Sự thống trị của đồng USD sẽ kết thúc?
Theo tạp chí Eurasia Review, với việc nổ ra cuộc xung đột ở Ukraine, các nước phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt toàn diện đối với Nga. Điều này đã tác động đến các hệ thống kinh tế, thương mại và tài chính toàn cầu, gây ra những quan ngại trong giới học thuật và thị trường về việc điều chỉnh hệ thống tài chính toàn cầu. Một trong những vấn đề chính đang được tranh luận là tình trạng của đồng USD.
Bà Gita Gopinath, Phó Giám đốc điều hành thứ nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cảnh báo rằng các biện pháp trừng phạt tài chính của phương Tây đối với Nga có thể dần dần làm suy yếu vai trò của đồng USD trên thế giới, dẫn đến việc hệ thống tiền tệ quốc tế tiếp tục bị phân mảnh. Các chuyên gia phân tích như nhà kinh tế Cristina Tessari của ngân hàng Goldman Sachs cho biết, hành động của Mỹ và các đồng minh nhằm đóng băng dự trữ ngoại hối của Ngân hàng trung ương Nga đã làm dấy lên lo ngại rằng các nước có thể bắt đầu từ bỏ đồng USD do những quan ngại về việc Mỹ có thể tận dụng sức mạnh của đồng USD nhờ sự thống trị của đồng tiền này.Ông Kenneth Rogoff, Giáo sư kinh tế Đại học Harvard, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Bloomberg rằng sự thống trị của đồng USD có thể kết thúc trong vòng 20 năm tới. Nguyên nhân là do Mỹ và các đồng minh đã tung ra các lệnh trừng phạt do việc Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, hạn chế Nga tiếp cận hệ thống tài chính toàn cầu do đồng USD chi phối. Việc "vũ khí hóa đồng USD" sẽ kích thích sự tăng tốc của các giải pháp thay thế.Ông Rogoff tin rằng việc Mỹ phong tỏa hoặc đóng băng dự trữ ngoại hối của Ngân hàng trung ương Nga chắc chắn là một diễn biến mang tính lịch sử. Các biện pháp trừng phạt tài chính đối với Nga của thế giới phương Tây do Mỹ cầm đầu có thể đẩy nhanh những thay đổi trong hệ thống tài chính quốc tế để cạnh tranh với đồng USD. Giáo sư Rogoff nói, mặc dù điều này chắc chắn sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều, nhưng những gì có thể mất 50 năm thì giờ có thể chỉ mất 20 năm để nhận ra.Giả thuyết này dường như đang được ủng hộ bởi những thay đổi dữ liệu về vị trí của đồng USD trên thị trường toàn cầu. Theo dữ liệu về Cơ cấu dự trữ ngoại hối chính thức (COFER) của IMF, dự trữ ngoại hối toàn cầu tính theo USD của "đồng bạc xanh" là 7.087 tỷ USD trong quý IV/2021 và thị phần đã giảm từ khoảng 59,15% trong quý III xuống còn 58,81% trong quý IV. Tỷ trọng của đồng USD trong dự trữ toàn cầu đã lên tới 72% vào khoảng đầu thế kỷ này. Theo dữ liệu thanh toán trên toàn thế giới của Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), tỷ trọng thanh toán của đồng USD ước tính sẽ giảm xuống 38,85% trong năm 2022.Liệu triển vọng của đồng USD có bi quan như các học giả và tổ chức này dự đoán không? Người sáng lập của trung tâm nghiên cứu ANBOUND, ông Chan Kung lại có quan điểm hoàn toàn ngược lại. Ông Kung tin rằng nếu tình hình toàn cầu tiếp tục với xu hướng phát triển như hiện nay, đồng USD sẽ tiếp tục giữ vai trò nổi bật trên thế giới. Nếu không có biến động tỷ giá hối đoái do lạm phát hoặc tình trạng khẩn cấp gây ra, thì đồng USD sẽ ở vị trí độc nhất khi so sánh với các đồng tiền chính khác trên thế giới.Điều này đặt ra câu hỏi, tại sao tương lai của đồng USD hoàn toàn trái ngược với những gì mà nhiều người cảm thấy đang xảy ra, trong bối cảnh một sự kiện địa chính trị quan trọng làm thay đổi cuộc chơi, đặc biệt là cuộc xung đột ở Ukraine, đang diễn ra?Sự khác biệt chủ yếu là do sự đa dạng của các ý kiến về tác động của sự kiện địa chính trị của cuộc xung đột ở Ukraine. Giáo sư Rogoff tin rằng đồng USD đã bị giảm về quy mô thị trường và các đồng tiền thay thế mới sẽ xuất hiện, do đó làm suy yếu vị thế của đồng USD. Tuy nhiên, ông Chan Kung tin rằng các lựa chọn thay thế cho USD không thể thành công, bởi thị trường của những lựa chọn thay thế này yếu, trong khi nền kinh tế xã hội vẫn đang hỗn loạn và một số thậm chí vẫn đang ở trong vùng chiến sự. Vì những lý do này, đồng USD sẽ vẫn mạnh, thậm chí trở thành đồng tiền quốc tế ổn định duy nhất được lưu hành. Nhìn chung, các yếu tố địa chính trị đóng một vai trò quan trọng đối với tiền tệ toàn cầu và đồng USD sẽ được hỗ trợ bởi điều đó.