Singapore và Mỹ ký thỏa thuận nghiên cứu công nghệ hạt nhân
Thỏa thuận này, còn được gọi là “Hiệp định 123”, được trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức hai ngày của ông Blinken tới Singapore.
Thỏa thuận sẽ cho phép hợp tác hạt nhân sâu sắc giữa Singapore và Mỹ, dự kiến có hiệu lực vào cuối năm nay và kéo dài trong 30 năm. Tuy nhiên, theo tuyên bố chung, Singapore vẫn chưa đưa ra bất kỳ quyết định nào liên quan đến việc triển khai năng lượng hạt nhân tại Singapore. Thỏa thuận cũng sẽ cho phép Singapore hợp tác với các quốc gia khác sử dụng công nghệ và thiết kế năng lượng hạt nhân có chứa các thành phần hoặc sở hữu trí tuệ có nguồn gốc từ Mỹ.
Phát biểu tại lễ ký, Ngoại trưởng Balakrishnan khẳng định Singapore coi việc không phổ biến vũ khí hạt nhân là điều cần thiết đối với hòa bình và an ninh quốc tế. Ông cho biết: “Các công nghệ hạt nhân thông thường hiện tại không phù hợp với Singapore. Nhưng với những tiến bộ trong công nghệ hạt nhân dân sự, chúng ta cần theo kịp những đột phá trong lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng này”. Ông nói thêm rằng thỏa thuận tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin, chuyên môn công nghệ và cho phép Singapore tăng cường hợp tác với các chuyên gia hạt nhân dân sự tại Mỹ.
“Hiệp định 123” tạo khuôn khổ pháp lý cho hợp tác hạt nhân hòa bình như xuất khẩu vật liệu, thiết bị và linh kiện hạt nhân từ Mỹ sang một quốc gia khác. Hiện Mỹ có 24 Hiệp định 123 còn hiệu lực với Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản, một số quốc gia thành viên ASEAN... “Hiệp định 123” của Indonesia và Việt Nam với Mỹ có hiệu lực vào năm 1981 và 2014, trong khi thỏa thuận của Philippines với Mỹ có hiệu lực vào ngày 2/7 năm nay.
Thỏa thuận mới ký kết này cần được Quốc hội Mỹ phê chuẩn. Điều này sẽ giúp Singapore tiếp cận thông tin chi tiết về công nghệ và chuyên môn năng lượng hạt nhân của Mỹ đang được kiểm soát xuất khẩu.
Singapore đang thảo luận về việc khám phá tính khả thi của năng lượng hạt nhân như một nguồn năng lượng xanh ở nước này trong tiến trình khử cacbon cho ngành điện nhằm đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Một báo cáo năm 2022 tính toán rằng năng lượng hạt nhân có thể cung cấp khoảng 0,1% nhu cầu năng lượng của Singapore vào năm 2050.
Tháng 4, Thứ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Tan See Leng cho biết nước này có kế hoạch xây dựng nhóm khoảng 100 chuyên gia về năng lượng hạt nhân trong trung và dài hạn nhưng nhấn mạnh chưa có quyết định nào được đưa ra về việc triển khai năng lượng hạt nhân.
Thông qua thỏa thuận với Mỹ cũng như các sáng kiến xây dựng năng lực khác, Singapore và Mỹ dự định tăng cường hơn nữa hợp tác hạt nhân dân sự để hiểu rõ hơn về cách các công nghệ năng lượng hạt nhân tiên tiến, bao gồm cả lò phản ứng mô-đun nhỏ, có khả năng hỗ trợ các mục tiêu về khí hậu trong khi cân bằng các nhu cầu năng lượng quan trọng.
