Làm thế nào để cung cấp dịch vụ tài chính bền vững cho người nghèo?
Vấn đề này đã được bàn luận sôi nổi tại hội thảo “Những thông lệ tốt nhất về tài chính nông nghiệp, nông thôn dành cho người nghèo - Kinh nghiệm của Việt Nam” do Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với Hiệp hội Tín dụng nông nghiệp nông thôn châu Á - Thái Bình Dương (APRACA), Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) tổ chức ngày 5/9.
Ông Trần Hữu Ý, Giám đốc Trung tâm đào tạo, Ngân hàng Chính sách Xã hội khẳng định, nhiều tổ chức tài chính chọn bền vững cho mình trước và đặt lãi suất cao cho người nghèo với lý giải cần đảm bảo chi phí hoạt động trước mắt.Vì vậy đã xảy ra việc người nghèo chỉ có thể vay những món nhỏ, lãi suất cao và khó có cơ hội nâng cao năng lực sản xuất, dẫn đến sau nhiều năm được tiếp cận dịch vụ tài chính vi mô nhưng khách hàng vẫn chưa vượt được ngưỡng nghèo.
"Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách Xã hội đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã thể hiện định hướng nhằm vào sự bền vững của khách hàng trước, khi khách hàng đạt được sự bền vững về tài chính thì ngân hàng sẽ đạt được sự bền vững dài hạn, dịch vụ của ngân hàng phải giúp khách hàng làm quen với kinh tế thị trường, có vay có trả, mạnh dạn vay vốn nâng cao năng lực sản xuất, học hỏi cách làm ăn hiệu quả cao hơn, tiến tới chịu được lãi suất tiệm cận thị trường", ông Trần Hữu Ý nói. Ông Prasun Kumar Das, Tổng Thư ký APRACA nhận định, với gần 7 triệu người gửi tiết kiệm thường xuyên, Ngân hàng Chính sách Xã hội đang là tổ chức có khả năng huy động tiết kiệm hiệu quả nhất trong số các đơn vị chủ chốt cung cấp dịch vụ tài chính vi mô với 70% thị phần. Điều này có được nhờ vào phương pháp tiếp cận khách hàng rất đặc thù của ngân hàng. Ngân hàng Chính sách Xã hội đã tạo ra một hệ thống cung cấp tín dụng và thu nợ hiệu quả, làm giảm chi phí giao dịch cho khách hàng và bản thân ngân hàng đồng thời đạt được mức độ bao phủ ấn tượng đến tận cấp xã. "Bạn có thế thấy phương pháp tiếp cận độc đáo của Ngân hàng Chính sách xã hội dẫn đến Việt Nam có một trong những hệ thống phân phối tín dụng vi mô rộng lớn nhất trên thế giới. Thành tựu này đạt được thông qua việc cơ quan này có độ tiếp cận sâu rộng đến 6,7 triệu khách hàng, bao phủ gần 11.000 xã nhờ sự kết hợp giữa nhóm đối tượng khách hàng vay chính sách với việc cung cấp tín dụng tại chỗ", Tổng thư ký APRACA nói. Ông Dương Quyết Thắng, Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội khẳng định, hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội đã đáp ứng kịp thời, có hiệu quả nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách ở nông thôn, góp phần giảm nghèo, nâng cao mức sống của người nông dân, thu hẹp dần chênh lệch thu nhập giữa các vùng và ngăn chặn nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn. Một điều quan trọng thông qua hoạt động tín dụng chính sách cũng đã góp phần thay đổi cơ bản nhận thức của người nghèo về ý thức tiết kiệm, tạo lập nguồn vốn tự có và tích lũy cho tương lai, hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội góp phần hoàn thành cơ bản Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững qua các thời kỳ.Chia sẻ những kinh nghiệm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), bà Nguyễn Thị Phượng, Phó Tổng giám đốc Agribank cho hay, Agribank đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đổi mới tài chính nông nghiệp như: chủ động đề xuất và triển khai các chính sách cho vay nông nghiệp, nông thôn, tích cực triển khai các chương trình của Chính phủ; đổi mới phương thức phục vụ hộ nông dân ngày càng thuận tiện, tiết giảm chi phí thông qua thành lập Ngân hàng lưu động; xây dựng nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao. Agribank cũng luôn chủ động đối mặt và có giải pháp kịp thời trước rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu, triển khai gói bảo hiểm trong nông nghiệp.
Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Phượng cũng nhận định, đầu tư cho khu vực nông nghiệp nông thôn còn hạn chế, chiếm tỷ trọng thấp, dàn trải chưa đáp ứng được nhu cầu. Vốn đầu tư tư nhân ít, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng dưới 2%), chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, khí hậu, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, khả năng xảy ra rủi ro lớn. Agribank kiến nghị tăng cường đầu tư cho nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là đầu tư từ ngân sách nhà nước về cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ, các yếu tố đầu vào, trợ giá. Cùng với đó là xem xét mở rộng đối tượng đầu tư một số dự án tài trợ để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng số lượng khách hàng được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Ông Nguyễn Xuân Thắng, Trưởng Ban điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân Việt Nam cũng nhận định, hoạt động tín dụng chính sách gắn chặt với đối tượng đông đảo, truyền thống nhất là hộ nông dân ở nông thôn. Nhờ có vốn kịp thời, được hướng dẫn cách làm ăn, các hộ nghèo có điều kiện để phát triển sản xuất, kinh doanh cải thiện cuộc sống, góp phần tích cực làm giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước xuống còn dưới 10% năm 2017. "Thông qua mô hình ủy thác cho vay, Hội Nông dân các cấp và các tổ chức chính trị xã hội là cầu nối đưa dịch vụ tài chính đến với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đồng thời giúp ngân hàng thực hiện tốt chủ trương, chính sách ưu đãi của Đảng, Chính phủ đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Vốn đã đến được với những đối tượng khó khăn nhất, địa bàn xa xôi nhất nhưng chất lượng tín dụng cũng tốt nhất", ông Nguyễn Xuân Thắng nói. Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước khẳng định, từ kinh nghiệm của một tổ chức quốc tế trong hỗ trợ phát triển cho cộng đồng nghèo ở khu vực nông thôn tại các quốc gia đang phát triển, Việt Nam cần hoàn thiện chính sách, khuôn khổ pháp lý nhằm đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ tài chính, trong đó đặc biệt quan tâm các đối tượng dễ bị tổn thương (người nghèo nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ nghèo…) để hỗ trợ, giúp các đối tượng này tiếp cận tốt hơn, hiệu quả hơn các dịch vụ tài chính, ngân hàng. Bên cạnh đó cần nâng cao năng lực của các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính nông thôn nhằm đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả, có trách nhiệm; trong đó, giữ vững vai trò chủ đạo của Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; cùng với đó thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức tài chính vi mô và tổ chức tín dụng phi ngân hàng nhằm đa dạng hóa các kênh phân phối, cung cấp dịch vụ tài chính nông nghiệp, nông thôn từ truyền thống đến hiện đại và phù hợp với các đối tượng (trong đó có người nghèo) trên địa bàn nông thôn. Ông Nguyễn Quốc Hùng cũng cho rằng, Ngân hàng Chính sách Xã hội với vai trò là công cụ hữu hiệu trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều nhanh và bền vững, cần tăng cường hiện đại hoá các hoạt động nghiệp vụ, hội nhập với hệ thống ngân hàng trong khu vực và trên thế giới và giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và điều kiện đều tiếp cận được các sản phẩm, dịch vụ hiện đại. Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tiếp tục xác định nông nghiệp nông thôn là lĩnh vực ưu tiên. Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tiếp tục thực hiện các công cụ điều hành chính sách tiền tệ nhằm hỗ vốn cho các tổ chức tín dụng đẩy mạnh cho vay nông nghiệp nông thôn. Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hoá thủ tục cho vay, đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho các đối tượng khách hàng nông nghiệp, nông thôn./. >>>Trái phiếu Chính phủ là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tếTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2018, Bộ Tài chính tiếp tục giữ vị trí số 1 trong Việt Nam ICT Index
18:38' - 29/08/2018
Tại Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông Việt Nam (Việt Nam ICT Index), năm 2018 Bộ Tài chính tiếp tục đứng ở vị trí số 1 với chỉ số ICT index 0,9263.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
11:41' - 24/08/2018
Thị trường cần có bộ dữ liệu, minh bạch để truy cập kiểm tra mức độ minh bạch, giảm rủi ro của nhà đầu tư
-
Ngân hàng
Thị trường tài chính tiêu dùng: Chuyển sang thanh toán “một chạm”
15:30' - 22/08/2018
Người tiêu dùng đang chuyển dần sang hình thực trực tuyến, thay cho giao dịch tiền mặt như truyền thống và khách hàng ngày càng ưu tiên sử dụng tương tác kỹ thuật số trong thời đại 4.0.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Bitcoin lập kỷ lục mới, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
20:15' - 22/11/2024
Ngày 22/11, bitcoin tiếp tục lập đỉnh mới, vượt mức hơn 99.000 USD trước khi giảm nhẹ xuống còn khoảng 98.500 USD, tăng 0,5% trong ngày.
