Tận dụng hiệu quả cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
Chiều 7/7, các đại biểu HĐND Thành phố Hồ Chí Minh khóa X dự kỳ họp thứ 6 đã thảo luận, thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 54/2017QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (Nghị quyết 54) và Nghị quyết số 25/NQ-HĐND ngày 7/12/2017 của HĐND Thành phố về triển khai nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.
Báo cáo trước kỳ họp về kết quả thực hiện Nghị quyết 54, bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Nghị quyết 54 đã trao một số cơ chế đặc thù cho Thành phố Hồ Chí Minh với 18 nội dung thuộc 5 lĩnh vực quản lý gồm đất đai; đầu tư; tài chính - ngân sách nhà nước; cơ chế ủy quyền và thu nhập của cán bộ, công chức.
Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai thực hiện với 21 nội dung, đề án cụ thể. Trong đó, nội dung đầu tiên được Thành phố triển khai là chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức. Dù chưa thể đạt mức tối đa là 1,8 lần mức lương theo ngạch bậc, nhưng chính sách này ra đời phù hợp với năng suất thực tế của người lao động Thành phố đạt gấp 2,7 lần bình quân chung cả nước, từ đó đã tạo động lực, cải thiện đời sống, khuyến khích cán bộ, công chức gắn bó lâu dài. Thành phố cũng đã ban hành quyết định chủ trương đầu tư 5 dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách Thành phố với tổng mức vốn đầu tư hơn 12.900 tỷ đồng; thông qua 32 dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10ha trở lên.Việc thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp đã có tác động đáng kể đến nhận thức, hành vi bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Thành phố Hồ Chí Minh cũng phát hành thành công 2.800 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương…
Bên cạnh một số kết quả khả quan, hầu hết các cơ chế chính sách đặc thù còn lại về quản lý tài chính trong Nghị quyết 54 nhằm tăng nguồn thu của Thành phố đều chưa tận dụng được, như là nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước hay chính sách cho phép hưởng 50% tiền bán đấu giá tài sản công của cơ quan Trung ương trên địa bàn.
Ngoài ra, công tác thu hút chuyên gia, nhà khoa học vẫn còn nhiều hạn chế; các dự án nhóm A dù đã được thông qua đều chậm tiến độ…
UBND Thành phố khẳng định, thực tế hiện nay cho thấy rất cần Quốc hội ban hành một Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54 để tạo điều kiện cho Thành phố khơi thông nguồn lực phát triển trong thời gian tới. Qua thảo luận, HĐND Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận sự nỗ lực, trách nhiệm của UBND Thành phố, các cơ quan, đơn vị trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và Nghị quyết số 25/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của HĐND Thành phố về triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Nghị quyết của HĐND Thành phố nhấn mạnh: Thành phố Hồ Chí Minh đã khẩn trương, tập trung lãnh đạo tổ chức quán triệt và ban hành đầy đủ văn bản triển khai Nghị quyết số 54, xây dựng kế hoạch thực hiện với các nội dung, đề án cụ thể.Đồng thời, chính quyền Thành phố cũng quan tâm thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền, qua đó tạo sự đồng thuận trong hệ thống chính trị, sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân Thành phố; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố đã tích cực trong việc tổ chức lấy ý kiến phản biện các đề án, góp ý bổ sung cụ thể, thiết thực phù hợp với đặc thù của Thành phố.
Từ đó, các chính sách đặc thù được quy định tại Nghị quyết số 54 đã được nhanh chóng triển khai, từng bước phát huy hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trong thời gian qua. Tuy nhiên, qua gần 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 54, cho thấy tiến độ thực hiện Nghị quyết số 54, Nghị quyết số 25 còn chậm so với kế hoạch dự kiến; cơ chế tài chính chưa được phát huy như mong đợi.Còn tồn tại một số hạn chế như chưa xây dựng Đề án thực hiện sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư; cơ chế tài chính đặc thù chưa phát huy hiệu quả như mong đợi và nhiều vấn đề cần được quan tâm, tăng cường hơn nữa trách nhiệm, sự chủ động, khẩn trương để có thể tận dụng tối đa cơ chế, chính sách đặc thù theo tinh thần Nghị quyết số 54.
HĐND Thành phố giao UBND Thành phố tập trung thực hiện một số nội dung như: Đánh giá toàn diện về việc thực hiện Nghị quyết số 54, nhất là những nội dung còn hạn chế, chưa thực hiện được, kể cả những nội dung chưa thực hiện đầy đủ.Đối với từng lĩnh vực cần phải được phân tích kỹ, chi tiết mặt được, chưa được, nội dung nào cần điều chỉnh, nội dung nào cần thiết tiếp tục áp dụng, nội dung nào không cần thiết, kể cả tiếp tục thực hiện thì nêu rõ quy định pháp luật cần điều chỉnh.
Đồng thời, cần có sự chuẩn bị phương án, giải pháp, lộ trình cụ thể và nguồn lực để triển khai thực hiện nhằm phát huy tối đa cơ chế, chính sách mới khi Thành phố tiếp tục kiến nghị Quốc hội ban hành một nghị quyết mới về cơ chế, chính sách phát triển Thành phố phù hợp với vai trò của Thành phố; trong đó kế thừa những nội dung của Nghị quyết số 54 và bổ sung thêm một số nội dung mới nhằm tránh tình trạng khó khăn như khi triển khai cơ chế theo Nghị quyết số 54. Bên cạnh đó, Thành phố cần nghiên cứu đầy đủ các quy định khác nhau giữa nghị quyết đặc thù của Thành phố với luật, nghị quyết khác của Quốc hội về cùng một vấn đề được quy định tại Điều 7 Nghị quyết số 54, cũng như công tác phối hợp với bộ, ngành Trung ương trong quá trình triển khai thực hiện nghị quyết để đạt được kết quả tốt nhất. Cụ thể, UBND Thành phố cần rà soát lại tình hình thực hiện của từng dự án có thu hồi đất lúa trên 10ha, xem xét tính khả thi, tính cần thiết tiếp tục thực hiện để đẩy nhanh tiến độ hoặc trình Hội đồng nhân dân Thành phố hủy bỏ danh mục nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân theo khoản 3 Điều 49 Luật Đất đai năm 2013; quan tâm và giải quyết những kiến nghị đảm bảo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nhóm A.Đồng thời, rà soát việc quản lý, trích lập, sử dụng nguồn cải cách tiền lương theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các cơ chế đặc thù theo Nghị quyết số 54 và thực hiện việc thu hồi tạm ứng vốn ngân sách Thành phố theo quy định…
Cũng trong chiều 7/7, các đại biểu HĐND Thành phố Hồ Chí Minh đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 và khoản 3 của Điều 1 Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND của HĐND Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành mức thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh./.Tin liên quan
-
Thời sự
HĐND Tp Hồ Chí Minh: Giải quyết những vấn đề người dân quan tâm
18:12' - 07/07/2022
Ngày 7/7, kỳ họp thứ 6 HĐND Tp HCM bước vào phiên làm việc tại Hội trường, thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội của Thành phố trong 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất miễn giảm mức thu phí khu vực cửa khẩu cảng biển tại Tp. Hồ Chí Minh
16:25' - 06/07/2022
Theo số liệu thống kê, tổng số thu phí hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển tại Tp. Hồ Chí Minh từ ngày 1/4 đến 31/5 là hơn 459,6 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ vọng sản xuất công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh bứt phá
15:07' - 06/07/2022
Thị trường và nhu cầu tiêu dùng trong nước phục hồi mạnh khi sản xuất công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục đà tăng trưởng vững chắc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02'
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32'
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57'
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.