Khủng hoảng địa chính trị và các lệnh trừng phạt đang tạo áp lực lên đồng USD
Ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs đã cảnh báo các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga, bao gồm cả việc ngăn chặn nước này tiếp xúc với nguồn dự trữ ngoại tệ, sẽ có tác dụng như một “cơn gió ngược” và tác động tiêu cực tới giá trị của đồng đô la Mỹ (USD), giữa bối cảnh các quốc gia trên thế giới có xu hướng giảm tỷ lệ nắm giữ đồng tiền này.
Trong bài viết đăng tải trên tờ Australia Financial Review, nhà báo Richard Henderson dẫn thông tin vào tháng trước, Mỹ và các đồng minh phương Tây đã loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán SWIFT, một nền tảng cho hoạt động chuyển khoản liên ngân hàng quốc tế. Về cơ bản, điều này có nghĩa là Ngân hàng Trung ương Nga (BoR) sẽ không thể tiếp cận với 626 tỷ USD dự trữ ngoại hối của chính nước này.Các nhà phân tích của Goldman Sachs dự đoán mặc dù động thái này, được Mỹ khởi xướng và dẫn đầu như một phần của các biện pháp răn đe kinh tế nghiêm ngặt chống lại Nga, có thể mang lại hiệu quả, nhưng đồng thời cũng làm giảm giá trị của đồng USD.Goldman Sachs cảnh báo các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đã bắt đầu giảm tỷ trọng nắm giữ tài sản bằng đồng USD, một mô hình dự kiến sẽ tiếp tục phát triển, gây ảnh hưởng đến giá trị của đồng tiền này.Chuyên gia Zach Pandl của Goldman Sachs phân tích: "Sự không chắc chắn về địa chính trị đang diễn ra" và " nỗ lực làm giảm sự phụ thuộc vào đồng USD của các tổ chức chính thức, có thể nhằm mục đích giảm mức độ tiếp xúc với các mạng thanh toán tập trung vào đồng USD", đã trở thành rủi ro ngày càng tăng đối với chính đồng tiền này.Tuy nhiên, ông Pandl cũng nhận định: "Những thay đổi lớn trong chuẩn mực tiền tệ quốc tế chỉ xảy ra không thường xuyên", ngụ ý đồng USD sẽ vẫn là loại tiền tệ nổi tiếng nhất của thế giới.Ông nói: "Chúng ta sẽ thấy các sự kiện địa chính trị gần đây đang làm tăng xu hướng nỗ lực phi đô la hóa từ các quốc gia, điều này có thể ảnh hưởng đến việc định giá đồng USD theo thời gian".Xu hướng đa dạng hóa dự trữ tiền tệTriển vọng về việc đồng USD chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong cơ cấu dự trữ ngoại tệ quốc tế xuất hiện khi Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đang thúc đẩy đồng nhân dân tệ (NDT) của nước này đóng vai trò lớn hơn trong thương mại quốc tế.Tháng trước, tạp chí The Wall Street Journal cho biết Trung Quốc đã đề nghị Saudi Arabia chấp nhận đồng NDT là đồng tiền thanh toán cho các giao dịch mua dầu mỏ xuất khẩu, một động thái sẽ làm giảm hơn nữa vai trò của đồng USD trong thương mại xăng dầu.Vào tháng Ba, Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF) xuất bản một báo cáo chỉ ra rằng đã có sự "xói mòn ngấm ngầm" đối với vai trò của đồng USD trong hai thập kỷ vừa qua, khi các ngân hàng trung ương đa dạng hóa sự kết hợp của các loại tiền tệ dự trữ chính thức.Các nhà kinh tế nhận thấy khoảng 1/4 sự dịch chuyển từ đồng USD trong dự trữ ngoại tệ thế giới đã chuyển sang đồng NDT của Trung Quốc, trong khi 3/4 còn lại là sự kết hợp của các loại tiền tệ khác, chẳng hạn như đồng đô la Australia (AUD), đồng đô la Canada (CAD) và đồng won (KRW) của Hàn Quốc.Tuần trước, bà Gita Gopinath, Phó Giám đốc điều hành IMF, nói rằng các lệnh trừng phạt chống lại Nga có thể thúc đẩy sự gia tăng khối lượng tiền tệ mới trong cơ cấu dự trữ ngoại hối và thúc đẩy sự chuyển dịch ra khỏi đồng USD trong một hệ thống tài chính toàn cầu đang bị "phân mảnh". Bà nói: "Đồng USD sẽ vẫn là loại tiền tệ toàn cầu quan trọng ngay cả trong bối cảnh đó, nhưng sự phân mảnh ở cấp độ nhỏ hơn hoàn