Tái cơ cấu EVN phải đáp ứng yêu cầu thị trường bán buôn điện cạnh tranh
Thời gian qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã triển khai Đề án tái cơ cấu Tập đoàn theo chỉ đạo của Chính phủ, tập trung vào công tác thoái vốn và cổ phần hóa với nhiều giải pháp thực hiện.
Tái cơ cấu EVN trên nguyên tắc phải đảm bảo cung cấp đủ điện cho nền kinh tế quốc dân, không ảnh hưởng xấu đến các khách hàng và đối tác, không tăng thêm các chi phí và giảm thiểu phát sinh các đầu mối quản lý trung gian.
Phóng viên BNEWS/TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Dương Quang Thành, Chủ tịch EVN xung quanh vấn đề này.
BNEWS: Xin ông cho biết lộ trình tái cơ cấu Tập đoàn trong giai đoạn 2012-2015 đã được EVN triển khai như thế nào?Ông Dương Quang Thành: Chúng tôi đã xác định rất rõ tái cơ cấu không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà là sự sống còn của Tập đoàn vì vậy chúng tôi đang đi đúng hướng và đúng lộ trình đề ra. Tính đến hết năm 2015, EVN đã hoàn thành toàn bộ các nội dung của Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 1782.Trọng tâm của giai đoạn này là Tập đoàn thoái toàn bộ vốn các lĩnh vực không phải ngành nghề sản xuất chính và giảm vốn tại 7/7 công ty cổ phần. Kết quả là Tập đoàn đã hoàn thành thu hồi toàn bộ vốn đầu tư ngoài lĩnh vực sản xuất chính và có thặng dư.
Ngoài ra, Tập đoàn cũng đã thực hiện tái cơ cấu các đơn vị và tái cơ cấu về quản trị doanh nghiệp.Cụ thể, chúng tôi đã phê duyệt và chỉ đạo triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu và kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển của 5 Tổng công ty điện lực và Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT); Đảm bảo các điều kiện để 3 Tổng công ty phát điện (GENCO) đi vào hoạt động ổn định.
Bên cạnh đó, Điều lệ EVN và Nghị định về Quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn đã được Chính phủ ban hành.
BNEWS: Vậy giai đoạn 5 năm tới, EVN tiếp tục thực hiện lộ trình tái cơ cấu ra sao, thưa ông?
Ông Dương Quang Thành: Trong giai đoạn 2016-2020, trọng tâm của công tác tái cơ cấu Tập đoàn là hoàn thành cổ phần hoá 3 Tổng công ty phát điện, đồng thời việc sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc EVN cần tuân thủ các chỉ đạo của Chính phủ về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động và đặc biệt cần phải đáp ứng yêu cầu hình thành thị trường bán buôn điện cạnh tranh và đạt mục tiêu đứng trong top 4 nước ASEAN về lĩnh vực điện lực ….
Để thực hiện được nhiệm vụ này, chúng tôi sẽ phải tập trung vào Tái cơ cấu về tổ chức và sở hữu; Rà soát, tái cơ cấu ngành nghề kinh doanh; Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu về quản trị doanh nghiệp.Chúng tôi cũng xác định việc tái cơ cấu về tổ chức và sở hữu là bước đột phá nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động và công khai minh bạch hơn nữa thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN.
Trong đó, trọng tâm của khối phát điện là cổ phần hóa các GENCO theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. EVN đang tiến hành các thủ tục cổ phần hóa GENCO 3 trong năm 2016 và xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa GENCO 1 và GENCO 2 trong năm 2017 và 2018.
Tập đoàn cũng tiếp tục duy trì tỷ lệ sở hữu tại các Công ty liên kết như: Công ty CP Phong điện Thuận Bình để đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo.
Đối với khối truyền tải điện, EVN tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ tại EVNNPT như hiện nay; đồng thời, nghiên cứu các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Tổng công ty này để đảm bảo năng lực đầu tư phát triển lưới điện truyền tải trong giai đoạn tới.EVN cũng đã chỉ đạo EVNNPT tiến hành tái cơ cấu; trong đó sẽ tách biệt khâu quản lý vận hành hệ thống truyền tải điện và khâu dịch vụ sửa chữa nhằm tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, tiến tới có thể tiến hành cổ phần hoá và xã hội hoá khâu dịch vụ sửa chữa.
