Tái cấu trúc ngân hàng: Rốt ráo về đích!
Trong báo cáo điểm lại cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam được công bố mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, sau một năm chậm chạp, tiến trình cải cách ngành ngân hàng đã được đẩy nhanh hơn trong những tháng đầu năm 2015, đặc biệt liên quan đến hợp nhất ngân hàng.
Điểm sáng trong bức tranh tái cơ cấu
Trên thực tế, lộ trình thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” đã bước vào năm cuối và nhà điều hành đang rốt ráo thực hiện về đích.
Những câu chuyện liên quan đến việc sáp nhập, các ngân hàng có vốn hàng nghìn tỷ được mua lại với giá chỉ 0 đồng hay các vấn đề liên quan đến sở hữu chéo và xử lý nợ xấu là những vấn đề mà dư luận đặc biệt quan tâm trong giai đoạn “nước rút” này.
Nhìn lại 4 năm trở về trước, hệ thống ngân hàng Việt Nam được nhiều chuyên gia ví von như một cỗ máy hoạt động quá công suất trong một thời gian dài và đến lúc cần bắt tay vào cuộc "đại tu".
Và sau hơn 3 năm thực hiện các biện pháp tái cơ cấu, ngành ngân hàng Việt Nam dường như đã vượt qua thời kỳ khó khăn nhất và đang đi đúng hướng. Các nhà quản lý cũng như giới chuyên gia đều nhìn nhận kết quả tái cơ cấu các ngân hàng thương mại là điểm sáng hơn cả trong đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế thời gian qua.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã khá quyết liệt nhưng tiến trình tái cơ cấu còn chậm và còn nhiều việc cần phải làm để lộ trình tái cơ cấu về đích đúng thời gian.
Chính vì vậy, ngay từ đầu năm 2015, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã phát đi những thông điệp mạnh mẽ thể hiện quyết tâm cao khi cuộc “đại tu” đang đi vào chặng cuối của lộ trình.
Tư lệnh ngành ngân hàng nêu rõ, mục tiêu chung là trong 6 tháng đầu năm nay sẽ triển khai quyết liệt, đến cuối năm tất cả những nội dung cơ bản của Đề án Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đến năm 2015 được thực hiện.
“Có rất nhiều ngân hàng sẽ hợp nhất, sáp nhập, một số ngân hàng sẽ được Ngân hàng Nhà nước mua lại. Trong các ngân hàng sáp nhập, có cả những ngân hàng đang khỏe mạnh sáp nhập vào với nhau để tạo một ngân hàng có quy mô lớn hơn và có khả năng hoạt động tốt hơn. Hy vọng trong năm 2015 sẽ xử lý khoảng 6-8 ngân hàng”, Thống đốc nói.
Với tinh thần đó, từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã lần lượt xử lý 3 ngân hàng bị âm vốn gồm Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB), Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank).
Để đảm bảo quyền và lợi ích của người gửi tiền, Ngân hàng Nhà nước đã tuyên bố mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần của các ngân hàng này với giá 0 đồng.
Cũng thực tế từ đầu năm đến nay, không chỉ các ngân hàng trong diện bắt buộc tái cơ cấu mà ngay cả những ngân hàng đang hoạt động tốt cũng ráo riết thực hiện kế hoạch này. Nhiều ngân hàng đã chủ động nâng vốn điều lệ để đảm bảo an toàn về tài chính.
Cụ thể, MB vừa tăng vốn lên 16 nghìn tỷ đồng. Trước đó SHB đã tăng vốn từ mức 8.865 tỷ đồng lên 10.486 tỷ đồng. VPBank cũng tăng vốn từ 7.324 tỷ đồng lên mức 8.458 tỷ đồng…
Còn các ngân hàng lớn sau khi sáp nhập vốn điều lệ tăng lên đáng kể. VietinBank có vốn điều lệ hơn 40.200 tỷ đồng sau khi nhập PGBank vào, BIDV sau khi hoàn thành sáp nhập MHB, số vốn điều lệ ngân hàng này cũng tăng thêm 3.369 tỷ đồng đạt 31.481 tỷ đồng.
Ông Trần Phương, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nhận định, tình hình tái cơ cấu trong thời gian qua đã triển khai rất hiệu quả và đã đạt được những kết quả tích cực.
“Các tổ chức tín dụng đang được hoạt động trong môi trường bền vững hơn, thanh khoản được đảm bảo, lãi suất liên tục có xu hướng giảm, đáp ứng được mong đợi của doanh nghiệp trong quá trình phục hồi sản xuất kinh doanh”, ông Trần Phương nói.
Tư duy và hành động đều thay đổi
Thực tế đã cho thấy, trong quá trình tái cơ cấu, hầu hết các phương án tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, kể cả sáp nhập, hợp nhất đều được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện. Ngân hàng Nhà nước chưa phải áp dụng biện pháp can thiệp bắt buộc đối với trường hợp nào theo quy định của pháp luật. Và đó là dấu hiệu tích cực.
Ông Trần Phương nhận định, một tín hiệu rất tốt trong khoảng hơn 1 năm trở lại đây đó là quá trình mua bán, sáp nhập đã diễn ra một cách tự nguyện, khẩn trương. Nếu như trước kia, việc này thường có sự suy tính và thậm chí là phải có yêu cầu của cơ quan quản lý, thì nay các tổ chức tín dụng đã tự tìm đến nhau và đã tìm được những sự cộng hưởng để giúp cho quá trình sáp nhập diễn ra suôn sẻ phát huy được hiệu quả của ngân hàng sau sáp nhập.
Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng cho rằng, thời gian đầu, một số tổ chức tín dụng còn lẩn tránh. Tuy nhiên, với những lợi ích thiết thực mà tái cơ cấu mang lại, những minh chứng thực tiễn có sức thuyết phục và sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng đã thay đổi nhận thức và đã chủ động, tích cực, coi tái cơ cấu không chỉ là nhiệm vụ mà còn là cơ hội để hoàn thiện chính mình.
“Sự thay đổi về tư duy dẫn đến thay đổi về hành động của các tổ chức tín dụng là một thành công quan trọng góp phần đẩy nhanh lộ trình tái cơ cấu”, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng khẳng định, trong giai đoạn đầu của chương trình tái cấu trúc, kinh tế vĩ mô còn đang bất ổn, khả năng của cả hệ thống ngân hàng còn rất hạn chế, thị trường cũng hết sức khó khăn.
“Trong bối cảnh đó, chúng ta cũng chưa làm được nhiều, mới chỉ tập trung vào các ngân hàng yếu kém với nguyên tắc tự nguyện dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Đến nay, tình hình đã có những chuyển biến hết sức tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, năng lực của Ngân hàng Nhà nước đã được nâng lên rất nhiều, đủ sức để xử lý mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn”, người đứng đầu ngành ngân hàng nói./.
Đỗ Huyền
- Từ khóa :
- ngân hàng
- tái cấu trúc
- WB
- BIDV
- VietinBank
- VPBank
- SHB
- Ngân hàng Nhà nước
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Các ngân hàng rục rịch tăng lãi suất huy động
09:19' - 11/09/2015
Từ đầu tháng 9 đến nay, lãi suất huy động tại một số ngân hàng thương mại đã được điều chỉnh tăng.
-
Ngân hàng
Áp lực cải tổ đè nặng lên vai các ngân hàng nội
11:35' - 01/09/2015
Nếu hệ thống các ngân hàng nội địa không có nhiều thay đổi để cải thiện, tăng sức cạnh tranh thì sẽ có nguy cơ “thua” ngay trên sân nhà.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quản lý dược cần chặt chẽ nhưng đảm bảo thông thoáng
15:27'
Việc ghi nhận ý kiến, tiếng nói của doanh nghiệp trong quá trình soạn thảo dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật sửa đổi của Luật Dược rất quan trọng, đảm bảo cơ sở và chất lượng văn bản luật được tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Dồn lực giải phóng xong mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu trong tháng 3/2025
14:53'
Từ nay đến cuối tháng 2/2025, các đoàn sẽ gặp gỡ người dân vùng dự án để tuyên truyền, vận động các hộ bàn giao mặt bằng.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh xây dựng kịch bản tăng trưởng 14% năm 2025
12:45'
Đầu tháng 2/2025, tỉnh Quảng Ninh bất ngờ thay đổi kịch bản, nâng mức tăng trưởng kinh tế lên l4% trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Khuyến nông phải cùng với nông dân chuyển đổi sang phương thức sản xuất hữu cơ, hiện đại
12:45'
Sáng 18/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về Chiến lược phát triển khuyến nông đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 (Chiến lược khuyến nông).
-
Kinh tế Việt Nam
Cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép đón chuyến tàu đầu tiên của Liên minh Premier
10:28'
Liên minh Premier được hình thành từ tái cấu trúc chiến lược của Liên minh THE trước đây bao gồm ba hãng tàu lớn: ONE (Ocean Network Express), HMM và Yang Ming, chính thức hoạt động từ tháng 2/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội lên phương án xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình
10:20'
UBND thành phố Hà Nội đang lên phương án xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) với Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)
10:08'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp, sáng 18/2, với 463/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96,86% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Những gợi ý để kinh tế Bình Dương tăng trưởng 2 con số
09:59'
Theo ông Bùi Minh Thạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, tỉnh được giao tăng trưởng kinh tế 10% trong năm 2025 theo Nghị quyết 25/NQ-CP là nhiệm vụ thách thức nhưng cũng mang ý nghĩa quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Pháp hướng tới năm 2025 gặt hái nhiều thành tựu
09:16'
Tối 17/2, tại Tòa thị chính Paris đã diễn ra chương trình “Tết cộng đồng Việt Nam mừng Xuân Ất Tỵ 2025” do Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp phối hợp với thành phố Paris tổ chức.