Ông Chan Kung đã lưu ý trong bài báo của mình tựa đề "Đối phó với kỷ nguyên thiếu hụt kinh tế" rằng trong thời kỳ kinh tế không chắc chắn, các quốc gia trục Anh-Mỹ có thể là nơi trú ẩn an toàn hơn khi đối mặt với bất ổn địa chính trị. Ông Kung tin rằng một khi cuộc chiến địa chính trị ở châu Âu được giải quyết, các quốc gia biển và nền kinh tế của lục địa Mỹ sẽ tái xuất hiện.Từ góc độ mô hình không gian của thế giới, xung đột và cạnh tranh diễn ra gay gắt nhất ở khu vực lục địa trên thế giới, tức là nơi có châu Âu, Nga, Trung Đông, Trung Á, Trung Quốc và Ấn Độ. Việc thiết lập các vùng đệm giữa các nơi này, do đó có những va chạm trực tiếp với nhau là điều không dễ dàng. Xung đột và cạnh tranh là không thể tránh khỏi và thường có từ thời xa xưa. Sự đối địch lẫn nhau sâu sắc từ lâu đã được ghi lại trong các chương của lịch sử và điều duy nhất còn thiếu thường là lý do cho sự rạn nứt thực sự diễn ra trong thực tế.Ngược lại, vị trí địa lý của trục Anh-Mỹ nằm giữa đại dương. Các tuyến đường Đại Tây Dương và Thái Bình Dương nối lục địa châu Mỹ và một số lượng lớn các quốc đảo và các khu vực có quy mô khác nhau và giữa các khu vực này thường có sự phân chia đại dương. Về mặt lịch sử, những mối thù hằn tồn tại ít hơn giữa những nơi này trên thế giới và chúng phụ thuộc lẫn nhau trong các mối quan hệ thương mại. Do đó, trong khi các khu vực lục địa đang trải qua những biến động dữ dội, trục Anh-Mỹ, các quốc gia biển và châu Mỹ có nhiều cơ hội phát triển nổi bật hơn và hưởng sự thịnh vượng hơn trước./.- Từ khóa :
- đồng usd
- kinh tế mỹ
- swift
- imf
- trừng phạt nga
- xung đột nga ukraine
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Cảnh báo về tác động từ chính sách tăng lãi suất của Fed
16:12' - 06/05/2022
Việc Fed tăng lãi suất có thể làm căng thẳng mối quan hệ giữa các nước đang phát triển và các nước có thu nhập thấp hơn ở Mỹ Latinh.
-
Phân tích - Dự báo
Chuyên gia Trung Quốc: Niềm tin vào đồng USD suy giảm sau khi Mỹ đóng băng tài sản của Nga
05:30' - 28/04/2022
Bằng cách đóng băng dự trữ của một thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Mỹ đã vượt qua tất cả các “lằn ranh đỏ” và làm suy giảm niềm tin vào đồng USD.
-
Phân tích - Dự báo
Khủng hoảng địa chính trị và các lệnh trừng phạt đang tạo áp lực lên đồng USD
05:30' - 08/04/2022
Goldman Sachs cảnh báo các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga sẽ có tác dụng như một “cơn gió ngược” và tác động tiêu cực tới giá trị của đồng đô la Mỹ (USD).
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Giá dầu thế giới lao dốc: Lợi nhuận ngành nào sẽ “bốc hơi”?
09:59'
Với giá dầu thế giới ghi nhận tuần xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng và được dự báo tiếp tục lao dốc. Lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành dầu khí, xăng dầu liệu có “bốc hơi” như quy luật?
-
Phân tích - Dự báo
Chính phủ Anh và thách thức cân bằng ngân sách
06:30'
Theo bài viết trên tờ The Economist, Chính phủ Công đảng tại Anh đang tìm giải pháp nhằm cân bằng thu chi ngân sách, trong bối cảnh nền kinh tế của nước này trì trệ kéo dài.
-
Phân tích - Dự báo
Toàn cầu hóa đã kết thúc?
05:30'
Các biện pháp thuế quan do Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố đã làm lu mờ mọi dự báo. Các nhà kinh tế đều dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ chịu tác động to lớn.
-
Phân tích - Dự báo
"Cơn địa chấn" thuế quan - Bài cuối: Khép lại kỷ nguyên toàn cầu hóa?
06:30' - 05/04/2025
Việc tháo gỡ chuỗi cung ứng toàn cầu và chuyển sản xuất về Mỹ là nhiệm vụ đầy thách thức, ít nhất là về chi phí.
-
Phân tích - Dự báo
"Cơn địa chấn" thuế quan – Bài 1: Thông điệp cứng rắn
05:30' - 05/04/2025
Theo ước tính sơ bộ, nếu được thực hiện đầy đủ, mức thuế nhập khẩu trung bình của Mỹ sẽ tăng khoảng 17 điểm phần trăm, lên hơn 20%.
-
Phân tích - Dự báo
“Gian nan” kinh tế Nhật Bản
06:30' - 04/04/2025
Trưởng ban chính sách của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ông Itsunori Onodera cho biết thuế quan do chính quyền Tổng thống Donald Trump áp đặt có thể gây ra khủng hoảng kinh tế tại Nhật Bản.
-
Phân tích - Dự báo
Thuế quan ô tô mới của Mỹ: Ai được, ai mất?
05:30' - 04/04/2025
Theo bài báo đăng trên tờ The Economist, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cam kết áp đặt thuế quan sâu rộng đối với hàng hóa nhập khẩu bắt đầu từ ngày 2/4, ngày mà ông gọi là "Ngày Giải phóng".
-
Phân tích - Dự báo
Nỗi lo tụt hậu của các hãng ô tô Đức
06:30' - 03/04/2025
Các nhà sản xuất ô tô Đức đã trải qua năm 2024 nhiều khó khăn với lợi nhuận sụt giảm, cạnh tranh khốc liệt.
-
Phân tích - Dự báo
Thời hoàng kim đang đến với các công ty kỳ lân Trung Quốc
05:30' - 03/04/2025
Thị trường vốn quốc tế đang thể hiện niềm tin vào sự đổi mới công nghệ và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bằng những hành động thiết thực.