Tại sao "Omicron tàng hình" lây lan nhanh hơn biến thể gốc?
Tại nhiều quốc gia, biến thể Omicron gốc (được các nhà khoa học gọi là BA.1) đã khiến số ca mắc COVID-19 tăng cao đột biến, tuy nhiên, “hậu duệ” của BA.1 - được gọi là BA.2 hay "Omicron tàng hình" - hiện còn lây lan nhanh hơn và được dự báo có thể sớm trở thành phiên bản thống trị của virus SARS-CoV-2.
Các nhà khoa học đang gấp rút tìm hiểu lý do tại sao "Omicron tàng hình" lại vượt trội hơn so với biến thể gốc. Những nghiên cứu ban đầu cho thấy "Omicron tàng hình" có thể kéo dài làn sóng dịch COVID-19 do biến thể Omicron gốc gây ra, nhưng không có nhiều khả năng gây ra một làn sóng lây nhiễm mới.
Một nghiên cứu về "Omicron tàng hình" cho thấy sự gia tăng nhanh chóng số ca mắc COVID-19 có lẽ là do biến thể này dễ lây lan hơn so với phiên bản gốc. Trong khi đó, một số kết quả nghiên cứu sơ bộ khác lại cho thấy "Omicron tàng hình" có thể dễ dàng "né" các kháng thể mà cơ thể vật chủ có được do đã tiêm chủng ngừa COVID-19 hoặc đã mắc bệnh này trước đó, mặc dù khả năng này của "Omicron tàng hình" không vượt trội hơn so với phiên bản gốc.
Do đó, giới khoa học cho rằng "Omicron tàng hình" sẽ không có khả năng gây ra làn sóng "mắc bệnh, nhập viện và tử vong" lớn thứ hai sau "cuộc tấn công" ban đầu của Omicron.
Trong một nhận định đăng trên chuyên trang y khoa medRxiv, ông Dan Barouch - nhà virus học và miễn dịch học thuộc Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess ở Boston, Massachusetts (Mỹ) - cho biết: “Biến thể BA.2 có thể sẽ kéo dài thời gian thế giới chứng kiến số ca nhiễm Omicron gia tăng. Tuy nhiên, những dữ liệu của chúng tôi chỉ ra rằng biến thể này sẽ không dẫn đến một làn sóng dịch bệnh mới".
Theo ông Barouch, giới nghiên cứu cho rằng một phần lớn lý do khiến Omicron nhanh chóng "soán ngôi" biến thể Delta là khả năng lây lan giữa những người đã được miễn dịch với Delta.
Bên cạnh đó, "Omicron tàng hình" thậm chí còn "tinh vi" hơn biến thể Omicron gốc trong việc "né tránh" hệ miễn dịch của vật chủ, trong đó bao gồm cả khả năng tự vệ mà vật chủ đã có được sau khi đã mắc Omicron phiên bản gốc.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng các biến thể có những khả năng lây nhiễm khác nhau là do chúng khác biệt về gene. Omicron phiên bản gốc có hàng chục đột biến khác với "Omicron tàng hình", đặc biệt là ở các phần quan trọng của protein gai - mục tiêu mà các kháng thể cần chiến đấu để ngăn chặn sự lây nhiễm.
Để đánh giá những sự khác biệt giữa Omicron phiên bản gốc và "Omicron tàng hình", nhóm nghiên cứu của ông Barouch đã so sánh mức độ "trung hòa" hoặc khả năng ngăn chặn virus, cũng như số lượng kháng thể trong các tế bào được bảo vệ có trong máu của những người đã hồi phục sau khi mắc COVID-19 với một trong hai biến thể trên.
Cụ thể đã có 24 người ở thành phố New York tham gia nghiên cứu. Họ là những người đã tiêm 3 liều vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech.
Kết quả cho thấy vaccine có thể tạo ra các kháng thể trung hòa để chống lại sự lây nhiễm Omicron phiên bản gốc tốt hơn một chút so với "Omicron tàng hình". Nghiên cứu đối với những người đã có được kháng thể sau khi nhiễm Omicron phiên bản gốc cũng cho thấy kết quả tương tự.
Theo ông Barouch, sự khác biệt không đáng kể về hiệu lực miễn dịch tổng thể đối với hai biến thể cho thấy khả năng né tránh miễn dịch khó có thể giải thích cho sự gia tăng số ca nhiễm "Omicron tàng hình" trên toàn thế giới.
Các kết quả thu được từ nghiên cứu trước đó của nhóm các nhà khoa học do nhà virus học David Ho - thuộc trường Đại học Columbia ở thành phố New York - đứng đầu cũng phát hiện ra rằng hai phiên bản nêu trên của biến thể Omicron có khả năng tương tự trong việc né tránh các kháng thể trung hòa trong máu của những người đã được tiêm chủng hoặc bị mắc bệnh trước đó.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của ông David Ho còn phát hiện ra các dấu hiệu cho thấy đột biến gene duy nhất có trong "Omicron tàng hình" có thể ảnh hưởng đến cách một số kháng thể nhận ra biến thể này của virus.