toàn có thể xảy ra".Nhà kinh tế học Damien Boey, trưởng chiến lược gia về vốn chủ sở hữu của Công ty Barrenjoey, cho biết: "Có nhiều người tin rằng hệ thống kiến trúc tiền tệ toàn cầu đang thay đổi vì dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương Nga đang bị trừng phạt. Điều này đã khiến các ngân hàng trung ương ở nước ngoài phải suy nghĩ lại về giá trị tài sản bằng đồng USD mà họ đang nắm giữ".Nga cũng đã bắt đầu thúc ép các đối tác thương mại thanh toán khí đốt - nguồn năng lượng quan trọng cho châu Âu - bằng đồng ruble. Điều này sẽ buộc các nước phải mua đồng ruble từ các ngân hàng của Nga, gián tiếp làm suy yếu tác động của các lệnh trừng phạt tài chính mà phương Tây đang áp dụng.Trung Quốc và Ấn Độ, hai nền kinh tế phụ thuộc vào dầu nhập khẩu từ Nga, thậm chí đã đưa ra hệ thống thanh toán của riêng họ, như một sự thay thế cho nền tảng SWIFT toàn cầu.Bên cạnh đó, những lo lắng về nguồn cung dầu và khí đốt, liên quan đến các lệnh trừng phạt, đã làm tăng giá cả hàng hóa, mang lại lợi ích cho các quốc gia xuất khẩu, bao gồm cả Nga.Ông Boey nói: "Các điều khoản thương mại của Nga không sụp đổ và đồng ruble đang nhận được sự hỗ trợ cơ bản. Điều đó cho thấy các biện pháp trừng phạt không hoạt động hiệu quả như dự kiến".Đồng NDT có thay thế được đồng USD?Theo chuyên gia Martin Wolf của tờ Financial Review, cho tới thời điểm hiện tại, việc đồng NDT thay thế đồng USD là khó có thể xảy ra. Vì hệ thống tài chính của Trung Quốc còn chưa phát triển, tiền tệ của quốc gia này cũng chưa có khả năng chuyển đổi hoàn toàn và Trung Quốc chưa phải là một nhà nước pháp quyền thực sự.Vẫn còn cả một chặng đường dài nữa để đồng NDT có thể cung cấp những gì mà đồng bảng Anh và đồng USD đã làm được trong thời kỳ hoàng kim của hai loại tiền tệ này.Trong khi những người nắm giữ đồng USD và các đồng tiền phương Tây hàng đầu khác có thể lo sợ rủi ro nếu bị nhắm là mục tiêu của các lệnh trừng phạt, thì họ chắc chắn cũng nhận thức được điều gì sẽ xảy ra, nếu làm phật lòng Trung Quốc.Hơn nữa, điều quan trọng là Trung Quốc cho rằng một loại tiền tệ quốc tế hóa sẽ đòi hỏi một thị trường tài chính mở, nhưng điều đó cũng sẽ làm suy yếu hoàn toàn quyền kiểm soát của nhà nước đối với nền kinh tế và xã hội trong nước.Việc thiếu vắng một giải pháp thay thế thực sự đáng tin cậy sẽ làm sâu sắc thêm quan điểm đồng USD sẽ vẫn là đồng tiền thống trị của thế giới. Tuy nhiên, trong cuốn Tiền tệ kỹ thuật số của Học viện Hoover, một lập luận chống lại quan điểm tự mãn này đã được đề cập đến.Đó là Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới của Trung Quốc (CIPS - một giải pháp thay thế cho hệ thống SWIFT) và đồng NDT kỹ thuật số (e-CNY) có thể trở thành một hệ thống thanh toán thống trị và tiền tệ phương tiện, tương ứng, cho thương mại giữa Trung Quốc và nhiều đối tác thương mại quốc tế khác.Tuy nhiên, điều này chỉ có thể xảy ra trong dài hạn. Ngày nay, sự thống trị áp đảo của Mỹ và các đồng minh trong lĩnh vực tài chính toàn cầu - sản phẩm của quy mô kinh tế tổng thể và thị trường tài chính mở - mang lại cho đồng tiền của họ một vị trí thống trị chắc chắn.Không có sự thay thế đáng tin cậy nào đảm bảo được hầu hết các chức năng tiền tệ toàn cầu như đồng USD. Nhưng lạm phát cao có thể là một mối đe dọa lớn hơn đối với sự tin tưởng vào đồng USD, hơn là việc “vũ khí hóa” đồng tiền này để chống lại các quốc gia khác./.Tin liên quan
-
Tài chính
Nợ chính phủ toàn cầu sẽ chạm mức kỷ lục 71.600 tỷ USD trong năm 2022
21:12' - 06/04/2022
Ước tính nợ chính phủ toàn cầu sẽ tăng 9,5% lên mức kỷ lục 71.600 tỷ USD vào năm 2022, trong khi các khoản vay mới cũng dự kiến sẽ tiếp tục tăng.
