Sợi Thế kỷ nắm bắt cơ hội vươn lên từ mô hình kinh doanh xanh
Trước những lo ngại về môi trường ngày càng gia tăng bởi tác động tiêu cực từ chất thải công nghiệp, các sản phẩm thân thiện môi trường đang dần trở thành xu hướng tiêu dùng hiện nay.
Theo thống kê của Công ty tư vấn The ExpressWire, thị trường sợi tái chế toàn cầu dự kiến đạt hơn 5,960 tỷ USD vào cuối năm 2026. Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 6,3% trong giai đoạn 2021-2026; đạt giá trị 3,868 tỷ USD vào đầu năm 2020.
Hiện Sợi Thế kỷ là một trong hai doanh nghiệp Việt Nam sản xuất sợi tái chế, cạnh tranh trực tiếp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hưng Nghiệp Formosa (Đài Loan) về giá vốn và giá thành.
Doanh nghiệp này là đối tác nước ngoài duy nhất của Unifi Manufacturing Inc. (Mỹ) nhận nhượng quyền thương hiệu REPREVE® - một trong thương hiệu về sản phẩm tái chế hàng đầu thế giới.
Thời gian qua, doanh nghiệp này đã chủ động tăng tỷ trọng sợi tái chế đồng thời giảm tỷ trọng sợi nguyên sinh khi biên lợi nhuận mảng sợi nguyên sinh ngày càng thu hẹp.
Theo đó, tăng tỷ trọng sợi tái chế từ 35% vào cuối năm 2019 lên 38% trong 9 tháng năm 2020, hướng tới tỷ trọng sợi tái chế lên 100% doanh thu vào năm 2025.Thực tế, nhiều hãng thời trang lớn trên thế giới đều cam kết nâng tỷ trọng sử dụng sợi tái chế trong các sản phẩm trong đó có các khách hàng của Sợi Thế kỷ như Adidas, Nike, Puma.
Đặc biệt, sợi tái chế được ứng dụng nhiều vào sản xuất quần áo thể thao và athleisure. Khi xu hướng làm việc tại nhà trong dịch COVID-19 đặt yếu tố thoải mái lên hàng đầu, cùng với đó nhu cầu tập luyện thể dục trở thành ưu tiên, mặt hàng quần áo thể thao và athleisure có dấu hiệu phục hồi vượt trội so với các sản phẩm may mặc khác.Về phía chuyên gia phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán Phú Hưng đánh giá, với lộ trình tăng tỷ trọng sợi tái chế như vậy, Sợi Thế kỷ sẽ tăng cơ hội hưởng lợi gián tiếp từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP).
Dự án liên minh sợi – dệt – nhuộm của Hiệp định CPTPP yêu cầu các công đoạn từ sợi trở đi phải được thực hiện ở các nước thành viên CPTPP.Như vây, để hưởng lợi từ CPTPP, các doanh nghiệp may và dệt nhuộm sẽ ưu tiên sợi sản xuất trong nước.
Hơn nữa, với chủ trương phát triển chuỗi cung ứng dệt - nhuộm - may nội địa của Nhà nước, nhu cầu sợi nội địa có tiềm năng gia tăng trong tương lai.
Theo bà Lê Hải Ly, chuyên viên phân tích Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, Sợi Thế kỷ còn có thế mạnh trong kế hoạch mở rộng khách hàng mới ở phân khúc cao cấp.
Cụ thế, với chiến lược tập trung phát triển danh mục sản phẩm có biên lợi nhuận cao như sợi by-pass, soft package… dùng trong nội thất, STK đã có những đơn hàng đầu tiên từ thị trường Mỹ phục vụ cho ngành sản xuất ô tô (sợi AAA).Bước đầu, tỷ trọng doanh thu mới chỉ chiếm 3% và số lượng khách hàng còn ít; tuy nhiên, Sợi Thế kỷ được kỳ vọng đa dạng hóa sản phẩm và thị trường, thâm nhập vào chuỗi giá trị ngành hàng tiêu dùng lâu bền có yêu cầu kỹ thuật cao hơn so với ngành hàng tiêu dùng khác như may mặc. Từ đó giúp doanh nghiệp này giá tăng tính ổn định và cải thiện biên lợi nhuận dài hạn.
Cùng với việc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (Hiệp định EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8/2020 giảm thuế nhập khẩu sợi của Việt Nam vào thị trường EU từ 12% xuống 0%.
Điều này tiếp thêm cợ hội cho các doanh nghiệp sợi Việt Nam như Sợi Thế kỷ phát triển danh mục khách hàng EU với các ngành công nghiệp đặc trưng như ô tô, nội thất.
