Sửa Luật Điện lực để thu hút đầu tư vào ngành điện
Thu hút đầu tư vào ngành điện đang là vấn đề cấp bách để tăng công suất cho hệ thống điện quốc gia, đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, việc gấp rút sửa đổi Luật Điện lực hiện hành sẽ tạo đột phá thể chế, khơi thông các vướng mắc, thu hút đầu tư vào ngành năng lượng quan trọng này trong “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
*Đảm bảo tăng trưởng và chuyển đổi xanh
Mới đây, trong chuyến thăm và làm việc ở Trung Đông, tại cường quốc khí LNG (Qatar), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhiều lần trăn trở câu chuyện thúc đẩy sửa đổi Luật Điện lực của Việt Nam để đáp ứng được các điều kiện thu hút đầu tư vào ngành điện. Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp Qatar đầu tư vào năng lượng, như điện khí LNG - lĩnh vực phía doanh nghiệp Qatar có thế mạnh phát triển vào Việt Nam.
Các đối tác cũng bày tỏ sự quan tâm tìm hiểu cơ hội đầu tư vào ngành điện của Việt Nam để hiện thực hóa các mục tiêu hợp tác. Tuy nhiên, Quốc vụ khanh phụ trách về năng lượng của Qatar là ông Saad bin Sherida Al Kaabi cũng cho rằng Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm được Quốc hội Việt Nam thông qua để làm nền tảng cho hai bên đi vào các thỏa thuận hợp tác cụ thể.Mục tiêu đưa Việt Nam vươn mình, cất cánh trong kỷ nguyên mới được thôi thúc mạnh mẽ hơn bao giờ hết qua những định hướng, khẳng định, quyết tâm rất cao của Đảng, Chính phủ và cũng là khát vọng của cả dân tộc. Nhưng không chỉ dừng lại ở quyết tâm mà điều này phải được hiện thực hóa bằng những hành động cụ thể, những giải pháp đột phá để có thể chuyển mình mạnh mẽ, thể hiện rõ trong các chỉ đạo, hành động rất quyết liệt của Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ trong thời gian gần đây.
Để phát triển kinh tế - xã hội, có thể nói điện đóng vai trò hết sức quan trọng, nó được xem là mạch máu của nền kinh tế và phải phát triển “đi trước một bước”. Theo Bộ Trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, để GDP Việt Nam tăng trưởng 1%, điện phải đi trước, tăng trưởng 1,8-2%.
Một chuyên gia trong lĩnh vực điện đưa ra phân tích, với mục tiêu đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển thì tăng GDP lúc đó phải gấp 3 – 4 lần hiện nay, tức là tốc độ phát triển phải từ 7 – 10%/năm trong vòng 20 năm tới. Nếu tốc độ tăng trưởng GDP là 10%/năm thì điện phải tăng từ 12 – 13%. Đòi hỏi cần có các cơ chế, chính sách cho ngành điện phát triển đáp ứng các mục tiêu tăng trưởng của đất nước, còn nếu thiếu điện thì các mục tiêu, chiến lược cũng “đổ sông, đổ bể”.
Trong khi đó, thực hiện cam kết của Việt Nam đưa phát thải ròng về 0 đến năm 2050, việc giảm phát thải trong sản xuất điện cũng là vấn đề lớn, bởi điện chiếm tỷ trọng lớn về phát thải CO2 trong nền kinh tế. Giảm phát thải cũng là vấn đề rất nhiều quốc gia trên thế giới theo đuổi, không chỉ ở các nước phát triển. Các quốc gia đã và sẽ đưa ra những quy định rất ngặt nghèo về mức độ phát thải CO2 trong hàng hóa nhập khẩu, áp thuế carbon,… Đó là áp lực không nhỏ đối với Việt Nam trong việc thay đổi nhanh chóng và căn bản cơ cấu sản xuất điện năng theo hướng giảm phát thải khí nhà kính để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển, Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan ban ngành liên quan, xây dựng mục tiêu với ngành điện. Trong đó, với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2025 dự kiến là 7% và để bảo đảm đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh, đời sống nhân dân, tăng trưởng điện phải đạt từ 12-13%. Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty liên quan, trong giai đoạn 2026-2030, trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng điện khoảng 12-15% mỗi năm xây dựng các kịch bản về nguồn điện, truyền tải điện, phân phối điện, sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và giá điện phù hợp, với mục tiêu nhất định không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào cho cả giai đoạn từ nay đến 2030, vừa đảm bảo cho tăng trưởng, vừa thực hiện chuyển đổi xanh.
