Sự khác biệt về cấu trúc kinh tế và thu nhập trong Eurozone
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai (Nga) số ra mới đây có bài viết nêu lên ý kiến của Giám đốc chương trình Yaroslav Lissovolik rằng vấn đề quan trọng nhất lúc này đối với Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) là sự khác biệt về cấu trúc kinh tế và mức độ thu nhập giữa các thành viên của Eurozone, đặc biệt là giữa phía Nam và phía Bắc.
Sự chênh lệch này sẽ gây áp lực lên việc phân bổ lại mức thu nhập bên trong Liên minh châu Âu (EU), ảnh hưởng tới các cuộc tranh luận chính trị giữa các nhà tài trợ châu Âu về tính khả thi của nguồn hỗ trợ tài chính phía Nam.
Trong thời gian gần đây, sự lạc quan về triển vọng phát triển kinh tế của châu Âu dường như được hồi sinh do xuất hiện các dấu hiệu tăng trưởng kinh tế cao hơn, sự phục hồi của đồng Euro trên thị trường thế giới và các căng thẳng chính trị đang dịu bớt.
Mặc dù có những dấu hiệu tích cực như vậy nhưng thị trường tài chính toàn cầu tiếp tục báo động về sự mong manh của khu vực châu Âu.
Cụ thể, mới đây Ngân hàng Mỹ Merril Lynch đã tuyên bố bất chấp các nỗ lực của Pháp và Đức nhằm hỗ trợ đồng euro, sự chênh lệch giàu nghèo trong Eurozone vẫn tồn tại đáng kể, đe dọa giá trị của đồng tiền chung.
Điều này cũng có thể đúng nếu xét đến tình hình địa chính trị bên trong khu vực Eurozone. Những thay đổi chính sách đối ngoại của Mỹ trong quan hệ với châu Âu cho thấy sự tự do hoá thương mại và đầu tư thấp hơn cũng như tăng chi tiêu vào quốc phòng.
Mặc dù hiện vẫn chưa rõ những thay đổi này sẽ tác động thế nào đến châu Âu trong dài hạn nhưng ngay trong một vài năm tới, châu Âu sẽ phải đối mặt với những tác động tiêu cực liên quan đến tốc độ thay đổi cơ cấu chậm và áp lực tài chính gia tăng.
Tất cả những vấn đề phát sinh ở châu Âu là có liên quan đến di cư và rõ ràng làn sóng này sẽ còn tiếp diễn cho tới khi nào tình hình địa chính trị ở Trung Đông thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Vấn đề này sẽ tiếp tục gây chia rẽ ở châu Âu, giữa các quốc gia và chính trong từng quốc gia.
Thậm chí nền kinh tế khu vực Bắc Âu đã đạt được những thành tựu đáng kể trong quá trình hội nhập số lượng lớn người di cư trên thị trường lao động, cũng vẫn không tránh khỏi những căng thẳng và thỉnh thoảng vẫn nảy sinh những mâu thuẫn xã hội về chi phí cho người di cư.
Bổ sung chi phí cho di cư, tăng chi tiêu quốc phòng và nhu cầu vá lỗ hổng trong hệ thống an sinh xã hội do tình hình nhân khẩu học không thuận lợi, tất cả những yếu tố này đều là thách thức nghiêm trọng đối với hệ thống tài chính.
Các dấu hiệu thực tế của điều này là quyết định của nhiều nước châu Âu (trước hết là ở Nam Âu) thực hiện cắt giảm sâu rộng ngân sách, đặc biệt là trong lĩnh vực xã hội.
Còn một vấn đề nữa của Eurozone là sự mạnh lên gần đây của đồng euro. Bản thân điều này là một tín hiệu tích cực, tuy nhiên, nếu xu hướng giá trị đồng euro gia tăng vẫn tiếp tục được duy trì thì có thể làm suy yếu khả năng cạnh tranh của châu Âu và cản trở tăng trưởng kinh tế.
Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ ngày càng tăng trên nền kinh tế thế giới, những biến động nhạy cảm trên thị trường (như bên trong EU và bên ngoài EU) sẽ dẫn đến sự suy giảm sâu hơn nữa khả năng cạnh tranh.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất đối với Eurozone vẫn là sự khác biệt cơ cấu kinh tế và thu nhập giữa các quốc gia thành viên, đặc biệt là giữa Bắc Âu và Nam Âu.
Sự buông lỏng đối với những người đi vay ở Nam Âu hay là các quốc gia đã vi phạm các tiêu chí của sự ổn định kinh tế vĩ mô trong Eurozone (mà gần đây là Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha) sẽ tạo ra những tiền lệ làm suy yếu các cam kết của người đi vay đối với những quy định tài chính.