-
Tài chính
Thâm hụt chi tiêu công của Chính phủ Anh cao thứ ba trong lịch sử
07:30' - 22/11/2024
Riêng trong tháng 10/2024, thâm hụt chi tiêu công của Anh là 17,4 tỷ bảng, cao hơn mức dự báo 12,3 tỷ bảng của các nhà kinh tế, tăng 1,6 tỷ bảng so với cùng thời điểm của năm ngoái.
-
Tài chính
Bitcoin phá ngưỡng 97.000 USD
15:27' - 21/11/2024
Giá bitcoin lần đầu tiên vượt mốc 97.000 USD trong bối cảnh lĩnh vực tài sản kỹ thuật số đang nỗ lực củng cố ảnh hưởng với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Tài chính
Kiểm soát chi thúc đẩy giải ngân vốn đầu công
15:04' - 21/11/2024
Kho bạc Nhà nước Nam Định yêu cầu kiểm soát chi tăng cường phối hợp với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án tập trung kiểm soát, thanh toán kịp thời với các dự án quy mô lớn, dự án trọng điểm của tỉnh
-
Tài chính
Bitcoin tiếp tục phi mã, lần đầu vượt mốc 95.000 USD
10:11' - 21/11/2024
Ngày 21/11, giá Bitcoin đã đạt mức cao kỷ lục mới, lần đầu tiên vượt mốc 95.000 USD, được thúc đẩy bởi kỳ vọng rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ nới lỏng quy định đối với tiền kỹ thuật số.
-
Tài chính
Khó thu hồi nợ thuế đối với doanh nghiệp chây ỳ
09:14' - 21/11/2024
Cục Thuế tỉnh Tây Ninh cho biết, đến hết tháng 9/2024 tổng số tiền thuế nợ tại Cục Thuế tỉnh Tây Ninh trên 536,7 tỷ đồng, giảm 39,8 tỷ đồng so với thời điểm tháng 8/2024.
-
Tài chính
Hàn Quốc: Thuế suất cao khiến thừa kế bất động sản trở thành gánh nặng
12:06' - 20/11/2024
Theo số liệu do Tổng cục Thuế Hàn Quốc công bố ngày 19/11, trong năm 2023, có 10.712 trường hợp người thừa kế bị đánh thuế có tuổi trên 80 tuổi, chiếm 53,7% tổng số trường hợp thừa kế trong cả nước.
-
Tài chính
Bitcoin lập đỉnh mới
10:31' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Bitcoin đã lập đỉnh mới, vượt ngưỡng 94.000 USD khi có thông tin cho biết công ty truyền thông của ông Trump đang thương lượng mua công ty giao dịch tiền điện tử Bakkt.
-
Tài chính
Đẩy mạnh chuyển đổi số ngành kho bạc
16:23' - 19/11/2024
Kho bạc Nhà nước Phú Thọ cho biết đẩy mạnh chuyển đổi số, hiện đại hoá các quy trình, hoạt động nghiệp vụ và quản trị nội bộ; gia tăng tiện ích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân giao dịch với kho bạc.