Siết chặt quản lý các chuyến bay đưa người nhập cảnh Việt Nam
Công điện nêu, thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan và địa phương đã tổ chức nhiều chuyến bay chuyên chở các nhà ngoại giao, chuyên gia, nhà đầu tư, lao động kỹ thuật cao nước ngoài và thân nhân nhập cảnh Việt Nam và đưa công dân, lao động Việt Nam có nhu cầu về nước, trong đó có nhiều lao động hết hạn hợp đồng, quá hạn lưu trú, bị mắc kẹt tại nước sở tại.
Tuy nhiên, công tác quản lý còn những bất cập, sự phối hợp giữa các cơ quan còn thiếu chặt chẽ, nhất là trong khâu tổ chức, giám sát các chuyến bay (tần suất chuyến bay, số lượng khách trên mỗi chuyến so với kế hoạch được phê duyệt).
Số lượng người nhập cảnh về địa phương quá lớn trong thời gian ngắn đã gây khó khăn cho lực lượng chức năng phòng, chống dịch của địa phương, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Thời gian tới, dịch COVID-19 dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới và trong khu vực, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch; trong khi đó, cả nước đang tích cực chuẩn bị cho công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, đồng thời tổ chức hoạt động kỷ niệm nhân dịp Lễ 30/4-1/5. Để kịp thời chấn chỉnh những bất cập và tăng cường quản lý hoạt động tổ chức các chuyến bay, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường hợp nhập cảnh nêu trên theo quy định, đồng thời bảo đảm yêu cầu phòng chống dịch, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đồng chí bộ trưởng và chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng nhiệm vụ, lĩnh vực được giao, tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về việc tổ chức các chuyến bay chuyên chở nhà ngoại giao, chuyên gia, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao người nước ngoài và thân nhân nhập cảnh Việt Nam và công dân, lao động, học sinh Việt Nam về nước; tăng cường phối hợp, giám sát, quản lý chặt chẽ công tác tổ chức chuyến bay, bảo đảm tần suất, đối tượng và số lượng người, chuyến bay theo kế hoạch được duyệt, phù hợp khả năng tiếp nhận trong nước; đồng thời tổ chức lực lượng chức năng để giải quyết nhanh các thủ tục liên quan, không để xảy ra tình trạng quá tải, bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch, tránh trục lợi, tuân thủ các quy định phòng, chống dịch COVID-19. Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải và các địa phương liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao giải quyết nhanh, thuận lợi, công khai việc đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước, người nước ngoài vào Việt Nam làm việc, đưa công dân Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; xem xét kỹ, giải quyết phù hợp các trường hợp nhập cảnh ngắn ngày, nhất là trong thời gian từ nay đến ngày 31/5/2021, trừ các trường hợp đối ngoại do Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan đề xuất. Căn cứ năng lực tiếp nhận của địa phương, để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện "mục tiêu kép" của Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về việc tiếp nhận, cách ly người nhập cảnh; tổ chức giám sát chặt chẽ việc cách ly người nhập cảnh, bảo đảm tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19, tuyệt đối không để lây nhiễm trong cơ sở cách ly và từ khu vực cách ly ra cộng đồng, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng trục lợi và không tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch.Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất với Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện.
Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam chỉ thực hiện cấp phép các chuyến bay chuyên chở các đối tượng nhập cảnh nêu trên khi có ý kiến đồng ý, tiếp nhận cách ly người nhập cảnh của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan liên quan đẩy mạnh thông tin truyền thông về chủ trương, chính sách nhập cảnh và phòng, chống dịch COVID-19 của Đảng, Nhà nước ta, đồng thời tuyên truyền vận động công dân Việt Nam ở nước ngoài tuân thủ các quy định của nước sở tại, không nhập cảnh trái phép về nước./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Singapore hạn chế hành khách từng qua Ấn Độ
19:30' - 23/04/2021
Kể từ 23h59 ngày 23/4, tất cả những người có thẻ cư trú dài hạn hay khách du lịch ngắn hạn đã đến Ấn Độ trong vòng 14 ngày qua sẽ không được phép nhập cảnh hoặc quá cảnh tại Singapore.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam ủng hộ Campuchia ứng phó phòng, chống dịch COVID-19
18:46' - 23/04/2021
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Đối ngoại Trung ương Nguyễn Huy Tăng đã trao tặng cho Đại sứ Vương quốc Campuchia tại Việt Nam Chhay Navuth 300.000 USD để nước này ứng phó với dịch COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Thái Lan cảnh báo nguy cơ hết giường chăm sóc tích cực
18:44' - 23/04/2021
Giới chức Thái Lan vừa đưa ra cảnh báo, nếu số ca mắc mới COVID-19 theo ngày tiếp tục ở mức 1.500 ca thì tất cả các giường chăm sóc tích cực (IUC) ở thủ đô Bangkok sẽ kín bệnh nhân trong vòng 1 tuần.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Pháp trải qua đỉnh dịch của làn sóng thứ 3
17:30' - 23/04/2021
Ngày 22/4, Thủ tướng Pháp Jean Castex nhận định làn sóng thứ 3 dịch COVID-19 tại quốc gia này dường như đã qua thời kỳ đỉnh điểm khi số ca mắc mới có chiều hướng giảm trong những ngày qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27'
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08'
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23'
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18'
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11'
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07'
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01'
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49'
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự báo thị trường mua bán sáp nhập tại Việt Nam sẽ nhộn nhịp trở lại
17:48'
Sự trầm lắng này chỉ là vấn đề mang tính thời điểm và xu hướng chung của thị trường toàn cầu, kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau đại dịch và biến động địa chính trị trên thế giới.