*Bài học thiếu điện vẫn còn đó
Bài học về việc thiếu điện cho sản xuất và đời sống năm 2023 xảy ra ở miền Bắc đã cho thấy những tác động, thiệt hại rất lớn. Worldbank ước tính, phí tổn kinh tế của các đợt mất điện miền Bắc vào tháng 5 và 6/2023, khiến sản xuất bị gián đoạn, ước tính khoảng 1,4 tỷ USD, tương đương 0,3% GDP; không chỉ vậy việc này còn ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân và môi trường đầu tư của Việt Nam.
Các chuyên gia phân tích, trước đó chúng ta đã “thoát” tình trạng thiếu điện, do nhiều giải pháp, nhưng cũng có một phần do điều kiện tự nhiên. Trong đó, vừa qua là do tình hình thời tiết mưa bão nhiều, đặc biệt là miền Bắc, thủy điện dồi dào, đóng góp cho cung ứng điện miền Bắc. Trước đó, năm 2022, do ảnh hưởng của Covid – 19 dẫn đến đình trệ sản xuất, suy giảm kinh tế nên nhu cầu sử dụng điện giảm, không xảy ra tình trạng thiếu điện. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong điều kiện bình thường, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nếu không có giải pháp gì quyết liệt thì nguy cơ thiếu điện rất hiện hữu.
Để giải quyết tình trạng thiếu điện, có thể thấy giải pháp căn cơ nhất là phát triển nguồn để đáp ứng yêu cầu tiêu thụ.
Tuy nhiên, việc phát triển nguồn điện đang gặp phải những rào cản rất lớn, đặc biệt là về cơ chế, chính sách, Luật Điện lực hiện hành không đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành điện trong tình hình mới. Đó cũng là nguyên nhân, các dự án phát triển nguồn điện hầu hết bị chậm tiến độ, không thể chuyển động, không thu hút được đầu tư, đặc biệt là các dự án nguồn điện mới như điện khí/LNG, điện gió ngoài khơi, trong khi các nguồn điện giá rẻ như thủy điện, điện than đã không còn dư địa phát triển. Một ví dụ cụ thể như, trong 13 dự án điện LNG theo quy hoạch điện VIII chỉ có Nhà máy điện Nhơn Trạch 3, 4 đang triển khai, các dự án khác đều gặp khó khăn khi cơ chế chính sách chưa được hoàn thiện, vướng mắc kéo dài trong cam kết mua điện, chính sách chuyển ngang giá khí sang giá điện và các điều kiện đảm bảo đầu tư khác để nhà đầu tư có thể vay vốn, thu hồi chi phí đầu tư.
*Để đủ sức vươn mình
Nhằm tháo gỡ vướng mắc cho phát triển ngành điện, Chính phủ đã và đang thúc đẩy sửa đổi Luật Điện lực, với mục tiêu trình Quốc hội thông qua trong vòng 1 kỳ họp, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra hiện nay. Đối với Dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Chính phủ cũng chỉ đạo rõ, việc sửa luật cần cập nhật đầy đủ các nội dung vướng mắc hiện nay như cam kết về sản lượng (Qc), chuyển ngang giá khí,... thực hiện phân cấp, phân quyền triệt để, xóa cơ chế quan liêu, bao cấp, cơ chế "xin cho", cắt giảm thủ tục hành chính, giấy phép "con" để giảm chi phí tuân thủ; bổ sung các nội hàm về phát triển điện gió, điện hạt nhân...
