Sumo - môn thể thao thể hiện sức mạnh thể chất và tinh thần của Nhật Bản
Sumo ra đời cách đây hơn 1.500 năm, bắt nguồn từ các nghi lễ gắn liền với tín ngưỡng Thần đạo (Shinto). Trận chiến sức mạnh của võ sĩ Sumo được thể hiện là minh chứng cho sự hiện diện của các vị thần trong mọi khía cạnh của cuộc sống theo học thuyết Thần đạo Nhật Bản.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, các giải đấu Sumo chuyên nghiệp do Hiệp hội Sumo Nhật Bản chịu trách nhiệm quản lý. Hằng năm, tại Nhật Bản có 6 giải đấu được tổ chức, gồm 3 giải ở Tokyo (tháng 1, tháng 5 và tháng 9) và 1 giải ở Osaka (tháng 3), Nagoya (tháng 7) và Fukuoka (tháng 11). Mỗi giải đấu kéo dài 15 ngày, trong đó các đô vật thi đấu một trận mỗi ngày, trừ các đô vật có thứ hạng thấp hơn.
Để trở thành Sumo thì võ sĩ phải tham gia vào một trong số hàng chục lò luyện. Quy trình huấn luyện ở các võ đường diễn ra nghiêm ngặt, từ sáng sớm đến tối muộn, với các bài tập lặp đi lặp lại hằng ngày để rèn luyện sức mạnh và thể lực.
Các buổi tập luyện bắt đầu vào khoảng 6-7h. Do sới võ Sumo được xem là nơi linh thiêng, nên cho dù là một buổi tập luyện, các võ sĩ vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghi thức truyền thống trước khi bắt đầu buổi tập. Tại võ đường Takasago Beya ở Tokyo, buổi tập luyện thường bắt đầu bằng các động tác khởi động như hít đất, tập với cột gỗ và đặc biệt là bài tập đẩy, trong đó 1 võ sĩ phải cố gắng đẩy đối thủ ra khỏi vòng tròn của sới vật.
Sau phần khởi động, các võ sĩ Sumo thực hiện các trận đấu cặp theo thể thức đối kháng. Các trận đấu diễn ra trên một võ đài làm bằng đất sét và phủ một lớp cát. Theo luật, võ sĩ nào ra khỏi võ đài trước hoặc chạm đất bằng bất kỳ bộ phận nào của cơ thể ngoài lòng bàn chân sẽ thua cuộc. Mặc dù là đấu tập luyện, nhưng sức mạnh trong từng cú đẩy, đòn tát hay nhấc bổng đối thủ… vẫn được thực hiện rất mạnh mẽ.
Sumo thi đấu không phân biệt hạng cân, nghĩa là các đô vật có thể đối mặt với đối thủ to lớn gấp nhiều lần họ. Do đó, chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong quá trình tập luyện Sumo. Trong mỗi buổi tập sẽ có một nhóm võ sĩ Sumo được phân công chuẩn bị bữa trưa, cũng chính là bữa ăn đầu tiên trong ngày của họ. Tại võ đường Takasago Beya, có 3 võ sĩ được phân công chuẩn bị bữa trưa. Thực đơn buổi trưa khá đơn giản với món ăn đặc trưng gọi là chanko nabe, bao gồm cơm trắng, trứng, thịt lợn, cải thảo… Sau bữa trưa, các võ sĩ sẽ nghỉ ngơi và ngủ trưa đến khoảng 16h. Khi thức dậy, các võ sĩ tiến hành công việc vệ sinh và dọn dẹp. Những võ sĩ được phân công trực nhật sẽ nấu bữa tối. Các võ sĩ sẽ ăn tối lúc khoảng 18h30. Sau khi kết thúc buổi tối, các võ sĩ sẽ có thời gian tự do.
Võ đường Oshima Beya hiện có khoảng 15 người. Võ sĩ Kyoku Shori, 29 tuổi, thuộc võ đường Oshima Beya, cho biết anh bắt đầu sự nghiệp Sumo từ năm 12 tuổi. Từ khi còn là học sinh cấp 1, anh đã từng đạt á quân một giải Sumo của trường và đó chính là động lực để anh quyết tâm trở thành võ sĩ Sumo.
