Sớm giải quyết các khó khăn cho ngành chăn nuôi
Nói thêm về những khó khăn, bà Phạm Thị Ngọc Hà, Giám đốc Công ty TNHH San Hà cho hay, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, ảnh hưởng rất lớn tới việc phát triển. San Hà đang có chuỗi liên kết với đối tác nước ngoài về chăn nuôi nhưng nhiều đơn vị đã không ký kết hợp tác cho năm 2022 nữa vì 2021 đang gặp khó khăn.
“Rất mong các bộ, ngành có giải pháp để giảm phí vận chuyển, xét nghiệm cho doanh nghiệp khi lưu thông hàng hóa. Cứ 3 ngày, chúng tôi chi phí hàng trăm triệu đồng tiền xét nghiệm để lưu thông hàng. Ngoài ra cũng cần dành ưu tiên và sớm tiêm vaccine cho người lao động, đây là khâu quan trọng trong chuỗi sản xuất sản phẩm của các doanh nghiệp”, bà Ngọc Hà nói. Sau một thời gian dài thực hiện 3 tại chỗ, chi phí duy trì cho sản xuất của các doanh nghiệp ở mức cao, gồm việc ăn ở, xét nghiệm định kỳ, vận chuyển tăng do xét nghiệm lái xe và nhiều chi phí khác. Dù vậy, nhiều đơn vị vẫn khó giữ chân được người lao động vì thiếu nguồn vaccine tiêm phòng. Theo bà Phạm Thị Huân, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ba Huân, ngoài việc hỗ trợ giảm thuế, phí, vận chuyển, cơ quan chức năng giúp cho người lao động được tiêm vaccine để doanh nghiệp giữ được công nhân sản xuất, cung ứng thực phẩm ra thị trường. “Nếu không có vaccine thì chúng tôi trả lương cỡ nào, thưởng nhiều, thì cũng chỉ giữ được tối đa 40- 50% lao động”. Theo ông Trần Lâm Sinh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai, hiện nay những khó khăn trong lưu thông và tiêu thụ đã khiến lượng tồn kho đàn lợn ở nhiều doanh nghiệp rất lớn. Điều này vừa tốn kém chi phí vừa khiến nguy cơ bùng phát các dịch bệnh trên đàn. Do vậy, các bộ, ngành, địa phương làm sao giải quyết tốt khâu lưu thông hàng hóa để giúp tiêu thụ sản phẩm, gia tăng lợi nhuận cho người nuôi. Nhận định của Cục Chăn nuôi cho hay, hiện cơ bản ngành chăn nuôi vẫn cung ứng đủ nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, dự kiến nếu dịch bệnh được kiểm soát và kinh tế khôi phục vào cuối tháng 9, ngành chăn nuôi có thể hồi phục trong tháng tiếp theo và đáp ứng nhu cầu dịp Tết Nguyên đán. Nhưng nếu dịch được kiểm soát vào cuối quý 4 thì sẽ gặp nhiều khó khăn do giá cả tăng cao, các cơ sở giết mổ, chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi hoạt động giãn đoạn, không dám tái đàn, khiến nguồn cung Tết Nguyên đán bị ảnh hưởng lớn, có thể giảm 20%. Trường hợp nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài đến sau Tết Nguyên đán, nguồn cung thực phẩm đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng, mất cân đối cung – cầu, nhiều cơ sở chăn nuôi có khả năng thua lỗ nặng, phải bỏ chăn nuôi, doanh nghiệp phá sản. Để đảm bảo ổn định sản xuất trong bối cảnh dịch là bài toán khó nhưng không phải không thể thực hiện. Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, đến nay, các huyện, tỉnh lộ đã thông thoáng cho lưu thông thì tại các xã, thôn bản, vẫn còn tồn tại. Nhiều nơi vẫn phải san hàng. Vấn đề này Thứ trưởng Tiến đề nghị các đơn vị, địa phương phối hợp để hỗ trợ doanh nghiệp trong lưu thông. “Đã quy định là xét nghiệm, test nhanh, có kết quả rồi thì cần phải tạo điều kiện để thông xe, thông hàng cho doanh nghiệp, người dân”, Thứ trưởng nói. Thêm nữa, về tiêm vaccine, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị các tỉnh ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động ngành chăn nuôi, chế biến thực phẩm. Bởi lẽ đứng sau hàng chục nghìn người lao động là hàng chục triệu hộ nông dân, là chuỗi lương thực, thực phẩm. Nếu bị đứt gãy trong sản xuất, cung ứng, sẽ phải giải quyết việc đảm bảo lương thực cho người dân như thế nào? Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng cho hay, về thức ăn gia súc, Bộ đã có văn bản gửi Chính phủ kiến nghị giảm thuế về ngô, đỗ nhập khẩu... Ngoài các vấn đề trên, ông Tiến cũng đề nghị các tỉnh, thành phố có chính sách cả về tài chính, lưu thông hỗ trợ cho doanh nghiệp, giúp sớm ổn định sản xuất, cung ứng hàng hóa tới người dân…/.Tin liên quan
-
Thị trường
Dự báo nhu cầu lương thực, thực phẩm tại Tp. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tăng
17:50' - 31/08/2021
Thành phố Hồ Chí Minh đang ở tuần thứ hai siết chặt giãn cách xã hội, nhu cầu mua lương thực thực phẩm được dự báo tiếp tục tăng thêm do nhiều gia đình đã dùng hết nguồn dự trữ.
-
Kinh tế & Xã hội
Kiểm soát chất cấm thế nào để đảm bảo an toàn thực phẩm?
17:23' - 31/08/2021
Sau việc mỳ tôm Hảo Hảo và miến ăn liền Good của Acecook Việt Nam, mỳ khô của CTCP Thực phẩm Thiên Hương bị thu hồi tại thị trường nước ngoài, người dân có tâm lý “lo ngại” khi dùng sản phẩm này.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp diễn ra diễn đàn kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn
13:16' - 30/08/2021
Ngày 1/9/2021 sẽ diễn ra “Diễn đàn trực tuyến Hà Nội 2021 - Kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn”.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương đề nghị thanh tra, giám sát về an toàn thực phẩm của Cty thực phẩm Thiên Hương
23:28' - 28/08/2021
Bộ Công Thương hỏa tốc đề nghị Công ty CP thực phẩm Thiên Hương khẩn trương báo cáo về quy trình sản xuất sản phẩm mì khô vị bò gà do công ty sản xuất để đánh giá sự xuất hiện chất Ethylene Oxide.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.