Sẽ tổng rà soát vị trí đặt trạm thu phí dự án BOT
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 13, sáng 15/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT)”. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên họp.
BOT là hướng đi đúng đắn
Trình bày báo cáo kết quả giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Trưởng Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu rõ, việc thực hiện các dự án giao thông đầu tư theo hình thức BOT trong thời gian qua đã khiến diện mạo về hệ thống giao thông, đặc biệt là hệ thống đường, cầu có sự chuyển biến rõ rệt, phát huy hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, làm tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Giai đoạn 2011-2016, Bộ Giao thông Vận tải đã huy động trên 171.000 tỷ đồng, trong đó vốn BOT là hơn 154.000 tỷ đồng/59 dự án, chiếm khoảng 90,2%. Đến nay, 55 dự án BOT đã hoàn thành đưa vào vận hành khai thác với tổng mức đầu tư gần 138.000 tỷ đồng.
Theo báo cáo của 43 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các địa phương đã huy động được hơn 80.000 tỷ đồng cho các dự án BOT. Nhiều công trình trọng điểm, có tính kết nối cao giữa các vùng miền đã được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa (mở rộng Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên...).
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, trong bối cảnh nguồn lực ngân sách nhà nước hạn chế và nguồn ODA thu hẹp dần, việc huy động thông qua hình thức hợp đồng BOT là hướng đi đúng đắn để phát triển giao thông nói riêng, phát triển kinh tế nói chung, đồng thời giảm bớt gánh nặng của ngân sách nhà nước trong việc thực hiện chủ trương xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ cho nền kinh tế.
Đa số người dân tham gia giao thông được hưởng những dịch vụ, hàng hóa công cộng tốt hơn, đầy đủ hơn với một mức chi phí hợp lý. Kết quả và kinh nghiệm có được trong việc triển khai các dự án giao thông BOT đã khẳng định hướng đi đúng đắn của mô hình đầu tư theo hình thức PPP, cần tiếp tục được phát triển và mở rộng sang các lĩnh vực kinh tế khác. Đó cũng là cơ sở để Nhà nước hoàn thiện chính sách pháp luật, nâng cao hiệu quả và thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư tham gia, nhất là nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, báo cáo của Đoàn giám sát cũng thẳng thắn chỉ rõ nhiều hạn chế, tồn tại từ việc ban hành chính sách đến thực tế triển khai. Theo đó, việc triển khai các chiến lược, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng chưa có nguyên tắc và thứ tự ưu tiên. Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án còn bất cập. Việc xác định phương án tài chính của dự án còn chưa hợp lý...Đặc biệt, công tác thu phí sử dụng dịch vụ còn nhiều bất cập: Vị trí đặt trạm thu phí và khoảng cách giữa các trạm chưa hợp lý. Khung giá dịch vụ quy định rất rộng, dễ dẫn đến tiêu cực. Ngoài ra, quá trình tham vấn về vị trí trạm thu phí chưa lấy ý kiến người dân gần trạm, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các đối tượng thường xuyên sử dụng đường... khiến người dân bức xúc, phản đối kéo dài trong thời gian qua.
Đặc biệt, nhiều trường hợp phí tăng nhưng chất lượng công trình xuống cấp nghiêm trọng, khiến người dân phải trả chi phí cho chất lượng dịch vụ không tương xứng.
Rà soát vị trí đặt trạm thu phí dự án BOT
Thảo luận tại phiên họp, mặc dù đánh giá cao tác động của hình thức BOT lên cơ sở hạ tầng phục vụ kinh tế - xã hội, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất với nhận định, hình thức này vẫn còn một số điểm bất cập, chủ yếu do yếu tố chủ quan.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu nêu vấn đề về việc những con đường độc đạo do cha ông để lại nhưng vẫn bị thu phí. Nhiều đoạn đường rất ngắn nhưng vẫn làm theo hình thức BOT dẫn tới nhân dân phản ứng.
Để giải quyết tình trạng này, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu đề xuất cân nhắc lại việc thu phí trên những tuyến đường độc đạo. Trường hợp cần thiết, mở tuyến đường mới có thu phí bên cạnh tuyến đường cũ để người dân lựa chọn.
Cho ý kiến về công tác thu phí đối với dự án BOT, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ chỉ rõ, khoảng cách đặt trạm thu phí và mức thu phí là khởi nguồn dẫn tới mọi phản ứng của người dân. Dẫn chứng về vụ việc người dân dùng tiền lẻ trả phí gây ách tắc giao thông tại Trạm thu phí Cai Lậy (Tiền Giang) những ngày gần đây, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị cần làm rõ thêm vấn đề này, nêu rõ nguyên nhân và cách khắc phục để tránh tái diễn.
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng, Nhà nước cần mua lại quyền thu phí ở những trạm không bảo đảm khoảng cách tối thiểu 70km trở lên để tránh bức xúc trong nhân dân. Đặc biệt, cần tổng rà soát để xây dựng quy hoạch về công trình giao thông thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT, để có thể thực hiện chủ trương này bài bản trong thời gian tới.
Ngoài ra, Nhà nước cần đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm, giám sát chặt thu phí giao thông đường bộ để đảm bảo minh bạch, công khai.
Đồng tình với quan điểm này, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị, trong thời gian tới, Chính phủ cần chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện việc rà soát các vị trí đặt trạm thu phí hiện nay, ban hành tiêu chí thành lập trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ, xây dựng mức giá phù hợp.Chính phủ xem xét, áp dụng công nghệ tiên tiến (thu phí không dừng) để bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động thu giá, xây dựng cơ chế và áp dụng công nghệ để giám sát chặt chẽ doanh thu của các trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ; đến năm 2019 triển khai đồng bộ thu phí không dừng với tất cả các tuyến quốc lộ trên toàn quốc.