Việc thảo luận về tương lai của Eurozone sẽ còn tiếp diễn. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đúng khi yêu cầu Pháp phải hội nhập sâu rộng hơn vào lĩnh vực tài chính của EU, lĩnh vực tại thời điểm này vẫn tồn tại những rủi ro cao do sự khác biệt và căng thẳng về kinh tế.
Nếu không hội nhập sâu rộng thì sự chênh lệch hơn nữa giữa Bắc Âu và Nam Âu sẽ là không tránh khỏi.
Về mặt đối ngoại, những điều chỉnh chính trị liên quan đến mối quan hệ đang suy giảm với Mỹ cần phải đưa châu Âu hướng về phía Đông, trong đó có tính đến sự tham gia của Trung Quốc trong dự án “Vành đai và Con đường”, cũng như sự thừa nhận đầy đủ Liên minh kinh tế Á-Âu và khôi phục lại quan hệ kinh tế với Nga.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đồng euro mạnh liệu có cản trở sự hồi phục kinh tế ở châu Âu?
13:07' - 05/08/2017
Đồng euro thời gian gần đây không ngừng tăng giá so với đồng USD và đang hướng tới mốc một euro đổi 1,2 USD.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế châu Âu đang mạnh lên, tỷ lệ thất nghiệp xuống mức thấp nhất
21:41' - 31/07/2017
Đà phục hồi kinh tế ở châu Âu đang mạnh lên, với tỷ lệ thất nghiệp ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) trong tháng Sáu giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2009.
-
Kinh tế Thế giới
Nước Anh có dễ chối bỏ Tòa án Công lý châu Âu hậu Brexit?
05:30' - 26/07/2017
Trong vấn đề Brexit, người Anh cho rằng Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) chính là nguyên nhân làm “xứ sở sương mù” mất chủ quyền về mặt luật pháp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump giảm nhẹ thuế quan đối với ô tô và phụ tùng
09:31'
Mức thuế 25% đối với xe ô tô và một số phụ tùng sẽ không được áp dụng chồng lên mức thuế nhôm và thép cũng như mức thuế đối với Canada và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo rủi ro của một thế giới phân mảnh
18:09' - 29/04/2025
Nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phân mảnh – xu hướng rủi ro lớn nhất đối với thị trường hiện nay, khi kéo theo tăng trưởng thấp và lạm phát cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm
17:48' - 29/04/2025
Lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong gần ba năm vào tháng 3/2025. Điều này cho thấy nhu cầu đang tăng trưởng chậm hơn tốc độ xử lý của các nhà máy lọc dầu.
-
Kinh tế Thế giới
Giới chuyên gia: Thuế quan mới có thể đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái trong mùa Hè 2025
17:29' - 29/04/2025
Tác động kinh tế từ các mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ sớm hiện rõ với người dân Mỹ và có thể dẫn đến suy thoái kinh tế ngay trong mùa Hè năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng của “thương hiệu Mỹ” sau 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump
15:07' - 29/04/2025
Trong 100 ngày đầu nắm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump thị trường đã trải qua những biến động mạnh, khiến một số nhà đầu tư rời bỏ tài sản Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Xếp hạng tín nhiệm AAA của Australia có thể gặp rủi ro
14:02' - 29/04/2025
Công ty xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Standard & Poor's (S&P) cảnh báo xếp hạng tín nhiệm AAA của Australia có thể gặp rủi ro, vì hàng tỷ USD cam kết bầu cử từ 2 đảng chính.
-
Kinh tế Thế giới
“Tàu du lịch bạc” thành từ khoá hot tại Trung Quốc
13:05' - 29/04/2025
Những năm gần đây, người cao tuổi chú trọng vào “du lịch chậm” đã dần trở thành lực lượng chủ lực của ngành du lịch, “tàu du lịch bạc” đã trở thành một từ khóa hot tại thị trường du lịch Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Israel muốn nâng cấp thỏa thuận FTA với Mỹ
12:50' - 29/04/2025
Ngày 28/4, Bộ trưởng Kinh tế Israel, ông Nir Barkat cho biết nước này đã đề xuất cải tổ hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có từ 4 thập kỷ với Mỹ, nhằm tránh bị áp thuế từ đồng minh thân cận nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với rủi ro và thách thức
09:43' - 29/04/2025
Từ đầu năm đến nay, những rủi ro và thách thức đối với sự phát triển ngoại thương của Trung Quốc đã tăng lên rõ rệt.