Sửa đổi luật về bảo hiểm, cần bảo đảm cân bằng lợi ích giữa bên bán và mua
Tán thành việc sửa đổi toàn diện luật sau 20 năm thực thi, tuy nhiên, các đại biểu đề nghị việc sửa đổi cần tháo gỡ những điểm nghẽn, vướng mắc, thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển bình đẳng, bền vững hơn.
Đề nghị bổ sung quy định về chống độc quyền
Luật Kinh doanh bảo hiểm ra đời cách đây 20 năm, khi thị trường bảo hiểm còn non trẻ, cơ quan quản lý cũng mới thành lập, quy mô thị trường còn nhỏ, các sản phẩm, kênh phân phối chưa đa dạng.
Đến nay, trước sự phát triển của thị trường và nhiều quy định pháp luật liên quan thay đổi, Luật Kinh doanh bảo hiểm bộc lộ một số bất cập nhất định, không còn thống nhất, đồng bộ với quy định mới được sửa đổi, bổ sung tại Bộ luật Dân sự, một số nội dung chưa có căn cứ áp dụng trong thực tiễn.
Một số quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành chưa theo kịp với quốc tế như quy định về phòng, chống trục lợi bảo hiểm, rửa tiền, tài trợ khủng bố chưa đầy đủ; điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài còn hạn chế; mô hình quản lý tài chính lạc hậu; chưa có yêu cầu về quản trị rủi ro. Vì vậy, việc xây dựng và ban hành Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) là cần thiết. Đại biểu Nguyễn Văn Quảng (Đà Nẵng) thống nhất việc sửa đổi một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên, theo đại biểu, các hợp đồng bảo hiểm hiện nay gần như chuẩn bị sẵn quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ bảo hiểm với người mua bảo hiểm; các điều khoản hợp đồng theo hướng có lợi cho người cung cấp bảo hiểm nên khi xảy ra các vụ việc bảo đảm quyền lợi cho người mua khó khăn do gặp phải các điều kiện, điều khoản hợp đồng bất lợi. Do đó, đại biểu đề nghị cơ quan thẩm tra cần có đánh giá và xây dựng theo hướng các điều luật khung; còn nội dung cụ thể phải để cho người mua bảo hiểm và người cung cấp bảo hiểm thỏa thuận với nhau. Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Văn Quảng đề nghị tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, các công ty kinh doanh bảo hiểm vì thời gian qua xảy ra lỗ hổng trong công tác quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Cùng quan điểm trên, đại biểu Trần Chí Cường (Đà Nẵng) đề nghị quy định trong dự thảo luật sửa đổi phải bảo đảm cân bằng lợi ích giữa bên bán và bên mua; phải bình đẳng, minh bạch, công khai; quy định chặt chẽ, bảo đảm quyền lợi của khách hàng tham gia bảo hiểm.Băn khoăn về vấn đề chống độc quyền, đại biểu Tạ Thị Yên (Điện Biên) đề nghị quy định rõ, tránh tình trạng nhà cung cấp bảo hiểm cùng bắt tay nhau, nâng phí thu, giảm phí chi trả đối với những loại hình bảo hiểm khác nhau.
“Trong dự thảo luật này, chúng tôi thấy không có quy định nào liên quan đến việc chống độc quyền. Vì vậy, chúng tôi cũng đề xuất bổ sung nội dung về chống độc quyền này thành một điều khoản riêng hoặc đưa về các hành vi bị nghiêm cấm” - đại biểu kiến nghị.
Về thời gian có hiệu lực của dự luật, đại biểu Nguyễn Đình Việt (Cao Bằng) đề nghị rà soát lại. Theo đại biểu, dự kiến hiệu lực thi hành của Luật sửa đổi là từ 1/7/2023, trong khi Quốc hội dự kiến thông qua tại họp kỳ 3 (tháng 5/2022), nghĩa là một năm sau mới có hiệu lực là “quá chậm, không đảm bảo tính cấp thiết như nêu trong dự luật”.
Bên cạnh đó, đại biểu Việt cho rằng quy định nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Tài chính bao gồm cả tổ chức thi, cấp chứng chỉ kinh doanh bảo hiểm là không phù hợp với phương châm tinh gọn bộ máy quản lý nhà nước, tập trung cho việc ban hành chính sách và kiểm tra giám sát.
