Startup vượt bão COVID-19
*Không chờ đợi
Ngay từ những ngày đầu khi dịch COVID-19 mới xuất hiện, nhiều doanh nghiệp lựa chọn "ngủ đông", tạm dừng hoạt động, cho nhân viên nghỉ việc tạm thời... để chờ "bão" tan. Việc tuyển dụng mới hàng loạt vị trí nhân sự, mở rộng quy mô kinh doanh khi ấy được đánh giá là bước đi mạo hiểm.Ấy vậy mà Nguyễn Thu Hoài, người sáng lập Nương Bắc, thương hiệu bánh chưng đắt nhất Việt Nam, lại lựa chọn lối đi này: "Đợi khủng hoảng kết thúc mới nghĩ và làm thì cơ hội cũng mất, nguồn lực cũng cạn".
Nhớ lại thời điểm này cách đây 4 năm, lần đầu Nương Bắc xuất hiện, "lột xác" chiếc bánh chưng bình dân, truyền thống, trở thành món quà tặng cao cấp trị giá cả triệu đồng, nhiều ý kiến trái chiều đã đưa ra."Chỉ được cái mã, bên trong chưa biết thế nào", "đắt thế ai mua", "giảm giá đi chứ"... là điều mà người tiêu dùng nói nhiều nhất về sản phẩm này khi ấy.
Nhưng vượt qua tất cả, nữ CEO 9x này đã chiến thắng chính bản thân mình và khẳng định chỗ đứng của thương hiệu khi bán hết hơn 1.000 hộp bánh chưng "đắt đỏ" chỉ trong vòng chục ngày.
Năm 2018, con số này lên tới hơn 4.000 hộp, kèm theo khoảng 16.000 chiếc bánh bán lẻ trong dịp Tết Nguyên đán. Được đà phát triển, Nương Bắc liên tiếp mở nhiều đại lý ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước như Phú Thọ, Ninh Bình, Lạng Sơn, Hải Phòng…
Tính đến nay, Nương Bắc đã cán mốc hơn 80.000 chiếc bánh bán ra với những phiên bản Bánh chưng Nương Bắc đa dạng cùng hệ thống các nhà phân phối, đại lý bán hàng online lên tới 60 thành viên, trải dài tại các thành phố lớn.Nương Bắc cũng là thương hiệu bánh chưng đầu tiên được gắn tem đảm bảo chống hàng giả do Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp.
Trở lại bối cảnh năm 2020 khi các biện pháp giãn cách xã hội được thực hiện để phòng lây lan dịch bệnh, việc cung cấp, vận chuyển hàng tới các đại lý, các tỉnh gặp khó khăn, đã có lúc bị ngưng trệ. Startup trẻ đã ngay lập tức cho ra đời nhiều lựa chọn mới cho khách hàng bên cạnh sản phẩm "đinh" là bánh chưng, như set nguyên liệu làm bánh chưng, các món ăn vặt có thể cấp đông như quẩy chiên sơ, bánh bột lọc...Sản phẩm mới không chỉ đáp ứng nhu cầu và sở thích vào bếp của khách hàng, mà quan trọng hơn cả là chất lượng sản phẩm sẽ không bị ảnh hưởng do quá trình vận chuyển kéo dài.
Song song đó, việc nghiên cứu bảo quản sản phẩm với công nghệ mới nhằm kéo dài thời gian sử dụng và xây dựng cơ sở sản xuất mới đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cũng được Nương Bắc tập trung.
Cũng trong thời gian này, CEO Nguyễn Thu Hoài đã triển khai mô hình nhượng quyền thương hiệu quẩy Fully - những chiếc quẩy nóng bình dân bán trên các xe kéo mộc mạc sở hữu màu vàng bắt mắt. Chỉ trong vòng 6 tháng, Fully đã có tới 50 điểm nhượng quyền trên toàn quốc giữa "bão" COVID-19.
Điều này đã giúp Nương Bắc duy trì ổn định đà tăng trưởng doanh thu ở mức 40% và hơn hết, công ty không phải cắt giảm nhân sự hay giảm lương nhân viên. Đối với Thu Hoài, cô cho rằng mình may mắn khi kinh doanh ngành hàng thực phẩm, ít bị ảnh hưởng bởi COVID-19.Nhưng không khó để nhận ra, đằng sau những may mắn ấy là cả một sự vận động, tính toán kỹ càng trong chiến lược kinh doanh để thích nghi với môi trường mới của nữ CEO 9x năng động này.
*Kiên trì mục tiêuLại nói về chiếc bánh chưng đắt nhất Việt Nam, "vì sao nó đắt đến như vậy" chắc hẳn vẫn là thắc mắc của nhiều người. Ngay từ lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường, bánh chưng Nương Bắc đã gây ấn tượng mạnh với người tiêu dùng khi được đặt trong một chiếc hộp 2 tầng thiết kế tinh tế, tượng trưng cho những thửa ruộng bậc thang Tây Bắc.Trước Nương Bắc, chưa từng có sản phẩm bánh nào "bao bì đẹp tinh tế đến vậy và giá đắt đến như thế" là nhận xét của nhiều người tiêu dùng cho món quà tặng dân dã nhưng được khoác lên mình tấm áo mới rất đặc biệt này.