Vì tính cấp bách của việc phát triển các dự án nguồn điện, Chính phủ cũng chỉ đạo khẩn trương thúc đẩy triển khai các dự án điện, triển khai nhanh, hoàn thành và đưa vào vận hành các dự án nguồn điện nền có quy mô công suất lớn, đặc biệt là ở miền Bắc như: triển khai sớm các dự án nhà máy LNG Nghi Sơn - Thanh Hóa (1.500 MW), LNG Quỳnh Lập - Nghệ An (1.500 MW); phấn đấu khởi công trong quý II/2025 và hoàn thành đóng điện trong năm 2027 các dự án đã có chủ đầu tư: LNG Quảng Ninh (1.500 MW), LNG Thái Bình (1.500 MW); khẩn trương hoàn thành dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng (480 MW), Quảng Trạch I (EVN - 1403MW), Na Dương II (TKV-110MW)...
Câu chuyện sửa đổi Luật Điện lực là vấn đề bức thiết và cấp bách không có gì phải bàn cãi. Đây được kỳ vọng là một bước đột phá về chính sách để ngành điện phát triển mạnh mẽ, tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế của đất nước, đủ lực để vươn mình trong kỷ nguyên mới, như Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định việc “Tận dụng tối đa thời cơ và đẩy lùi những thách thức là chiến lược để đảm bảo sự bứt phá và cất cánh” của đất nước.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thảo luận dự án 1 luật sửa 7 luật về lĩnh vực tài chính, ngân sách và dự án Luật Điện lực (sửa đổi)
08:14'
Sáng 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước;...
-
Chính sách mới
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xem xét sửa đổi Luật Điện lực với 6 chính sách lớn
16:42' - 21/10/2024
Chiều 21/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xem xét sửa đổi Luật Điện lực với 6 chính sách lớn
16:23' - 21/10/2024
Chiều 21/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa Luật Điện lực để "gỡ vướng" cho điện khí và điện gió ngoài khơi
16:13' - 16/10/2024
Luật “xương sống” cho sự phát triển các dự án điện khí LNG hay điện gió ngoài khơi là Luật Điện lực vẫn còn nhiều “khoảng trống pháp lý” cần được lấp đầy.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề
19:40'
Triển lãm là cơ hội quảng bá, giao thương kết nối các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề của huyện Quốc Oai với các địa phương khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – EU hợp tác chuyển đổi sản xuất, năng lượng xanh
19:40'
Trong chiến lược hợp tác song phương, Việt Nam – EU ưu tiên cho việc chuyển đổi sản xuất, năng lượng xanh nhằm thích ứng với các tiêu chuẩn, yêu cầu phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Phát triển thị trường điện cạnh tranh ở cả 3 cấp độ, theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
19:37'
Chiều 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành giao thông ứng phó với diễn biến của bão YINXING
18:00'
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành công điện gửi các đơn vị, yêu cầu chủ động ứng phó với diễn biến của bão YINXING.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp mùa cao điểm cuối năm
17:01'
Câu chuyện chênh lệch cung – cầu tín dụng mùa cuối năm lại vẫn đang diễn ra. Năm nay nguyên nhân lại là do sức cầu tín dụng suy yếu.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc: Tăng cường tính hiệu quả của các dự án đầu tư
15:14'
Luật Đầu tư công ra đời để tránh vấn đề đầu tư dàn trải và chính sách tài khóa bị phá vỡ. Luật Đầu tư công vừa hướng dẫn về trình tự, thủ tục về đầu tư, vừa hướng dẫn về các kế hoạch vốn đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội khóa XV: Không để tình trạng “tiền trảm, hậu tấu”, chi trước báo cáo sau
15:09'
Hàng loạt nội dung liên quan đến phần sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước đã được đại biểu Quốc hội cho ý kiến sáng 7/11.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai Chương trình tín dụng ưu đãi thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
14:53'
Chương trình tín dụng ưu đãi thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp cho vay theo 2 giai đoạn (căn cứ vào 2 giai đoạn triển khai Đề án theo Quyết định 1490).
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương và Tp. Hồ Chí Minh phối hợp điều chỉnh vị trí trạm thu phí Quốc lộ 13
14:36'
Bình Dương và Tp. Hồ Chí Minh đang phối hợp để điều chỉnh lại việc đặt trạm thu phí trên Quốc lộ 13, đặc biệt là tại vị trí gần cổng chào Bình Dương và lối dẫn vào cầu Phú Long tại thành phố Thuận An.