Về khối phân phối và kinh doanh điện, chúng tôi sẽ tách bạch về hạch toán chi phí giữa khâu phân phối và bán lẻ trong các Tổng công ty điện lực từ năm 2016 và bổ sung chức năng mua điện trên thị trường và quản lý thực hiện các Hợp đồng mua bán điện truyền thống (PPA) hiện hữu.Việc chuyển giao các PPA hiện hữu từ EVN về các Tổng công ty điện lực sẽ bắt đầu áp dụng từ thời điểm vận hành Thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt.
Tiến tới đối với khâu bán lẻ thuộc các Tổng công ty điện lực sẽ thực hiện tách ra và cổ phần hóa để cạnh tranh với các công ty kinh doanh điện khác khi triển khai Thị trường bán lẻ cạnh tranh.
Bên cạnh việc tái cơ cấu về tổ chức và sở hữu, Tập đoàn cũng đẩy mạnh tái cơ cấu về quản trị doanh nghiệp; trong đó đặc biệt chú trọng đến hoàn thiện các qui chế, qui định, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, xây dựng và áp dụng bộ các chỉ số đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp (KPI) trong toàn Tập đoàn; đồng thời cải cách cơ chế tiền lương, áp dụng cơ chế tiền lương đối với viên chức quản lý gắn với kết quả thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, năng suất lao động của đơn vị.BNEWS: Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Tập đoàn khi triển khai lộ trình tái cơ cấu trong thời gian tới là tách bạch công tác sửa chữa, bảo dưỡng lưới điện phân phối, truyền tải và các nhà máy điện với công tác quản lý vận hành. Theo ông, hướng đi này sẽ được thực hiện như thế nào để khắc phục sự tồn tại trong thời gian qua ?
Ông Dương Quang Thành: Tập đoàn đang triển khai việc tách bạch công tác sửa chữa, bảo dưỡng lưới điện phân phối, truyền tải và các nhà máy điện với công tác quản lý vận hành.Tại mỗi đơn vị đều có bộ phận thực hiện nhiệm vụ này, điều này dẫn đến việc sử dụng lao động sửa chữa chưa hiệu quả. Việc đầu tư trang thiết bị phục vụ sửa chữa dàn trải và không có điều kiện tập trung đầu tư hiện đại hóa.
Đối với khâu phát điện, EVN đã thí điểm thành lập Công ty cổ phần Dịch vụ sửa chữa nhiệt điện miền Bắc để cung cấp dịch vụ sửa chữa chung cho các Nhà máy điện khu vực miền Bắc, Công ty dịch vụ sửa chữa nhà máy điện thuộc GENCO3 để chuyên môn hóa công tác sửa chữa và tăng năng suất lao động.
Vì vậy, trong thời gian tới EVN sẽ nghiên cứu phương án tách bạch công tác sửa chữa, bảo dưỡng lưới điện phân phối, truyền tải và các nhà máy điện với công tác quản lý vận hành; tiến tới chuyển bộ phận này thành đơn vị cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng độc lập, EVN và các Tổng công ty trực thuộc sẽ thuê ngoài dịch vụ này.Tôi cho rằng, việc tách bạch này giúp quá trình giám sát và phân tách các chi phí đầu vào của EVN được rõ ràng và minh bạch. Đây chính là một bước tiến lớn để tiến tới thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. BNEWS: Xin cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Chuyển động DN
EVNSPC chuẩn bị hoàn thành 3 dự án trọng điểm
17:17' - 01/08/2016
Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đang tập trung triển khai 3 dự án trọng điểm để đáp ứng nhu cầu cấp điện cho các xã đảo và phục vụ an sinh xã hội thuộc tỉnh Kiên Giang trong những năm tới.