Trong khi đó, một nghiên cứu do nhà virus học Kei Sato, thuộc trường Đại học Tokyo (Nhật Bản), đứng đầu lại phát hiện ra rằng chuột và hamster bị nhiễm Omicron phiên bản gốc tạo ra ít kháng thể chống lại "Omicron tàng hình" hơn là so với phiên bản từng bị nhiễm.
Theo ông Barouch, các nghiên cứu của nhóm ông chưa thể xác định liệu những người đã phục hồi sau khi nhiễm Omicron phiên bản gốc có dễ bị tái mắc bệnh với "Omicron tàng hình" hay không.
Các nhà nghiên cứu ở Israel trước đó đã xác định được một số ít các trường hợp trong đó những người đã khỏi bệnh sau khi nhiễm Omicron phiên bản gốc bị tái nhiễm với "Omicron tàng hình". Hiện các nhà khoa học Đan Mạch đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu nhằm xác định tần suất tái nhiễm này./.
- Từ khóa :
- covid 19
- omicron
- biến thể covid
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Biến thể Omicron tác động như thế nào đến sự phục hồi kinh tế toàn cầu?
06:30' - 13/02/2022
Cho đến nay, nhìn chung các số liệu kinh tế đều cho thấy tác động của biến thể Omicron đối với sự phục hồi kinh tế toàn cầu là hạn chế và mang tính ngắn hạn.
-
Đời sống
Đánh giá hiệu quả của thuốc Sotrovimab với biến thể “Omicron tàng hình”
08:44' - 12/02/2022
Theo Vir Biotechnology, sotrovimab liều 500mg đủ để duy trì hoạt động chống lại dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron, hay còn được gọi là biến thể “Omicron tàng hình”.
-
Kinh tế & Xã hội
Tp Hồ Chí Minh giám sát các trường hợp nghi nhiễm Omicron trong cộng đồng
16:59' - 11/02/2022
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đang tăng cường giám sát các trường hợp nghi nhiễm biến chủng Omicron trong cộng đồng sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
-
Ý kiến và Bình luận
Giới chuyên gia Nhật Bản đề xuất giải pháp mới thích ứng với biến thể Omicron
08:00' - 11/02/2022
Các chuyên gia cố vấn của Chính phủ Nhật Bản đã đề xuất nhóm giải pháp mới thích ứng với diễn biến của biến thể Omicron.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Trực tiếp Liverpool vs Man City, 23h00 ngày 1/12. Trực tiếp ngoại hạng Anh
08:59'
Bnews. Trận đấu giữa Liverpool vs Man City trong khuôn khổ vòng 13 giải bóng đá ngoại hạng Anh diễn ra vào 23h00 ngày 1/12 trên sân vận động Anfield của Liverpool. Trực tiếp trên K+.
-
Kinh tế & Xã hội
Để chính sách phân loại rác thải tại nguồn phát huy hiệu quả
08:52'
Chỉ còn 1 tháng nữa, quy định phân loại rác thải tại nguồn sẽ có hiệu lực nhưng vẫn còn nhiều việc cần làm để triển khai hiệu quả trong thực tế.
-
Kinh tế & Xã hội
XSĐL 1/12. Kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay ngày 1/12/2024. XSĐL ngày 1/12. KQXSDL. XSDL 1/12
08:52'
Bnews. XSĐL 1/12. XSDL 1/12. KQXSDL. Kết quả xổ số hôm nay ngày 1/12. XSĐL Chủ nhật. Trực tiếp KQXSĐL ngày 1/12. Kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay ngày 1/12/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Bảo vệ môi trường trong khai thác than
08:11'
Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải, khí thải, bụi gây ra, cũng như khôi phục hệ sinh thái, Tập đoàn TKV đã có những chiến lược đầu tư hơn nữa cho công tác bảo vệ môi trường.
-
Kinh tế & Xã hội
XSKG 1/12. Kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay ngày 1/12/2024. XSKG ngày 1/12
08:08'
Bnews. XSKG 1/12. Kết quả xổ số hôm nay ngày 1/12. XSKG Chủ nhật. Trực tiếp KQXSKG ngày 1/12. Kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay ngày 1/12/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSTG 1/12. Kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay ngày 1/12/2024. XSTG ngày 1/12
08:07'
Bnews. XSTG 1/12. Kết quả xổ số hôm nay ngày 1/12. XSTG Chủ nhật. Trực tiếp KQXSTG ngày 1/12. Kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay ngày 1/12/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 1/12/2024
07:49'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 1/12, sáng mai 2/12, các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh,La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
Ra mắt Hội đồng hương thành phố Chí Linh tại Nga
07:46'
Ngày 30/11, tại Moskva hơn 200 kiều bào là người quê gốc Chí Linh đã tập họp và ra mắt Hội đồng hương.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 1/12. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 1/12/2024. XSMB Chủ Nhật ngày 1/12
19:47' - 30/11/2024
Bnews. XSMB 1/12. Kết quả xổ số hôm nay ngày 1/12. XSMB Chủ Nhật. Trực tiếp KQXSMB ngày 1/12. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật ngày 1/12/2024.