Giá trị được tạo nên từ sự độc đáo, nhưng không vì thế mà chất lượng bánh bị xem nhẹ. Bánh chưng Nương Bắc được gói bằng gạo nếp nương Điện Biên hạt mẩy, ngon dẻo, nhân thịt lợn sạch đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, chọn lấy phần ba chỉ nạc mỡ vừa đủ quyện trong lớp đậu xanh được lựa kỹ.Nguyên liệu kiểm định nghiêm ngặt, đến cả cách chế biến cũng phải tuân theo một quy trình rất khắt khe.Mỗi hạt gạo đều phải "đằm mình" trong nước cốt lá riềng sao cho bánh có màu xanh mát mắt nhưng không bị nồng mùi riềng mà vẫn giữ được hương thơm đặc trưng của lá dong.
Sau sơ chế, bánh sẽ được luộc kỹ từ 10-12 giờ rồi bọc lại một lớp lá xanh và hút chân không đảm bảo trước khi đến tay người dùng.
"Làm ra một chiếc bánh ngon, với các nghệ nhân là điều không khó. Nhưng biến quốc thực truyền thống trở thành một món quà biếu lịch sự, trang trọng và thực sự ấn tượng giữa hàng trăm thứ quà Tết khác mới chính là kim chỉ nam của Nương Bắc", Thu Hoài khẳng định.
Và món quà đã thật sự khác biệt khi Thu Hoài giúp các đối tác "cá nhân hóa" hộp bánh quà tặng thông qua việc in logo, slogan của doanh nghiệp lên sản phẩm, tăng tính độc đáo, ghi dấu ấn nhận diện đặc biệt cho mỗi thương hiệu.Không chỉ vậy, nhờ nghiên cứu sâu về hành vi, xu hướng chuyển dịch ăn uống của khách hàng Việt thời COVID-19, Nương Bắc đã đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh, đưa ra thị trường bánh chưng thuần chay nhân hạt sen, hạt điều; bộ dụng cụ, nguyên liệu tự làm bánh chưng dành cho trẻ em hoặc những "nàng dâu order" thời đại số… nhằm khơi dậy thói quen gói bánh chưng mỗi dịp Tết đến, xuân về tại các gia đình.Tết Nguyên đán năm nay, lần đầu Nương Bắc đem đến cho người tiêu dùng khái niệm "buffet bánh chưng" khi cùng lúc có thể thưởng thức nhiều loại bánh trong sản phẩm Hộp quà Tết 2021.
Đây là dòng sản phẩm mới nhất của Nương Bắc với 6 vị bánh chưng mini được kết hợp trong hộp quà 3D sang trọng, gồm bánh chưng thịt truyền thống, bánh gấc chay ngọt nhân hạt điều, bánh chưng gạo lứt, bánh chưng cá hồi và bánh chưng nếp cẩm.
Luôn đau đáu về những sản phẩm truyền thống, nữ CEO mong muốn "chiếc bánh chưng Nương Bắc sẽ còn vươn xa hơn nữa, ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, đến với những kiều bào đang sinh sống ở nước ngoài. Hơn hết, tôi muốn phát triển Nương Bắc sẽ là thương hiệu nâng tầm các sản phẩm truyền thống ở Việt Nam"./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Startup tham vọng những bước tiến lớn
08:11' - 18/12/2020
Với tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là cộng đồng startup, hơn lúc nào hết cần nắm chặt tay nhau tạo thành mạng lưới thì cộng đồng startup sẽ có những bước tiến lớn hơn, tạo ra những xung lực mới...
-
Phân tích doanh nghiệp
Câu chuyện về startup 100 tỷ yen của Nhật Bản có vị CEO đi lên từ đường phố
09:00' - 14/12/2020
Sun* Inc là một trong nhiều công ty trên thị trường chứng khoán Mothers có cổ phiếu tăng mạnh trong năm nay, khi các nhà đầu tư đặt cược vào các công ty công nghệ giữa bối cảnh đại dịch.
-
Công nghệ
FoodMap.Asia giành giải Nhất Startup Hunt 2020
16:56' - 27/11/2020
Ngày 27/11, tại Hà Nội đã diễn ra vòng chung kết Cuộc thi khởi nghiệp Startup Hunt 2020 với chủ đề “Chuyển đổi số nông nghiệp”.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích doanh nghiệp
Chuyển mình khó khăn của doanh nghiệp thép
13:23' - 07/11/2024
Nhu cầu về tôn mạ và ống thép tăng cao cả ở thị trường trong nước và xuất khẩu đã giúp các doanh nghiệp trong ngành có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng vượt trội trong quý III năm nay.