Ngày nay, có những lo ngại rằng môn thể thao truyền thống này có thể mai một khi lớp trẻ Nhật Bản ngày càng ít quan tâm đến Sumo. Tuy nhiên, nếu đến Ryōgoku Kokugikan, đấu trường quốc gia của môn Sumo, chứng kiến không khí sôi động của mùa giải trong một hội trường lớn chật kín người hâm mộ, có thể tin rằng Sumo vẫn sẽ duy trì được sức hấp dẫn của một môn thể thao độc đáo, thể hiện tinh thần thượng võ và bản sắc văn hóa truyền thống của Nhật Bản.
- Từ khóa :
- Sumo
- Nhật Bản
- võ sĩ Sumo
- học thuyết Thần đạo Nhật Bản
Tin liên quan
-
Đời sống
Lễ hội Voi 2025 của Lào - Bảo tồn nét đẹp văn hoá truyền thống
16:39' - 23/02/2025
Lễ hội Voi 2025 tại tỉnh Sayaboury nhằm tôn vinh vai trò của loài vật này trong lịch sử, văn hóa và đời sống của người dân, thu hút hàng nghìn khách du lịch trong nước và quốc tế tham dự.
-
Đời sống
Trung Quốc: Xuân vận năm 2025 lập kỷ lục mới về vận chuyển hành khách
14:01' - 23/02/2025
Trong đợt Xuân vận kéo dài 40 ngày (từ ngày 14/1-22/2/2025), tổng số lượt người di chuyển xuyên vùng đạt 9,02 tỷ lượt, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2024, lập kỷ lục lịch sử mới.
-
Đời sống
Hàng nghìn cây hoa anh đào ở Kanagawa bắt đầu nở
17:10' - 22/02/2025
Cứ mỗi độ Xuân về, du khách và người dân ở thành phố Miura, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản lại có dịp đắm chìm trong “Lễ hội hoa anh đào Miurakaigan” khi những cây hoa anh đào bắt đầu khoe sắc.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Đồng bào Khmer tại Hậu Giang tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước
20:20' - 13/04/2025
Hậu Giang có trên 6.700 hộ Khmer với trên 25.800 người, chiếm 3,5% dân số tỉnh. Thời gian qua, tỉnh triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
-
Đời sống
Sóc Trăng chi hơn 8 tỷ đồng cho hoạt động trong Tết Quân Dân mừng Chôl Chnăm Thmây
20:19' - 13/04/2025
Sóc Trăng có gần 400.000 người dân tộc Khmer, các chương trình mục tiêu đều được triển khai kịp thời, giúp đồng bào có thêm điều kiện phát triển kinh tế.
-
Đời sống
Cách giảm mỡ bụng hiệu quả nhất cho trẻ từ 5-18 tuổi theo nghiên cứu mới
14:38' - 13/04/2025
Một nhóm các nhà nghiên cứu Australia cho biết biện pháp hiệu quả nhất để giảm mỡ bụng dư thừa ở trẻ em là kết hợp chế độ ăn uống cân bằng với hoạt động thể chất đều đặn.
-
Đời sống
Hà Nội: Thăm hỏi, hỗ trợ gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt
14:03' - 13/04/2025
Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Đặng Thị Phương Hoa đã ân cần thăm hỏi, chia buồn sâu sắc về sự mất mát của gia đình trong vụ cháy.
-
Đời sống
Hơn 5.500 căn nhà ở xã hội sẽ hoàn thành tại Bắc Giang trong năm 2025
09:46' - 13/04/2025
Theo Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang, năm nay Chính phủ giao Bắc Giang hoàn thành 5.243 căn nhà ở xã hội.
-
Đời sống
Rực rỡ sắc hoa tại “thủ phủ mẫu đơn” của Trung Quốc
07:00' - 13/04/2025
Những ngày đầu tháng 4 này, thành phố Hà Trạch của tỉnh Sơn Đông - nơi được mệnh danh là “thủ phủ hoa mẫu đơn” của Trung Quốc, lại rộn ràng đón du khách từ khắp nơi ở Trung Quốc tấp nập đổ về.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 13/4
05:00' - 13/04/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 13/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 13/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Hội thi hợp xướng quốc tế Hội An năm 2025: Thể hiện bản sắc độc đáo của mỗi đất nước
22:11' - 12/04/2025
Là một trong những đội bé nhất đến từ Thủ đô Hà Nội đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi, đội hợp xướng Vinschool One của Trường Tiểu học Vinschool Times City đã giành 2 giải Bạc.
-
Đời sống
Bến Tre bàn giao 150 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
16:42' - 12/04/2025
Ngày 12/4, tại huyện Ba Tri, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bến Tre tổ chức bàn giao 150 căn nhà đại đoàn kết do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xổ số kiến thiết Bến Tre tài trợ.