Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam
Đây là nội dung chính được đề cập tại hội thảo Công bố Báo cáo đánh giá về tài chính cho phát triển của Việt Nam do Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) vừa tổ chức chiều ngày 11/9 tại Hà Nội. Tham gia sự kiện có đại diện Chính phủ, các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu, các đối tác phát triển...
Với mục tiêu tổng quát là hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực cải cách việc huy động, sử dụng và quản lý tài chính cho phát triển, nhằm thực hiện Chương trình nghị sự Phát triển bền vững đến năm 2030, báo cáo đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về những thay đổi trong bức tranh tài chính phát triển ở Việt Nam.Sử dụng thấu kính Khung tài chính tích hợp quốc gia, báo cáo phân tích cơ cấu, tính chất và xu hướng tài chính phát triển; cũng như các nguồn đầu tư cho phát triển ở Việt Nam có so sánh với các nước khác (chủ yếu là các nước trong khu vực Đông Nam Á).
Theo báo cáo, sự gia tăng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam và việc mở rộng nguồn tài chính tư nhân trong nước là ưu tiên hàng đầu giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu tài chính để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững.Để bảo đảm các nguồn tài chính công đóng góp có hiệu quả vào việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững cần mở rộng diện thu thuế như là một nguồn thu ngân sách thường xuyên hơn; tăng nguồn thu ngân sách từ việc quản lý tốt hơn các tài sản Nhà nước; đồng thời nâng cao hiệu quả chi tiêu Chính phủ và đầu tư công, cùng với nỗ lực quản lý tốt nợ công.
Báo cáo cũng nêu bật sự cần thiết phải bảo đảm quá trình chuyển tiếp thông suốt ra khỏi giai đoạn tiếp nhận trợ giúp phát triển chính thức (ODA), quản lý tốt hơn mối quan hệ tương tác giữa các nguồn tài chính cho phát triển; đồng thời tăng cường hiệu quả điều phối và hiệp lực giữa các nguồn tài chính khác nhau.
Theo ông Haoliang Xu, Trợ lý Tổng thư ký Liên Hợp quốc, Giám đốc UNDP khu vực châu Á và Thái Bình Dương cho hay, Đầu tư từ khu vực tư nhân trong nước tăng gấp đôi vào năm 2015 so với năm 2002, song chỉ chiếm 40% tổng tài chính cho phát triển. Tỷ lệ đầu tư tư nhân trên đầu người của Việt Nam hiện thuộc nhóm thấp nhất khu vực ASEAN, khi chỉ đạt 490 USD so với mức trung bình của các nước ASEAN là 690 USD. Như vậy, Việt Nam cần sớm thực hiện một số biện pháp như khuyến khích tăng đầu tư tư nhân trong nước, đầu tư công tập trung và huy động đầu tư tư nhân; thu hút những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài liên kết công ty trong nước trong chuỗi giá trị toàn cầu; cùng với đó, đẩy mạnh thu thuế, quản lý tài sản công và áp dụng thuế tài sản, thuế môi trường; đồng thời, xây dựng khuôn khổ tài chính phối hợp cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Ông Haoliang Xu cũng tái khẳng định cam kết của UNDP là đối tác của Việt Nam trong tài chính hiệu quả cho các mục tiêu phát triển bền vững; đặc biệt là tăng cường hiệu quả việc điều phối và hiệp lực giữa các nguồn tài chính công, tư nhằm tối ưu hóa các kết quả đạt được của mục tiêu phát triển bền vững. Đại diện Chính phủ Việt Nam, ông Lê Quang Mạnh, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình, nguồn vốn ưu đãi từ ODA và viện trợ không hoàn lại dần sẽ thu hẹp , do vậy những khuyến nghị trong Báo cáo của UNDP sẽ là nguồn thông tin quan trọng để Chính phủ Việt Nam điều hành, phát triển kinh tế đất nước trong ngắn hạn và tương lai./.Tin liên quan
-
Tài chính
Làm thế nào để cung cấp dịch vụ tài chính bền vững cho người nghèo?
17:01' - 05/09/2018
Một câu hỏi lớn cho các nhà hoạch định chính sách và những nhà cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo là làm sao để có thể vừa đạt được sự bền vững tài chính vừa phục vụ được người nghèo?
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2018, Bộ Tài chính tiếp tục giữ vị trí số 1 trong Việt Nam ICT Index
18:38' - 29/08/2018
Tại Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông Việt Nam (Việt Nam ICT Index), năm 2018 Bộ Tài chính tiếp tục đứng ở vị trí số 1 với chỉ số ICT index 0,9263.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi số logistics để nắm bắt cơ hội phát triển
10:07'
Chuyển đổi số đang là xu hướng không thể đảo ngược với mọi lĩnh vực; trong đó, có ngành logistics.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Giám đốc NIC: Tạo vốn mồi đầu tư mạo hiểm
08:00'
Việt Nam vẫn còn thiếu cơ chế, chính sách và ưu đãi đủ mạnh để thúc đẩy môi trường đổi mới sáng tạo bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Canarval Hạ Long 2025: Kết nối di sản – Tiên phong tỏa sáng
22:11' - 01/05/2025
Tối 1/5, tại Quảng trường Sun Carnival, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Chương trình Canarval Hạ Long chính thức khai mạc với chủ đề “Kết nối di sản – Tiên phong tỏa sáng”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật
20:45' - 01/05/2025
Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 288-NQ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Những nhiệm vụ trọng tâm về tinh gọn bộ máy trong tháng 5/2025
19:31' - 01/05/2025
Dự kiến trước ngày 10/5, Bộ Nội vụ trình Chính phủ Đề án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã của cả nước và trước ngày 15/5, Bộ sẽ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hình ảnh mừng 50 năm non sông liền một dải - Đất nước trọn niềm vui
16:17' - 01/05/2025
Cùng với không khí trang trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh, người dân và các địa phương đã tưng bừng tổ chức nhiều hoạt động, thể hiện niềm tự hào, lòng biết ơn các thế hệ đi trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Tân Sơn Nhất có xe buýt nội bộ từ Nhà ga T3 cho khách nối chuyến
15:59' - 01/05/2025
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất lưu ý, xe buýt này chỉ có 1 chiều từ Nhà ga T3 (quốc nội) sang điểm A2 của Nhà ga T1 (quốc nội).
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ sau hợp nhất Tuyên Quang và Hà Giang
12:42' - 01/05/2025
Theo kế hoạch, tỉnh Tuyên Quang đã lựa chọn các địa điểm dự kiến bố trí làm nơi ở cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Hà Giang như: Nhà khách Kim Bình, Nhà khách Liên đoàn Lao động tỉnh...
-
Kinh tế Việt Nam
Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng
11:53' - 01/05/2025
Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn.