Tận dụng 3 động lực cho tăng trưởng
Sở dĩ có hội nghị này bởi cho đến ngày 30/11, tăng trưởng tín dụng mới đạt 9,15% so với cuối năm 2022; trong khi cùng kỳ năm 2022 tăng 12,02%. Điều này đã phản ánh thực tế nền kinh tế năm 2023 hấp thụ vốn thấp do những tác động từ biến động thế giới và khó khăn từ nội tại. Có thể nói, năm 2023 được đánh giá là một năm điều hành nền kinh tế vô vàn khó khăn.
Lắng nghe để phản ứng kịp thời
Mặc dù năm 2023 được dự báo sẽ diễn biến khó lường, thách thức còn nhiều hơn cơ hội nhưng diễn biến thực tế diễn ra bất ổn hơn rất nhiều. Đó là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương liên tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát; cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine tiếp tục kéo dài; Trung Quốc thắt chặt chính sách Zero COVID; xung đột tại dải Gaza (Trung Đông) dẫn đến nền kinh tế thế giới giảm cầu trong khi các chi phí đầu vào sản xuất kinh doanh tăng cao.
Đánh giá về nền kinh tế Việt Nam trong năm nay, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Trần Hồng Minh cho biết, đại dịch COVID-19 đã được khống chế tuy nhiên, hậu quả đại dịch để lại vẫn rất nặng nề, tác động tiêu cực đến kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Việt Nam với độ mở nền kinh tế lớn đã chịu những tác động mạnh ngay trong quý đầu tiên của năm 2023. GDP quý I/2023 mặc dù có sự tăng trưởng so với quý I/2020 – là năm chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 nhưng chỉ tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng thấp thứ hai trong lịch sử 13 năm. Qua 6 tháng, GDP chỉ tăng thêm 0,4%, đạt 3,72%, chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% của 6 tháng đầu năm 2020 và thấp xa so với mức tăng 6,42% của năm 2022. Tuy nhiên, nếu nhìn vào tình hình kinh tế thế giới suy giảm tăng trưởng, có nước rơi vào suy thoái; thương mại và đầu tư quốc tế giảm; rủi ro trên các thị trường tài chính, tiền tệ; bất động sản quốc tế gia tăng; trong khi đó, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề.... Ở trong nước, nền kinh tế tiếp tục chịu "tác động kép" từ những yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài nhiều năm bộc lộ rõ hơn trong khó khăn mới thấy để đạt được những kết quả trên là sự nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị, người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Với chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, hoạt động hiệu lực, hiệu quả của Quốc hội và điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trên tinh thần lắng nghe để phản ứng kịp thời nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân đã tích cực được ban hành, triển khai. Trong 11 tháng của năm 2023, Chính phủ đã ban hành 78 Nghị định, 236 Nghị quyết; Thủ tướng ban hành 29 Quyết định quy phạm pháp luật, 1.575 Quyết định cá biệt, 28 Chỉ thị. Trong đó có các giải pháp thiết thực như: Giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định thị trường ngoại hối; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; triển khai các gói tín dụng hỗ trợ các ngành, lĩnh vực; miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất, hỗ trợ doanh nghiệp; gia hạn visa cho khách du lịch... Cùng với đó, Chính phủ triển khai tích cực, hiệu quả nhiều hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, đặc biệt là xây dựng, tổ chức triển khai các thỏa thuận cấp cao...Với một loạt giải pháp và sự quyết liệt trong triển khai, nền kinh tế Việt Nam tiến triển theo xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước và đạt những kết quả quan trọng, tích cực trên nhiều lĩnh vực. Theo đó tăng trưởng kinh tế quý III/2023 ước tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước, tính chung 9 tháng tăng 4,24%, tăng 0,52% so với 6 tháng và thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, trong 11 tháng, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định; lạm phát được kiểm soát; bình quân 11 tháng tăng 3,22%; tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm; sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực. Nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách được kiểm soát; kinh phí dự phòng vẫn còn… là những yếu tố quan trọng, dư địa để thúc đẩy tăng trưởng. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, thu ngân sách nhà nước 11 tháng ước đạt 1.537,6 nghìn tỷ đồng, bằng 94,9% dự toán, giảm 7,1% so cùng kỳ năm 2022. Như vậy, trong tháng cuối cùng của năm, cả nước chỉ phải thu thêm 83.000 tỷ đồng để hoàn thành dự toán thu ngân sách nhà nước được giao. Tính đến hết tháng 11/2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 322,5 tỷ USD, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2022, mức giảm xuất khẩu này được thu hẹp khá nhiều so với mức giảm 12% trong nửa đầu năm 2023. Điểm nổi bật là nhóm hàng nông sản như: gạo, rau quả, cà phê, hạt điều đạt kim ngạch trên 5 tỷ USD, tăng trên 70% so với cùng kỳ năm 2022. Đặc biệt xuất siêu đạt 25,83 tỷ USD. Giải ngân vốn đầu tư công cả nước khoảng 461.000 tỷ đồng, đạt 65,1% kế hoạch, cao hơn 6,8% so cùng kỳ năm 2022. Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá khá tích cực về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) dự báo, tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam ước đạt 5,19%; Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam là 5,2%.Dồn lực cho năm 2024
Mặc dù tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự báo đạt mức tăng trưởng khiêm tốn và ở mức thấp so với tăng trưởng 8,02% của năm 2022, tuy nhiên, các chuyên gia của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) dự báo, mức tăng trưởng năm 2023 vẫn cao hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới.
Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch Ratings cũng đưa ra dự báo lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 2 năm 2024 và 2025. Cụ thể, Fitch Ratings cho rằng chính sách tài chính và tiền tệ trong nước của Việt Nam đã hỗ trợ nhiều cho nền kinh tế, theo đó Fitch dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 6,3% vào năm 2024 và 7,0% vào năm 2025. Còn theo Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) do Ngân hàng Phát triển châu Á công bố mới nhất, ADB dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Việt Nam sẽ được duy trì ở mức 6%. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng dự báo Việt Nam đứng thứ 20 thế giới với mức tăng trưởng năm 2024, đạt 5,8%... Nghị quyết số 103/2023/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 được thông qua tại Kỳ họp 6, Quốc hội khóa XV đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6 - 6,5%, tốc độ tăng CPI bình quân từ 4 - 4,5%. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, Nghị quyết số 103 của Quốc hội đã đề ra 12 nhóm giải pháp toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế; trong đó, nhiệm vụ, giải pháp đầu tiên của Nghị quyết tập trung thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6 - 6,5%. "Trước đây chúng ta thường đặt mục tiêu, nhiệm vụ là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô trước, sau đó mới đến các giải pháp khác. Trong năm 2024, Quốc hội đã quyết nghị ưu tiên tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trước nội dung ổn định kinh tế vĩ mô. Điều đó cho thấy quyết tâm của cả hệ thống chính trị về việc thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, phục hồi và bù đắp lại những hạn chế, giảm sút trước đây do tác động khách quan của đại dịch COVID-19 cũng như các tác động của kinh tế thế giới trong năm 2023", Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh. Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết thêm, với nhiệm vụ xây dựng Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ để phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Dự thảo đầu tiên của Nghị quyết 01 để các thành viên Chính phủ cho ý kiến. Sau đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp thu, hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết để trình phiên họp Chính phủ với các địa phương vào đầu tháng 1/2024 nhằm tổng kết năm 2023 và triển khai mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024.Trong Dự thảo Nghị quyết 01/NQ-CP, chủ đề điều hành năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một nội dung quan trọng với Chính phủ là có phương châm phát triển bứt phá, tận dụng được các cơ hội thông qua các thành quả của hoạt động chỉ đạo, điều hành, đặc biệt là hoạt động đối ngoại và 3 động lực cho tăng trưởng gồm đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng.
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả 3 động lực về đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng đều có cơ hội tăng trưởng tốt trong năm 2024. Theo đó, về xuất khẩu, từ những tháng cuối năm 2023 đang có đà phục hồi tháng sau tốt hơn tháng trước, dần dần lấy lại đà tăng trưởng. Đối với tiêu dùng cũng tiệm cận mức 2 con số. Đối với lĩnh vực đầu tư, cả 3 mặt: đầu tư nhà nước, đầu tư FDI, đầu tư tư nhân, cơ hội đầu tư trong năm 2024 cũng khá tốt, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài, do các kết quả của ngoại giao kinh tế năm 2023 đem lại, đặc biệt là đầu tư trong lĩnh vực mới như năng lượng tái tạo, chip bán dẫn, ngành nghề khác phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trưởng Đại diện thường trú UNDP Ramla Khalidi cho rằng, để kinh tế Việt Nam có thể phục hồi mạnh mẽ vào năm 2024, Việt Nam cần linh hoạt các giải pháp để giải quyết những khó khăn, thách thức đang gặp phải. Thực tế, quá trình đổi mới sáng tạo, chuyển dịch năng lượng… đang mang đến những cơ hội mới để Việt Nam có thể thâm nhập vào các thị trường mới, gia tăng giá trị và hàm lượng hàng hoá, cũng như thúc đẩy xuất khẩu… Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có thể tăng cường thu hút đầu tư, tận dụng những công nghệ tiên tiến như công nghệ bán dẫn, trí tuệ nhân tạo… nhằm khai thác hiệu quả các cơ hội này để phát triển ở mức cao hơn, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong thời gian qua; các chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tới Việt Nam và nhiều chuyến thăm cấp cao diễn ra sôi động, liên tục trong năm 2023 được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác, góp phần tạo đà phát triển kinh tế của đất nước và tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ hành động, doanh nghiệp “cầm chừng”!
12:51' - 17/12/2023
Thời gian qua Chính phủ, Thủ tướng và địa phương đã có động thái tháo gỡ khó khăn cho thị trường nhưng doanh nghiệp vẫn còn "án binh bất động" trong cơ cấu lại sản phẩm, điều chỉnh giá bán phù hợp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam vẫn thực hiện “tròn vai” đảm bảo an ninh lương thực quốc gia
11:57' - 17/12/2023
Với vị thế quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu, nhất là lúa gạo, Việt Nam vẫn thực hiện “tròn vai” đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và tăng trưởng xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Dệt may và kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 đạt 44 tỷ USD
11:47' - 16/12/2023
VITAS cho biết, nhờ nỗ lực của doanh nghiệp, xuất khẩu năm 2023 đạt khoảng 40,3 tỷ USD, mục tiêu đặt ra và kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 2024 đạt 44 tỷ USD, tăng 9,2% so với 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
"Bùng nổ" ưu đãi mua sắm, vui chơi mùa Lễ hội cuối năm tại Tp. Hồ Chí Minh
11:32' - 16/12/2023
Ghi nhận tại Tp. Hồ Chí Minh từ đầu tháng 12 đến nay, các đơn vị sản xuất kinh doanh lần lượt tung ra thị trường hàng loạt sản phẩm, dịch vụ mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32'
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57'
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).