Sự bùng nổ AI của Trung Quốc: Thách thức vẫn còn phía trước
Theo tờ The Economist, chỉ vài giờ sau khi Manus - ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) do Trung Quốc phát triển - ra mắt ngày 6/3, lượng truy cập quá lớn đã làm sập trang web này. Butterfly Effect, công ty thiết kế Manus và được hậu thuẫn bởi tập đoàn Tencent Holdings, tuyên bố công nghệ mới của họ vượt trội so với công nghệ của OpenAI – nhà phát triển ứng dụng ChatGPT.
Hiện tại, Butterfly Effect phải vật lộn để kiểm soát lượng truy cập. Sự xuất hiện của Manus là một trong những ví dụ mới nhất về cơn sốt AI đang lan rộng tại Trung Quốc từ tháng 1/2025, sau khi công ty khởi nghiệp DeepSeek gây ‘chấn động” toàn cầu với mô hình AI mã nguồn mở, có hiệu suất cao, nhưng chi phí đào tạo chỉ bằng một phần nhỏ so với các đối thủ từ phương Tây.Những tác động sau đó đến thị trường chứng khoán Trung Quốc thật đáng kinh ngạc. Giá trị cổ phiếu công nghệ Trung Quốc tăng vọt, trong khi cổ phiếu công nghệ Mỹ đi xuống. Chỉ số công nghệ Hang Seng, theo dõi các tập đoàn công nghệ lớn nhất Trung Quốc niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc), đã tăng hơn 40% kể từ giữa tháng 1/2025. Nhiều người tin rằng AI giá rẻ sẽ giúp các kỹ sư công nghệ có thêm cơ hội để tạo ra những ứng dụng mới. Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào trung tâm dữ liệu, kéo theo làn sóng chi tiêu vốn trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: liệu sự bùng nổ này có kéo dài?Trong những tuần gần đây, hàng trăm doanh nghiệp lớn của Trung Quốc, từ nhà sản xuất ô tô, tập đoàn năng lượng nhà nước, ngân hàng đến các hộ kinh doanh thực phẩm bán lẻ, đã công bố kế hoạch ứng dụng mô hình AI của DeepSeek. Một số tập đoàn công nghệ khổng lồ như Tencent đang tích hợp mô hình này vào sản phẩm, dù đã có mô hình riêng. Chính quyền các địa phương của Trung Quốc cũng hào hứng tích hợp DeepSeek vào các ứng dụng di động dành cho người dân.Công ty công nghệ Sangfor Technologies, do nhóm cựu nhân viên Huawei thành lập, là một trong những doanh nghiệp hưởng lợi lớn nhất từ xu hướng này với giá cổ phiếu tăng khoảng 140% từ đầu năm đến nay. Nhóm nghiên cứu SHBC do bà Liu Yiran dẫn đầu ước tính thị trường máy chủ "tất cả trong một" có thể tăng trưởng trung bình trên 70% mỗi năm đến năm 2028.
Cơn sốt AI tại Trung Quốc đang kích thích đầu tư vào toàn bộ chuỗi cung ứng phần cứng. Theo ngân hàng đầu tư Jefferies, các nhà sản xuất máy chủ có thể chi hơn 1.400 tỷ nhân dân tệ trong hai năm tới để mở rộng công suất. GDS, một trong những công ty cung cấp lớn nhất, đã đẩy mạnh kế hoạch chi tiêu vốn, trong khi VNet, một đối thủ cạnh tranh, gần đây tuyên bố sẽ tăng gấp đôi công suất trong năm 2025.Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đã lên tiếng kêu gọi các doanh nghiệp cẩn thận trọng hơn. Chuyên gia Kai Wang của công ty dịch vụ tài chính Mỹ Morningstar nhận định DeepSeek không làm thay đổi căn bản nền tảng của các công ty đang hưởng lợi từ đà tăng giá cổ phiếu gần đây tại Trung Quốc. Ông cũng cảnh báo rằng, một đợt tăng giá trước đây đã nhanh chóng suy yếu khi các chính sách hỗ trợ của chính phủ không đủ mạnh. Điều tương tự có thể xảy ra trong năm nay nếu các công ty gặp khó khăn trong việc kiếm tiền từ AI.Một trở ngại khác là khả năng tiếp cận chất bán dẫn tiên tiến dù hiện tại, nguồn cung vẫn đủ đáp ứng nhu cầu. Các công ty Trung Quốc vẫn có thể mua chip H20 từ Nvidia, nhà sản xuất chip AI hàng đầu của Mỹ. Dù kém mạnh so với các chip tiên tiến nhất mà Washington cấm xuất khẩu sang Trung Quốc, H20 