Tác động của Brexit "cứng" đối với các nền kinh tế lớn
Theo một báo cáo mới được Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) công bố, một cuộc ly hôn “đột ngột” giữa London và EU sẽ “ảnh hưởng đáng kể đến các điều kiện tiếp cận thị trường Anh cho cả các nước phát triển và đang phát triển”.
Thị trường Anh chiếm khoảng 3,5% thương mại toàn cầu. London đã nhập khẩu khối lượng hàng hóa trị giá 680 tỷ USD từ khắp nơi trên thế giới trong năm 2018, trong đó khoảng 360 tỷ USD từ các nước châu Âu. Nếu Brexit cứng xảy ra, xuất khẩu của EU sang Anh có thể giảm gần 34,5 tỷ USD.
Vương quốc Anh là đối tác thương mại quan trọng đối với nhiều quốc gia mới nổi, bao gồm nhiều nước EU mà đến nay vẫn được hưởng điều kiện xuất khẩu thuận lợi nhờ chế độ ưu đãi nội khối.
Trong kịch bản "Brexit không thỏa thuận", tức là sẽ không có giai đoạn chuyển tiếp để đàm phán các thỏa thuận song phương cho tương lai, Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đứng thứ hai sau EU trong danh sách các nền kinh tế bị thua thiệt, với giá trị xuất khẩu hàng hóa sang Anh giảm khoảng 2,4 tỷ USD. Tiếp đến là Hàn Quốc, Na Uy, Iceland, Campuchia và Thụy Sỹ.Bà Pamela Coke-Hamilton, Giám đốc thương mại quốc tế của UNCTAD đánh giá rằng Brexit không chỉ là một vấn đề khu vực. Việc Vương quốc Anh rời khỏi EU sẽ làm thay đổi tình thế của các nước ngoài EU khi xuất khẩu sang thị trường Anh.Nếu London rời EU mà không có thỏa thuận về bảo vệ các đối tác thương mại hiện tại thì điều này có thể làm gia tăng khả năng cạnh tranh tương đối của các nước xuất khẩu lớn như Trung Quốc hay Mỹ.
Trên thực tế, theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), một quốc gia không thể dành ưu đãi cho một đối tác thương mại mà phải áp dụng chính sách thuế tương tự cho tất cả các thành viên khác, trừ trường hợp giữa họ có ký kết hiệp định thương mại.Do đó, theo UNCTAD, Trung Quốc có thể bỏ túi thêm 10,2 tỷ USD nhờ xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Anh và trường hợp của Mỹ là 5,3 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sang Anh cũng được dự đoán tăng khoảng 4,9 tỷ USD trong khi Thái Lan, Nam Phi, Ấn Độ, Brazil, Nga, Việt Nam được cho là đều có khả năng được hưởng lợi.
Bên cạnh các tác động tiêu cực về thương mại, EU và Anh luôn là những bên thiệt hại trước tiên trong các lĩnh vực khác như tài chính, việc làm, giao thông, du lịch hay công nghệ thông tin.Việc nền kinh tế lớn thứ năm thế giới rút khỏi EU sẽ gây ra một sự không chắc chắn cho thị trường và trong trường hợp Brexit cứng, khả năng mất giá của đồng bảng Anh cũng như sức mua của người tiêu dùng sụt giảm là rất cao.
Theo một nghiên cứu vừa công bố của Viện nghiên cứu IWH (Đức), khoảng 612.000 việc làm có thể bị đe dọa tại hơn 43 quốc gia do xuất khẩu hàng hóa của châu Âu sụt giảm. IWH ước tính nhập khẩu hàng hóa từ EU của Anh có thể giảm 25%. Nghiên cứu này cho biết sẽ có gần 179.000 việc làm ở EU bị ảnh hưởng trực tiếp do sự sụt giảm nhập khẩu và 433.000 việc làm gián tiếp bị đe dọa nếu tính cả ở EU và các quốc gia khác.Với kịch bản hai bên không đạt thỏa thuận, hậu quả của nó có thể là rất nghiêm trọng đối với ngành giao thông vận tải. Các thỏa thuận về hàng không song phương sẽ phải được đàm phán lại giữa Vương quốc Anh và 27 quốc gia thành viên còn lại của EU.Các hãng hàng không của Anh và các nước EU sẽ mất quyền tự động khai thác các chuyến bay sang vùng trời của nhau.Các bên cũng phải tìm ra giải pháp để cho phép các công ty duy trì kết nối giao thông và vô số những công việc tương tự sẽ cần được thực hiện để duy trì hệ thống tàu Eurostar nối Anh với EU, cũng như trong lĩnh vực vận tải đường sắt hoặc đường bộ.
Những hậu quả tất yếu của Brexit cũng sẽ gây nhiều tác động tiêu cực đến ngành du lịch. Nếu không có thỏa thuận giữa Anh và châu Âu, các rào cản về hải quan sẽ được khôi phục và người Anh muốn tới châu Âu có thể sẽ phải xin giấy phép lái xe quốc tế. Nhìn chung, khả năng thay đổi của nhiều quy định cũng như các điều kiện du lịch sẽ ảnh hưởng đến quyết định của du khách muốn đến Vương quốc Anh.Trong ngành viễn thông, người tiêu dùng Anh sẽ phải trả phí chuyển vùng trong thời gian ở EU và ngược lại. Ngay cả khi mỗi nhà khai thác có quy định khác nhau, phí chuyển vùng ở Vương quốc Anh là rất cao.Bên cạnh đó, tác động của tình trạng bế tắc còn ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác như phí ngân hàng, vấn đề di cư, hàng rào thuế quan, bất động sản, phí hải quan, an toàn thực phẩm, thuế giá trị gia tăng, thủ tục hành chính, dịch vụ y tế, lệ phí mua sắm trực tuyến cùng nhiều lĩnh vực khác./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội tăng cạnh tranh vào thị trường EU
07:57' - 16/07/2019
EVFTA được ký kết đã mở ra con đường rộng mở cho các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Một số mặt hàng được cho là hưởng lợi từ Hiệp định này là dệt may, da giày.
-
Kinh tế Thế giới
EC thông qua các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp Brexit "cứng"
18:33' - 10/07/2019
Hội đồng châu Âu (EC) vừa thông qua các biện pháp khẩn cấp đối với ngân sách năm 2019 của Liên minh châu Âu (EU) trong trường hợp Vương quốc Anh rời khỏi EU mà không đạt được thỏa thuận.
-
DN cần biết
Nhiều doanh nghiệp Anh lo ngại về kế hoạch nhập cư hậu Brexit
14:16' - 09/07/2019
Hơn 50% doanh nghiệp Anh sử dụng lao động nước ngoài lo ngại bị tác động bởi các kế hoạch liên quan đến hệ thống nhập cư hậu Brexit của chính phủ.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Anh hối thúc EU đàm phán lại thỏa thuận Brexit
11:47' - 09/07/2019
Ngày 8/7, Bộ trưởng Anh phụ trách vấn đề Brexit Stephen Barclay cảnh báo EU cần đàm phán lại thỏa thuận đã được ký hồi tháng 11/2018 để tránh kịch bản Brexit không thỏa thuận vào cuối tháng 10 tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27' - 04/07/2025
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23' - 04/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.