Trước đó, dưới tác động của dịch COVID-19 lên nhu cầu dệt may và chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2020 của Sợi Thế kỷ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, do tình hình nhận đơn hàng ảm đạm.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã có sự phục hồi mạnh kể từ cuối quý III, khi các đơn hàng đã tăng trở lại.Kết quả kinh doanh quý III/2020 ghi nhận mức lợi nhuận 20,1 tỷ đồng, tăng 603% so với quý trước; doanh thu đạt 327 tỷ đồng, tăng 30% so với quý trước.
Đặc biệt, tỷ suất lợi nhuận gộp trong quý III/2020 cũng tăng trưởng mạnh từ 8,3% trong quý trước lên 12,3%, nhờ đẩy mạnh tiêu thụ mảng sợi tái chế với biên lợi nhuận cao hơn sợi nguyên sinh.
Cụ thể, trong quý III/2020, sợi tái chế dẫn dắt sự hồi phục với doanh thu mảng này tăng 53% so với quý trước, và đóng góp 43% trong tổng doanh thu.
Trên thị trường, cổ phiếu STK của Sợi Thế kỷ đang niêm yết ở mức 20.800 đồng/cổ phiếu (chốt phiên 28/12), với hệ số P/E (hệ số giá trên lợi nhuận 1 cổ phiếu) là 11,34. Khối lượng giao dịch khớp lệnh trung bình 10 phân hơn 81.644 cổ phiếu./.
- Từ khóa :
- cổ phiếu stk
- sợi thế kỷ
- The ExpressWire
- sợi tái chế
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu từ 38- 39 tỷ USD năm 2021
10:27' - 29/12/2020
Tại phiên họp trực tuyến Chính phủ với các địa phương sáng 29/12, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam Lê Tiến Trường khẳng định, năm 2021, ngành đặt mục tiêu xuất khẩu đạt từ 38- 39 tỷ USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Chứng khoán
VN-Index tăng mạnh nhất kể từ cuối năm 2022, hướng đến vùng đỉnh lịch sử
10:29'
Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua tuần giao dịch sôi động nhất kể từ cuối năm 2022, với dòng tiền mạnh và khối ngoại mua ròng liên tiếp trên HOSE, thúc đẩy VN-Index tiến sát vùng đỉnh cũ.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Mỹ chùn bước trước "cơn gió ngược" thuế quan
14:12' - 12/07/2025
Tính chung cả tuần, chỉ số S&P 500 giảm 0,3%, chỉ số Dow Jones mất khoảng 1% và chỉ số Nasdaq giảm 0,1%.
-
Chứng khoán
Lịch chốt quyền trả cổ tức bằng tiền tuần tới (từ 14/7-18/7): HLB trả cổ tức "khủng" 110%
09:40' - 12/07/2025
Trong tuần tới từ ngày 14/7-18/7, có 28 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền, trong đó HLB trả cổ tức cao nhất 110%, trong khi BHP trả cổ tức thấp nhất 1,5%.
-
Chứng khoán
15 doanh nghiệp chốt quyền họp đại hội cổ đông tuần tới
09:38' - 12/07/2025
Trong tuần tới từ ngày 14/7-18/7, có 15 doanh nghiệp chốt quyền họp đại hội cổ đông; trong đó có 6 doanh nghiệp trên HoSE; 1 doanh nghiệp trên HNX và 9 doanh nghiệp trên UPCoM.
-
Chứng khoán
Diễn biến mới về thuế quan Mỹ khuấy động chứng khoán châu Á chiều 11/7
17:24' - 11/07/2025
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên giao dịch chiều 11/7 khi nhà đầu tư thận trọng theo dõi các diễn biến thương mại và thuế quan.
-
Chứng khoán
Thị trường chứng khoán ngày 11/7: Chỉ số VN30 lập đỉnh lịch sử
16:27' - 11/07/2025
VN30 lập đỉnh lịch sử, VN-Index tiếp tục tăng với lực đỡ từ cổ phiếu vốn hóa lớn và dòng tiền ngoại mua ròng hơn 10.000 tỷ đồng trong 10 phiên gần đây.
-
Chứng khoán
VN-Index tiến sát 1.460 điểm
12:25' - 11/07/2025
Dòng tiền vẫn chảy vào thị trường không ngừng giúp VN-Index liên tiếp thiết lập các mốc cao mới trong năm 2025.
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á nối tiếp đà khởi sắc từ Mỹ và châu Âu
11:57' - 11/07/2025
Thị trường chứng khoán châu Á hầu hết tăng điểm trong phiên ngày 11/7, nối dài đà tăng kỷ lục từ Phố Wall và London.
-
Chứng khoán
Doanh nghiệp Nhật Bản trả cổ tức kỷ lục
10:33' - 11/07/2025
Các công ty Nhật Bản dự kiến sẽ tăng cổ tức lên mức kỷ lục trong năm tài chính 2025, đánh dấu năm thứ 5 tăng liên tiếp, mặc dù căng thẳng thương mại dự kiến sẽ làm giảm lợi nhuận.