Tạm giữ nhiều hàng hóa vi phạm tại Chi nhánh Bưu chính Viettel Kiên Giang
Thực hiện chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường các tháng cuối năm 2021, Đội Quản lý thị trường số 2- Cục Quản lý thị trường Kiên Giang đã tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các dịch vụ vận chuyển hàng hóa nhằm ngăn chặn việc lợi dụng chuyển phát nhanh để kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Qua nắm tình hình địa bàn, thẩm tra xác minh thông tin của cơ sở cung cấp, Đội Quản lý thị trường số 2 chủ trì, phối hợp với Công an thành phố Rạch Giá kiểm tra tại Chi nhánh Bưu chính Viettel Kiên Giang, địa chỉ tại số 679, đường Nguyễn Trung Trực, phường An Hòa, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện 1.307 đơn vị sản phẩm bao gồm: linh kiện điện thoại, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, máy cắt tóc, quần áo may sẵn, toàn bộ số hàng hóa này không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp kèm theo.
Đoàn kiểm tra làm việc bước đầu với ông Nguyễn Đại Danh – Giám đốc Chi nhánh Bưu chính Viettel Kiên Giang, ông Danh cho biết, Chi nhánh hoạt động theo quy định của lĩnh vực bưu chính Việt Nam, trách nhiệm của công ty là kiểm tra hàng hóa có phải là hàng hóa cấm vận chuyển theo quy định hay không trước khi nhận vận chuyển.
Ngoài ra, công ty không có trách nhiệm kiểm tra việc hàng hóa có hóa đơn, chứng từ kèm theo cho nên không chịu trách nhiệm về nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa nhận vận chuyển.
Đặc biệt, công ty sẽ cung cấp danh sách khách hàng là chủ sở hữu của toàn bộ số hàng hóa này để liên hệ làm việc với Đội Quản lý thị trường số 2-Cục Quản lý thị trường Kiên Giang.
Hiện tại, vụ việc đang được Đội Quản lý thị trường số 2 xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Liên tiếp phát hiện cơ sở kinh doanh phân bón hết hạn sử dụng, kém chất lượng
17:16' - 24/09/2021
Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố chủ động triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với mặt hàng phân bón từ ngày 1/8 đến ngày 12/12/2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: 6 tháng, gạo xuất khẩu tăng về lượng, giảm giá trị
11:56'
Giá nhiều loại lúa tuần qua ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục có xu hướng tăng nhẹ. Trong khi xuất khẩu vẫn trầm lắng khiến cho giá gạo xuất khẩu giảm nhẹ.
-
Hàng hoá
Giá gạo Nhật Bản có thể hạ nhiệt sau khi chính phủ mở kho dự trữ
20:20' - 05/07/2025
Theo dữ liệu mới nhất từ Tổ chức Hỗ trợ Nguồn cung Ổn định Lúa gạo, niềm tin của các thương nhân gạo Nhật Bản về triển vọng giá đã sụt giảm nghiêm trọng.
-
Hàng hoá
OPEC+ nhất trí tiếp tục tăng sản lượng dầu
18:27' - 05/07/2025
Ngày 5/7, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) thông báo quyết định tiếp tục tăng sản lượng dầu mỏ trong tháng 8.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong khi chờ quyết sách từ OPEC+
14:09' - 05/07/2025
Tính cả tuần, giá dầu Brent tăng khoảng 0,8% và dầu WTI tăng khoảng 1,5% so với cuối tuần trước, đánh dấu tuần tăng thứ hai liên tiếp
-
Hàng hoá
Nguồn cung cà phê toàn cầu có thể phục hồi trong ba năm tới
07:36' - 05/07/2025
Nguồn cung cà phê toàn cầu hiện đang eo hẹp do tình trạng thâm hụt sản lượng kéo dài nhiều năm, do tác động của tình hình thời tiết khắc nghiệt.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm nhẹ trước thềm cuộc họp OPEC+
15:32' - 04/07/2025
Trong phiên giao dịch chiều 4/7, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 35 xu Mỹ, xuống còn 68,45 USD/thùng. Trong khi , giá WTI giảm 25 xu Mỹ, còn 66,75 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp bật tăng
09:51' - 04/07/2025
Giá nhiều mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp đã quay đầu bật tăng, trong đó, giá đường tăng vọt tới 5%.
-
Hàng hoá
Hai nhân tố đẩy giá dầu thế giới đi xuống phiên 3/7
08:10' - 04/07/2025
Thời hạn tạm dừng áp thuế quan cao hơn của Tổng thống Donald Trump sẽ kết thúc vào ngày 9/7, trong khi một số đối tác thương mại lớn như Liên minh châu Âu và Nhật Bản vẫn chưa đạt được thỏa thuận.
-
Hàng hoá
Sắp diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu
19:56' - 03/07/2025
Hội chợ có quy mô 300 gian hàng của trên 150 doanh nghiệp trưng bày các mặt hàng đạt chứng nhận OCOP như chè, cà phê, hàng lưu niệm, các sản phẩm dược liệu, trầm hương, tinh dầu, tinh bột nghệ...