Sớm triển khai giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam-Nhật Bản
Chiều 17/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản KAJIYAMA Hiroshi đã có cuộc điện đàm trao đổi về tình hình hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Nhật Bản nhằm ứng phó với những hậu quả về kinh tế và chuỗi cung ứng do sự bùng phát của dịch COVID-19 gây ra đối với các nền kinh tế ASEAN và Nhật Bản, đồng thời trao đổi các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp hai bên ứng phó với hậu quả của dịch.
Diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát ở nhiều nước trên thế giới, gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, làm gián đoạn các chuỗi cung ứng trong khu vực và toàn cầu, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.
Ngày 14/4/2020, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN +3 đặc biệt về ứng phó với dịch COVID-19 dưới hình thức trực tuyến, các nhà lãnh đạo ASEAN và các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã thông qua tuyên bố chung về ứng phó với dịch COVID-19 nhằm kịp thời ứng phó với ảnh hưởng của dịch đến sức khỏe người dân, khắc phục các hậu quả kinh tế-xã hội trong khu vực và toàn cầu.
Trên tinh thần đó, các Bộ trưởng Kinh tế của 10 nước ASEAN và Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã thống nhất đưa ra “Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN-Nhật Bản về sáng kiến phục hồi kinh tế ứng phó với dịch COVID-19”.
Qua đó, các Bộ trưởng khẳng định sự thống nhất giữa các nước ASEAN và Nhật Bản trong việc nỗ lực triển khai các chính sách nhằm đạt được ba mục tiêu chính gồm: duy trì các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ giữa ASEAN và Nhật Bản; giảm thiểu tác động của dịch COVID-19 đối với nền kinh tế và tăng cường khả năng phục hồi kinh tế.
Tại Tuyên bố chung này, các Bộ trưởng cũng thống nhất các nguyên tắc chung về hợp tác kinh tế như cam kết nỗ lực duy trì mở cửa thị trường và ngăn chặn sự đình trệ của các hoạt động kinh tế, củng cố, xây dựng chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu bền vững, đa dạng, đảm bảo lưu thông các mặt hàng thiết yếu; tìm kiếm các giải pháp sáng tạo như kỹ thuật số để đảm bảo sự hoạt động liên tục của các doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSMEs).
Các Bộ trưởng nhấn mạnh ASEAN và Nhật Bản là những mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng khu vực, vì vậy cần nỗ lực cung cấp nguyên vật liệu và các sản phẩm cho thị trường toàn cầu để duy trì sự ổn định cũng như đảm bảo sức khoẻ của tất cả mọi người.
Dự thảo Tuyên bố này được được xây dựng trên cơ sở các nội dung chính của Tuyên bố chung do Việt Nam đề xuất và được các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 26 ngày 10/3/2020 tại Đà Nẵng Việt Nam.
Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã thông báo với Bộ trưởng KAJIYAMA Hiroshi quan điểm chung của các nước ASEAN đối với dự thảo Tuyên bố chung, sau đó hai Bộ trưởng đã thống nhất về nguyên tắc rằng ASEAN và Nhật Bản sẽ ra Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN-Nhật Bản về sáng kiến phục hồi kinh tế ứng phó với dịch COVID-19 vào giữa tuần sau.
Ngoài ra, hai Bộ trưởng cũng nhất trí giao cấp kỹ thuật hai bên tiếp tục thảo luận, thống nhất Kế hoạch hành động ASEAN-Nhật Bản nhằm phục hồi kinh tế để hai bên sớm triển khai các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp ứng phó với hậu quả của dịch COVID-19, củng cố chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, hồi phục nền kinh tế./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Công Thương tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa 205 điều kiện kinh doanh
12:10' - 08/04/2020
Theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP, Bộ Công Thương tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa 205 điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công thương triển khai các thủ tục trình phê chuẩn Hiệp định EVFTA
19:49' - 31/03/2020
Bộ Công Thương đã và đang chủ động phối hợp với các Bộ, ngành triển khai các thủ tục trình phê chuẩn Hiệp định EVFTA.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam
21:19'
Ngày 27/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Shimuzu Akira, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam đến chào nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm trực tuyến với Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế
19:40'
Chiều 27/3/2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội đàm trực tuyến với Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại toàn quốc) Trung Quốc Triệu Lạc Tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Không còn thời gian "chần chừ" để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững
16:32'
Rà soát quốc gia tự nguyện không phải cái đích mà là công cụ huy động được các nguồn lực và sự đồng thuận xã hội cho các mục tiêu phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Phú Yên tìm giải pháp khả thi đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
15:59'
Năm 2023, tỉnh Phú Yên có số vốn đầu tư công được giao gấp 1,45 lần so với năm 2022. UBND tỉnh đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm thực hiện giải ngân vốn trong năm đạt hiệu quả cao nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vào sử dụng đường giao thông từ Quốc lộ 1 đi Đầm Môn
15:57'
Ngày 27/3, UBND tỉnh Khánh Hòa, Ban Quản lý Khu tinh tế Vân Phong đã tổ chức lễ khánh thành dự án đường giao thông từ Quốc lộ 1 đi Đầm Môn, thuộc địa bàn huyện Vạn Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đánh giá kỹ hiệu quả và sự cần thiết của Quỹ bình ổn giá xăng dầu
14:53'
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị đánh giá kỹ thực trạng, hiệu quả và sự cần thiết của Quỹ bình ổn giá xăng dầu; điều hành phải công khai, minh bạch, hiệu quả, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Thí điểm xác thực sinh trắc học khách đi máy bay tại Vân Đồn
13:33'
Sân bay Vân Đồn được yêu cầu giải pháp để tránh ùn tắc do thí điểm, có sự phối hợp thường xuyên, kịp thời của các đơn vị liên quan; sẵn sàng xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thử nghiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỷ luật người đứng đầu đơn vị nếu để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực hàng không
13:30'
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu kỷ luật người đứng đầu đơn vị nếu để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Cá ngừ đột phá thị trường nhỏ
12:37'
Tiếp nối lạm phát năm 2022, sang năm 2023, kinh tế chưa ổn định tại nhiều thị trường thế giới. Điều này làm cho sức tiêu thụ thủy sản suy giảm trong đó có sự sụt giảm của sản phẩm cá ngừ Việt Nam.