Những sáng kiến khác bao gồm chương trình Cơ sở hạ tầng nền tảng cho việc sử dụng có trách nhiệm công nghệ lò phản ứng mô-đun nhỏ (FIRST) của Mỹ, nhằm hỗ trợ các đối tác xây dựng năng lực để hiểu rõ hơn về lò phản ứng mô-đun nhỏ hoặc các công nghệ năng lượng hạt nhân tiên tiến mới hơn, cũng như các vấn đề chính như an toàn, an ninh và không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Theo chương trình FIRST, Singapore sẽ được tiếp cận mạng lưới các tổ chức của Mỹ tham gia vào lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân sự, bao gồm Phòng thí nghiệm quốc gia Mỹ và các công ty phát triển công nghệ năng lượng hạt nhân mới hơn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng năng lực của mình. FIRST cũng sẽ đóng vai trò là nền tảng để điều phối hợp tác hạt nhân dân sự giữa Mỹ và Singapore.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Chương trình tên lửa hạt nhân của Mỹ bị "đội vốn" 65 tỷ USD
10:39' - 06/07/2024
Dự án này hiện có tên là Chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Sentinel, do Tập đoàn Northrop Grumman thiết kế và quản lý nhằm mục đích thay thế các tên lửa Minuteman III đã lỗi thời.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Động đất tại Myanmar: Đoàn Việt Nam triển khai đồng bộ các phương án cứu hộ, cứu nạn
22:12'
Phương án hiện nay của đoàn Việt Nam sau khi xác định kế hoạch tìm kiếm là sử dụng chó nghiệp vụ để tìm kiếm, cứu nạn.
-
Kinh tế Thế giới
Động đất tại Myanmar: Cứu hộ chạy đua với thời gian sau “72 giờ vàng”
16:35'
Tại thành phố Mandalay, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, nhiều người vẫn mắc kẹt dưới đống đổ nát.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tăng hỗ trợ doanh nghiệp trước sức ép thuế quan từ Mỹ
16:26'
Hàn Quốc đang dốc toàn lực để chuẩn bị ứng phó với các mức thuế đối ứng mà Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến áp dụng từ ngày 2/4.
-
Kinh tế Thế giới
Động đất tại Myanmar: Chính quyền quân sự tuyên bố quốc tang 1 tuần
16:02'
Trong thông báo, chính quyền quân sự Myanmar cho biết thời gian để tang chính thức kéo dài từ ngày 31/3 đến ngày 6/4, đồng thời nước này sẽ treo cờ rủ.
-
Kinh tế Thế giới
Anh bắt buộc Giấy phép Du lịch điện tử với du khách châu Âu từ ngày 2/4
15:04'
Từ ngày 2/4 tới, công dân các nước châu Âu đến Anh sẽ bắt buộc phải có Giấy phép Du lịch điện tử (ETA). Quyết định này được Chính phủ Anh đưa ra nhằm tăng cường an ninh biên giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Ukraine rút khỏi thỏa thuận đất hiếm có thể đối mặt rủi ro lớn
14:57'
Thỏa thuận khoáng sản đất hiếm nhằm cấp cho Mỹ quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên khoáng sản của Ukraine. Trước đó, ngày 20/3, ông Trump tuyên bố thỏa thuận sẽ được ký kết "rất sớm",
-
Kinh tế Thế giới
Người Mỹ lo ngại Tổng thống Donald Trump chưa ưu tiên kiểm soát chi phí
14:25'
Theo kết quả một cuộc khảo sát, hầu hết người Mỹ cho rằng Tổng thống Donald Trump không tập trung đủ vào việc giảm chi phí.
-
Kinh tế Thế giới
Trái phiếu Mỹ trở nên hấp dẫn khi căng thẳng thương mại leo thang
10:38'
Việc chiến tranh thương mại toàn cầu leo thang đang làm gia tăng rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế ở Mỹ và đảo lộn danh mục của giới đầu tư.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định thuế đối ứng áp dụng với tất cả các quốc gia
08:55'
Ngày 30/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết thuế đối ứng mà ông công bố trong tuần này sẽ được áp dụng đối với "tất cả các quốc gia", không phải chỉ liên quan một nhóm nhỏ từ 10-15 nước.