Hoàn thiện quy định pháp luật về đầu tư BOT
Phát biểu tại phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, chủ trương huy động vốn ngoài ngân sách để đầu tư kết cấu hạ tầng nói chung trong đó kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng là hoàn toàn đúng đắn và thời gian qua đã triển khai khá tốt. Nhiều công trình trọng điểm quốc gia, nhiều tuyến đường quan trọng đã được đầu tư xây dựng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng cũng như của cả nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong triển khai, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức BOT thời gian qua. Đó là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hình thức đầu tư này chưa hoàn thiện, đồng bộ. Trong khi chưa có đánh giá tổng kết về việc xây dựng, triển khai pháp luật, đầu tư lại khá ồ ạt.Việc triển khai quy hoạch giữa các ngành, lĩnh vực chưa nhất quán, thiếu quy hoạch hệ thống giao thông đồng bộ. Quá trình lập, thẩm tra, phê duyệt dự án BOT còn bất cập, dẫn tới nhiều dự án điều chỉnh tăng mức đầu tư. Bên cạnh đó, việc lựa chọn nhà đầu tư còn nhiều hạn chế; hầu hết các dự án thời gian qua là chỉ định thầu làm giảm tính cạnh tranh và hiệu quả đầu tư của dự án.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị, trong thời gian tới, các cơ quan Nhà nước cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật về đầu tư BOT; nghiên cứu trình Quốc hội ban hành Luật Đối tác công tư để tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ; tạo hành lang pháp lý đủ mạnh để bảo đảm Nhà nước và tư nhân thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng.Trong khi chưa ban hành Luật, Chính phủ cần chủ động nghiên cứu, sửa đổi, điều chỉnh quy định bất hợp lý, hạn chế trong thực tiễn. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần nâng cao trách nhiệm trong việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án; tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện của nhà đầu tư trong cả giai đoạn thực hiện dự án, vận hành và bảo trì và giai đoạn kết thúc chuyển giao để bảo đảm sau khi hết thời hạn thu phí, công trình được bàn giao lại cho Nhà nước vẫn phải đảm bảo chất lượng vận hành./.
- Từ khóa :
- dự án bot
- bot giao thông
- đầu tư bot
- trạm thu phí bot
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kết quả xử lý các bất cập tại trạm thu phí BOT
19:17' - 07/08/2017
Chiều 7/8, Bộ Giao thông Vận tải chính thức có thông tin về kết quả xử lý các bất cập tại các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án BOT (Trạm thu phí BOT).
-
Doanh nghiệp
Các trạm thu phí BOT phải lắp bảng điện tử công khai thông tin thu phí
15:14' - 03/08/2017
Biển điện tử gắn tại trạm thu phí phải thể hiện đầy đủ các thông tin như: tổng mức đầu tư; tổng thời gian thu; thời điểm bắt đầu thu; thời gian thu còn lại; doanh thu tháng trước; doanh thu lũy kế...
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải minh bạch trong quyết toán các dự án BOT
15:24' - 13/07/2017
Trong thời gian ngắn Bộ Giao thông Vận tải đã quyết toán được 53/58 dự án BOT thể hiện quyết tâm minh bạch trong công tác đầu tư các dự án theo hình thức này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hội nhập để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng và vượt lên
22:01' - 07/04/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài tăng cường kết nối kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam với các nước để thích ứng tốt hơn với tình hình mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị Đầu tư thường niên 2025 ở UAE
21:40' - 07/04/2025
Ngày 7/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự AIM Congress lần thứ 14 tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arab (Arập) Thống nhất (UAE).
-
Kinh tế Việt Nam
Quý I, vốn doanh nghiệp đăng ký bổ sung vào nền kinh tế gấp hơn 2 lần
20:49' - 07/04/2025
Tổng vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt 1.386.700 tỷ đồng, gấp gần 2,1 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Biến khó khăn thành cơ hội để cơ cấu lại thị trường, ngành hàng
20:37' - 07/04/2025
Chiều 7/4, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có cuộc làm việc với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng lắng nghe ý kiến đề xuất, bàn giải pháp trước chính sách thuế suất của Mỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chúng ta phải vươn lên mạnh mẽ, không được phép yếu đi
18:53' - 07/04/2025
Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với đầu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%: Việt Nam ứng phó ra sao?
16:22' - 07/04/2025
Những nỗ lực ngoại giao kinh tế của lãnh đạo Chính phủ những ngày qua, cùng sự sẵn sàng chung tay từ phía các hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng và AmCham, USABC cho chúng ta niềm tin lạc quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm bán lẻ, dịch vụ đón lượt khách tăng “khủng” dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
15:25' - 07/04/2025
Sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, địa phương và phong phú điểm đến đã góp phần tạo nên một không gian du lịch sống động, mang đậm bản sắc của thị trường du lịch Việt.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu khả quan, doanh nghiệp hồ tiêu vẫn lo ứng phó thuế của Hoa Kỳ
13:48' - 07/04/2025
Giá xuất khẩu tăng cao giúp kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục khả quan trong quý I/2025 dù lượng xuất khẩu giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Động lực cho không gian phát triển mới
13:47' - 07/04/2025
Hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ sẽ góp phần giảm chi phí logistics, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa; mở ra cơ hội, không gian phát triển rộng lớn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.