vẫn mang lại hiệu quả. Các nhà sản xuất chip nội địa như Cambricon, Enflame và Huawei đang nỗ lực thu hẹp khoảng cách, nhưng vẫn chưa thể sánh ngang Nvidia. Hạn chế về chip có thể làm chậm đà phát triển AI tại Trung Quốc.Một số chuyên gia cảnh báo rằng khi nhu cầu tính toán gia tăng cùng sự phát triển của các ứng dụng AI mới, nguồn cung chip sẽ trở thành nút thắt. Nhà máy đúc chip SMIC, tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc, đang gặp khó khăn về năng lực sản xuất, chưa thể chế tạo các con chip bán dẫn tiên tiến nhất. Hơn nữa, ngay cả các chip tốt nhất do Huawei thiết kế vẫn kém xa chip của Nvidia về hiệu suất.Chính phủ Mỹ được cho là đang cân nhắc áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn với các con chip và hàng hóa công nghệ xuất khẩu sang Trung Quốc, trong đó có việc cắt quyền tiếp cận chip H20. Đà phát triển AI của Trung Quốc dựa trên giả định rằng chi phí đào tạo và vận hành mô hình AI sẽ tiếp tục giảm mạnh. Nếu Mỹ siết chặt nguồn cung chip, chi phí sản xuất AI có thể tăng trở lại, khiến cơn sốt AI tại Trung Quốc có nguy cơ chững lại đột ngột.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Tác động từ vụ nổ cảng Shahid Rajaee của Iran
06:30' - 29/04/2025
Sự gián đoạn của cảng Shahid Rajaee có thể gây tác động kinh tế và an ninh lớn hơn đối với Iran và các tuyến thương mại trong khu vực.
-
Phân tích - Dự báo
Nguy cơ biến động giá dầu mỏ
05:30' - 29/04/2025
Theo EIA, khó có quốc gia nào vượt qua kỷ lục sản lượng của Mỹ trong tương lai gần, vì chưa nước nào đạt công suất 13 triệu thùng/ngày.
-
Phân tích - Dự báo
Doanh nghiệp Pháp ứng phó với cuộc chiến thương mại – Bài cuối: Thích nghi với trạng thái “bình thường mới”
06:30' - 28/04/2025
Theo nhật báo Le Figaro, trong bối cảnh thương mại toàn cầu ẩn chứa nhiều rủi ro như hiện nay, gần như tất cả các khoản đầu tư đều có khả năng bị xem xét giảm xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Doanh nghiệp Pháp ứng phó với cuộc chiến thương mại – Bài 1: Làn sóng cắt giảm đầu tư
05:30' - 28/04/2025
Động thái tăng thuế quan của Mỹ đang tạo ra những thách thức lớn đối với nền kinh tế toàn cầu, có thể dẫn đến biến động lớn về sức tiêu thụ ô tô và nhiều mặt hàng công nghiệp, tiêu dùng khác nhau.
-
Phân tích - Dự báo
Nguy cơ leo thang căng thẳng thương mại EU-Mỹ
06:30' - 27/04/2025
Ủy ban châu Âu (EC) vừa có động thái mạnh mẽ, thể hiện quyết tâm "nắn gân" các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới khi tuyên bố mức phạt kỷ lục đối với Apple và Meta.
-
Phân tích - Dự báo
Tại sao Mỹ tăng thuế đối với cà chua nhập khẩu từ Mexico?
05:30' - 27/04/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/4 tuyên bố sẽ áp thuế 20,91% đối với hầu hết cà chua nhập khẩu từ Mexico, với lý do giá cả “không công bằng”.
-
Phân tích - Dự báo
Một kỷ nguyên mới đầy bất ổn đối với kinh tế thế giới
06:30' - 26/04/2025
IMF, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống 2,8% trong năm 2025 và 3% năm 2026, từ mức dự báo trước đó là 3,3% cho cả hai năm.
-
Phân tích - Dự báo
Ngã rẽ quan trọng của ngành thép Anh
05:30' - 26/04/2025
Ngành thép Anh đang đối mặt với hàng loạt khó khăn, từ bán phá giá, chi phí sản xuất tăng cho đến thuế quan 25% mà Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành với thép, nhôm nhập khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ ra tín hiệu sẵn sàng hạ nhiệt thuế quan với Trung Quốc
08:41' - 25/04/2025
Cổ phiếu Mỹ tăng giá nhờ hy vọng rằng hai nước có thể hạ thấp các rào cản thương mại lớn mà họ đã dựng lên trong tháng qua...