóm dịch vụ về cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nộp thuế điện tử đối với doanh nghiệp.
Ngoài ra, đối với 4 địa phương đã tích hợp trong năm 2019 cung cấp thêm một số dịch vụ công, ví dụ tại Tp. Hồ Chí Minh là Đăng ký hộ kinh doanh và Đăng ký thuế; Hà Nội, Quảng Ninh, Hải phòng là Đăng ký khai sinh…
Giải đáp băn khoăn về tính an toàn của Cổng dịch vụ công Quốc gia, ông Huỳnh Quang Liêm, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) – đơn vị tham gia vận hành Cổng dịch vụ cho biết, hệ thống dựa trên nền tảng hạ tầng trung tâm dữ liệu thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế được vận hành nhiều năm đã chứng minh độ an toàn, thông suốt. Bên cạnh đó, Tập đoàn đã tham khảo nhiều giải pháp, ứng dụng công nghệ mới để có giải pháp an toàn thông tin.
Về an ninh dữ liệu, đại diện VNPT cho biết, tất cả quy trình vận hành quản lý dữ liệu đảm bảo an toàn bảo mật theo các quy trình và thực hiện trên kinh nghiệm VNPT quản lý dữ liệu trên 30 triệu khách hàng.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, xác định vai trò quan trọng trong xây dựng Chính phủ điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan trong hệ thống chính trị, Chính phủ đã triển khai Chính phủ điện tử từ năm 2000. Tuy nhiên, với yêu cầu cao hơn trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, việc triển khai Chính phủ điện tử cần phải đi vào thực chất, hiệu quả.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng nhìn nhận, trong quá trình thực hiện Cổng dịch vụ công Quốc gia sẽ có vô vàn khó khăn. Đây là sản phẩm bước đầu và quá trình thực hiện là 5 đến 10 năm hoặc lâu hơn nữa, không có giới hạn và trong quá trình thực hiện sẽ làm giầu dần dữ liệu. “Không tham vọng nhiều mà Cổng dịch vụ ưu tiên nhu cầu người dân, doanh nghiệp. Làm chắc trên cơ sở nền tảng hạ tầng và an toàn tuyệt đối hệ thống” Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định./.
- Từ khóa :
- dịch vụ công
- Cổng dịch vụ công Quốc gia
- chính phủ
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Vĩnh Phúc công bố danh mục thủ tục hành chính dịch vụ công trực tuyến
10:50' - 29/11/2019
UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa công bố 366 danh mục thủ tục hành chính dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh đẩy mạnh thanh toán dịch vụ công không dùng tiền mặt
09:51' - 28/11/2019
Tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt chiếm từ 80-100% các dịch vụ công.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh đủ điều kiện kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia
08:18' - 08/11/2019
Tỉnh Quảng Ninh đã đủ điều kiện và sẵn sàng kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia vào cuối tháng 11/2019.
-
DN cần biết
Từ 1/11, Bộ Công Thương triển khai dịch vụ công trực tuyến về xuất nhập khẩu
21:06' - 30/10/2019
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã hoàn thành việc xây dựng và bắt đầu thực hiện cung cấp thủ tục hành chính cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ khẩn trương hoàn thành các gói thầu sử dụng vốn ODA
22:07'
Với các dự án sử dụng vốn ODA đã và đang triển khai thực hiện, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan tích cực phối hợp với các nhà thầu tổ chức thi công khẩn trương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp trong nước
21:13'
Chiều tối 19/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến với các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài về phát triển thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhận diện điểm nghẽn, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi thực chất hơn
20:11'
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị VCCI quan tâm, có đóng góp tích cực và giá trị để đưa tiếng nói của doanh nghiệp đến với Quốc hội và Chính phủ thông qua diễn đàn.
-
Kinh tế Việt Nam
EU chấm dứt quyền lợi thuế đối với 1.800 hàng hóa Ấn Độ
19:02'
Xuất khẩu nhựa, đá, máy móc và thiết bị cơ khí trị giá 7,9 tỷ USD của Ấn Độ sang Liên minh châu Âu (EU) sẽ không còn đủ điều kiện để được hưởng mức thuế thấp hoặc bằng không kể từ tháng 1/2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng cục Thủy sản phối hợp cùng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển gỡ "thẻ vàng" thuỷ sản
18:52'
Chiều 19/8, tại Hà Nội, Tổng cục Thủy sản và Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa hai bên giai đoạn 2020-2021, triển khai kế hoạch 2022-2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến với các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài
18:06'
Chiều 19/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến với các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cấp, quản lý mã số vùng trồng
17:23'
Ngày 19/8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức phát động Chuyển đổi số nông nghiệp và phát triển nông thôn.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên nhân hàng hóa qua cảng biển chưa lấy lại đà tăng trưởng cao
17:10'
Theo thống kê mới nhất của Cục Hàng hải Việt Nam, trong tháng 7/2022, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển trên cả nước đạt 62,9 triệu tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Cựu Đại sứ đặc biệt Việt Nam – Nhật Bản
16:13'
Chiều nay, 19/8, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Cựu Đại sứ đặc biệt Việt Nam – Nhật Bản, ông Sugi Ryotaro.