-
Phân tích doanh nghiệp
EVNNPC phấn đấu giảm tỷ lệ tổn thất điện năng xuống dưới 5,1%
13:42' - 15/07/2016
Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) sẽ phấn đấu giảm tỷ lệ tổn thất điện năng xuống dưới 5,1% để đưa tỷ lệ tổn thất điện năng cả năm về dưới ngưỡng 6,20%.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN được tham gia lựa chọn nhà thầu các gói thầu tư vấn xây dựng điện
20:39' - 07/07/2016
Các đơn vị tư vấn đầu tư xây dựng điện thuộc EVN và các doanh nghiệp thành viên của EVN được phép tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc các dự án do EVN
-
Kinh tế Việt Nam
EVN Hà Nội mở đường dây nóng phục vụ khách hàng
18:30' - 14/06/2016
Bên cạnh việc tiếp nhận thông tin qua đường dây nóng, EVN Hà Nội đã yêu cầu các công ty điện lực trực thuộc không được cắt điện để sửa chữa theo kế hoạch nhằm đảm bảo sinh hoạt của người dân Thủ đô.
-
Kinh tế Việt Nam
EVNNPT xác minh việc trụ cột điện làm bằng bê tông trộn đất
14:13' - 26/05/2016
EVNNPT cũng đã mời cơ quan công an vào điều tra xác minh để làm rõ vụ việc và xử lý theo quy định của pháp luật
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Tân cảng Sài Gòn tiếp nhận 12 cẩu cao cấp khung Genma - Kalmar RTG6+1
12:49' - 12/07/2025
Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã hoàn thành tiếp nhận 12 cẩu khung Genma - Kalmar RTG6+1. Đây là loại cẩu có kỹ thuật cao nhất so với thị trường Việt Nam hiện nay.
-
Chuyển động DN
Biến sản phẩm nghệ thuật thành “hàng hóa đặc biệt” để xuất khẩu
21:37' - 11/07/2025
Chiều nay (11/7) tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đã chính thức diễn ra Đại hội Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam lần thứ I nhiệm kỳ 2025 – 2030.
-
Chuyển động DN
Ethiopian Airlines ký kết hợp tác với nhiều doanh nghiệp và mở đường bay đến Việt Nam
20:31' - 11/07/2025
Ethiopian Airlines đã chính thức bổ nhiệm công ty Deks Air Vietnam làm Tổng đại lý bán vé và dịch vụ (GSSA) của mình.
-
Chuyển động DN
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Tổng công ty ACV đổi mới toàn diện mô hình quản trị theo hướng hiện đại
20:18' - 11/07/2025
Một điểm đột phá quan trọng của ACV được Phó Thủ tướng chỉ rõ là phải đổi mới toàn diện mô hình quản trị theo hướng hiện đại, dựa trên các chỉ số tài sản, vốn và hiệu quả kinh doanh.
-
Chuyển động DN
Lào Cai khởi công nhà máy chế biến gia vị hơn 350 tỷ đồng
16:12' - 11/07/2025
Ngày 11/7, tại xã Xuân Ái, tỉnh Lào Cai, Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất, chế biến gia vị với tổng mức đầu tư hơn 350 tỷ đồng.
-
Chuyển động DN
Coca-Cola khánh thành nhà máy 136 triệu USD tại Tây Ninh
16:11' - 11/07/2025
Ngày 11/7, Công ty TNHH Nước Giải Khát Coca-Cola Việt Nam đã khánh thành nhà máy có tổng vốn đầu tư 136 triệu USD tại khu công nghiệp Phú An Thạnh (Bến Lức, Tây Ninh).
-
Chuyển động DN
Vinaconex lọt Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á
14:54' - 10/07/2025
Lần đầu tiên Vinaconex lọt Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025, đánh dấu bước tiến trong hành trình vươn tầm và hội nhập trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản và đầu tư tài chính.
-
Chuyển động DN
Hợp tác ngân hàng - bảo hiểm xây dựng hệ sinh thái tài chính toàn diện của Agribank
07:30' - 10/07/2025
Nắm giữ 52% cổ phần tại ABIC , hợp tác phát triển với ABIC được xác định là một trong ba trụ cột chiến lược trong hành trình xây dựng hệ sinh thái tài chính toàn diện của Agribank.
-
Chuyển động DN
VIMC đẩy mạnh đầu tư hạ tầng cảng biển, logistics và phát triển đội tàu
17:44' - 09/07/2025
Ngày 9/7, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2025.