Đề nghị tiếp tục rà soát, xử lý những mâu thuẫn, bất cập với các luật khác, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (Hải Dương) nêu thêm: “ban soạn thảo cần thể chế hóa một cách tối đa các chủ trương của Đảng trong việc chủ động ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; đảm bảo việc ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực bảo hiểm.
Đặc biệt là các nguyên tắc về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm; đối tượng và hình thức cung cấp dịch vụ bảo hiểm trên môi trường mạng, tạo điều kiện cho hệ sinh thái Fintech phát triển”.
Cần phù hợp xu hướng điện tử, số hóa
Góp ý kiến tại phiên thảo luận tại tổ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao chất lượng dự án luật và công tác thẩm tra; đồng thời cho rằng, Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi sẽ tháo gỡ những điểm nghẽn, vướng mắc, thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển bền vững hơn.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý một số nội dung cần tiếp tục rà soát để nâng cao hơn nữa chất lượng dự án luật. Trong đó, hợp đồng bảo hiểm phải phù hợp điều kiện tới đây là kinh doanh trong môi trường số, điện tử, số hóa. Đồng thời, doanh nghiệp bảo hiểm, quản trị doanh nghiệp Bảo hiểm phải đánh giá kỹ để làm sao nâng chuẩn lên, không chấp nhận công ty bảo hiểm kinh doanh dưới chuẩn từ vốn đến quản trị.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ rà soát đảm bảo cân đối, hài hòa hơn, kể cả nhân thọ, phi nhân thọ, vi mô, tái bảo hiểm... Trong bảo hiểm phi nhân thọ chú ý sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Về hợp đồng bảo hiểm, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát theo hướng bình đẳng cả người cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng. Trước hết phải hoàn thiện chủ thể pháp lý, phải phù hợp luật gốc là Luật Dân sự, phù hợp đặc thù kinh doanh bảo hiểm và kể cả xử lý tranh chấp trong lĩnh vực này./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Để bảo hiểm trở thành kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế
14:21' - 25/10/2021
Tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV đã tiến hành cho ý kiến về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) hướng tới đưa bảo hiểm trở thành kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Cạnh tranh 2018: Tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh
12:48' - 23/10/2021
Bộ Công Thương đã triển khai hiệu quả công cụ quản lý nhà nước nhằm từng bước tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng, khẳng định vai trò của Luật Cạnh tranh 2018 trong phát triển kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi): Làm rõ quản lý nhà nước về cấp phép phân loại phim
10:18' - 23/10/2021
Sáng 23/10, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sáng 23/10, Quốc hội thảo luận về công tác tư pháp và phòng chống tham nhũng
08:01' - 23/10/2021
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng 23/10, các địa biểu thảo luận về công tác tư pháp và phòng, chống tham nhũng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32'
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31'
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới hợp tác kinh tế - thương mại ổn định và lâu dài
17:43'
Việt Nam có nhu cầu lớn, ổn định đối với các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ có thế mạnh của Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: “Bộ tứ trụ cột” phải được thể chế hóa toàn diện
15:58'
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2025, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều nghị quyết. Theo đó, “Bộ tứ trụ cột”- 4 nghị quyết quan trọng của Đảng đã bao trùm tất cả các vấn đề kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Gấp rút giải phóng mặt bằng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua Nam Định
15:45'
Tỉnh Nam Định đang triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, phấn đấu sớm hoàn thành các thủ tục giao đất cho đơn vị thi công để thực hiện dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó với dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới thấp?
15:40'
Những rủi ro và thách thức chính của giai đoạn 2025-2026 là xung đột địa chính trị phức tạp vì chiến tranh thương mại – công nghệ, phân mảnh và bảo hộ thương mại gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên cho hàng nông sản thông quan qua cửa khẩu Lào Cai
15:11'
Những ngày qua lưu lượng hàng hóa nông sản của Việt Nam xuất khẩu dồn về khu vực cửa khẩu Kim Thành tỉnh Lào Cai đã gia tăng đáng kể.