-
Ngân hàng
Đồng USD có dễ đánh mất vị thế là đồng tiền dự trữ của toàn cầu?
15:14' - 04/04/2022
Sau gần 80 năm là đồng tiền dự trữ của toàn cầu, đồng USD có thể đối mặt với nguy cơ để mất vị thế này.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF cảnh báo nguy cơ đồng USD suy yếu
16:59' - 31/03/2022
Các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga có nguy cơ làm lu mờ dần sự thống trị của đồng USD và tác động mạnh đến hệ thống tiền tệ quốc tế.
-
Ngân hàng
Ba ngân hàng hàng đầu Nhật Bản sẽ dừng giao dịch bằng đồng USD với ngân hàng lớn nhất của Nga
14:19' - 26/03/2022
Ba ngân hàng lớn của Nhật Bản sẽ dừng các giao dịch bằng đồng USD và các giao dịch tiền tệ với ngân hàng lớn nhất của Nga là Sberbank.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Tín hiệu cho một trật tự tài chính toàn cầu mới?
06:30' - 07/07/2025
Nhận thức lâu đời về đồng USD và trái phiếu kho bạc Mỹ là nơi trú ẩn an toàn có nguy cơ bị thay đổi vĩnh viễn.
-
Phân tích - Dự báo
Nông nghiệp Hàn Quốc: Từ ‘sự cố táo vàng’ đến chiến lược sống còn
05:30' - 07/07/2025
Tờ “Korea JoongAng Daily” mới đây có bài viết về biến đổi khí hậu đang gây ra những thách thức chưa từng thấy đối với nông nghiệp Hàn Quốc, từ thời tiết khắc nghiệt đến giá lương thực bất ổn.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu giằng co giữa tham vọng khí hậu và thực tế kinh tế
06:30' - 06/07/2025
EC vừa chính thức đề xuất mục tiêu giảm 90% khí thải nhà kính vào năm 2040 so với mức của năm 1990, tiếp nối lộ trình đưa Liên minh châu Âu (EU) hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
-
Phân tích - Dự báo
Khi kho vàng Manhattan trở thành dấu hỏi địa kinh tế
05:30' - 06/07/2025
Theo báo The Straits Times, Mỹ vốn luôn tự hào vì sở hữu kho vàng lớn nhất thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Giải cứu thép nội địa - nhiệm vụ không dễ với Canada
06:30' - 05/07/2025
Bộ Tài chính Canada sẽ hạn chế lượng thép nước ngoài nhập khẩu bằng cách áp thuế đối với các mặt hàng vượt quá ngưỡng quy định từ những quốc gia không có FTA với Canada.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức giảm phát thải carbon thúc đẩy đầu tư công nghệ xanh
05:30' - 05/07/2025
Thách thức về giảm phát thải carbon và lưu trữ khí nhà kính đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác và chế biến hydrocarbon.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng USD có khởi đầu năm tệ nhất trong nửa thế kỷ
06:30' - 04/07/2025
Theo tờ New York Times, đồng tiền của Mỹ đã giảm hơn 10% trong sáu tháng qua, khi so sánh với những đồng tiền của các đối tác thương mại lớn trong rổ tiền tệ quốc tế.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc dịch chuyển chiến lược của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu
05:30' - 04/07/2025
Theo tờ China Daily, các chuyên gia trong ngành cho biết những nhà sản xuất ô tô đa quốc gia đang đẩy nhanh các nỗ lực để nội địa hóa hoạt động ở Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài cuối: Địa kinh tế xoay trục
06:30' - 03/07/2025
Theo trang thediplomat.com, tầm ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các cường quốc thương mại hàng đầu thế giới.