Tăng cường phối hợp liên ngành phòng chống ngộ độc rượu dịp Tết
Đây là thời gian có nguy cơ cao gia tăng hoạt động kinh doanh rượu không bảo đảm an toàn, đặc biệt là rượu được sản xuất từ nguyên liệu độc hại, bị cấm (cồn methanol) do nhu cầu tiêu dùng tăng cao.
Nguy cơ lạm dụng rượu bia hoặc uống phải rượu giả gây ngộ độc cấp ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng vẫn đang là thách thức lớn cho công tác bảo đảm sức khỏe nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội.
Ngộ độc do rượu do pha chế cồn công nghiệp Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trong 1“đơn vị rượu” thường có từ 8-14g rượu nguyên chất. Mỗi đơn vị tương đương: 1 lon bia 270-330ml từ 2-12 độ hoặc 1 chén rượu vang 125ml từ 9-18 độ hay 1 chén rượu mạnh 40ml 40 độ. Nam giới uống quá 3 đơn vị rượu/ngày; nữ giới uống quá 2 đơn vị/ngày được coi là lạm dụng rượu. Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến các vụ ngộ độc rượu là do thị trường vẫn tồn tại rượu không bảo đảm an toàn và rượu chứa hàm lượng methanol cao do trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh rượu; đặc biệt là rượu sản xuất thủ công, không nhãn mác, gian lận thương mại...Nhận thức và hành vi của người tiêu dùng về chế biến, lựa chọn, tiêu dùng rượu chưa cao; nhu cầu sử dụng rượu không an toàn và lạm dụng rượu (không rõ nguồn gốc, giá rẻ, rượu ngâm các cây và con vật…) còn phổ biến. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn đối với sản phẩm rượu, nhất là rượu thủ công còn rất hạn chế.
Đặc biệt, phải nó đến nguyên nhân chủ yếu là do các đối tượng đã pha chế cồn công nghiệp có nồng độ methanol cao nhiều lần giới hạn cho phép bán, gây ngộ độc cấp tính cho người tiêu dùng. Với người dùng đã có tiền sử nghiện rượu hoặc mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa khi sử dụng rượu quá giới hạn gây ngộ độc đe dọa tính mạng.Nhận thức của người tiêu dùng về tác hại, nguy cơ mất an toàn khi sử dụng các sản phẩm rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, rượu nấu thủ công, rượu ngâm động vật, thực vật, rượu không nhãn mắc còn hạn chế, nhất là ở các vùng, nhóm nạn nhân có điều kiện tinh tế khó khăn.
Đặc biệt, khi xảy ra ngộ độc rượu, các nạn nhân chưa được cấp cứu, điều trị kịp thời do lầm tưởng là say rượu thông thường…
Cần có quy chuẩn kỹ thuật với rượu thủ công Bộ Y tế nêu rõ: Tết là thời điểm hay xảy ra các vụ ngộ độc rượu lớn. Việc lạm dụng rượu bia gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như tai nạn giao thông, ngộ độc rượu, các bệnh ung thư, tim mạch, huyết áp, tâm thần...Để phòng chống ngộ độc rượu, bảo vệ sức khoẻ của người dân, các cơ quan chức năng, cơ quan thông tin đại chúng cần tăng cường tuyên truyền để người dân sử dụng rượu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; đồng thời nâng cao ý thức, thay đổi hành vi cộng đồng trong sản xuất, kinh doanh rượu an toàn…
Các nhà sản xuất, kinh doanh cần có trách nhiệm, lương tâm, ý thức để bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.
Lực lượng chức năng tăng cường quản lý, kiểm tra và xử lý nặng các nhà sản xuất, đặc biệt là sản xuất nhỏ về rượu không đảm bảo chất lượng...Thời gian tới, ngành y tế tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra thường xuyên nhằm ngăn ngừa kinh doanh rượu không rõ nguồn gốc; củng cố hệ thống giám sát và phòng chống ngộ độc thực phẩm do rượu.
Cục Cảnh sát Môi trường kiến nghị: Để phòng ngừa ngộ độc rượu hiệu quả, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán, các bộ ngành cần rà soát, sửa đổi, bổ sung và khẩn trương ban hành các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan đến xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh rượu.Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) và Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công thương) chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng, địa phương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật đối với từng loại rượu thủ công, truyền thống (nhất là một số địa phương có hoạt động sản xuất rượu thủ công truyền thống tương đối phát triển, sản lượng tiêu thụ lớn như: Bắc Ninh, Hưng Yên, Bắc Giang, Bình Định...).
Các cơ quan chức năng tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân.Đồng thời, các cấp các ngành cần cử cán bộ trực tiếp đến các địa bàn phức tạp, trọng điểm về sản xuất, kinh doanh rượu để nắm tình hình, tập hợp các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình áp dụng các văn bản pháp luật về quản lý, cấp phép cho các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu thủ công; nhắc nhở, hướng dẫn ký cam kết không sản xuất, bán các loại rượu không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn; lên danh sách các đối tượng, đường dây, ổ nhóm, tụ điểm sản xuất tiêu thụ rượu không đảm bảo an toàn để phòng ngừa, đấu tranh…/.
Bài 3: Không cấp cứu kịp thời sẽ tử vongTin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Gia tăng ngộ độc rượu có hàm lượng methanol cao
08:28' - 13/02/2018
Rượu, bia được coi là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp liên hoan, cưới hỏi, đặc biệt là khi Tết đến, nhưng việc lạm dụng và vấn đề chất lượng đã và đang gây ra nhiều hậu quả cho cộng đồng.
-
Đời sống
Ngộ độc rượu dịp Tết và cách xử trí
10:22' - 08/02/2018
Trước, trong và sau Tết Nguyên đán là thời điểm được cảnh báo tình trạng ngộ độc rượu sẽ tăng cao.
-
Đời sống
Rượu Soju chinh phục thị trường Đông Nam Á
09:57' - 05/02/2018
Đông Nam Á đang trở thành thị trường hấp dẫn đối với các nhà sản xuất rượu Soju của Hàn Quốc khi sản phẩm rượu gạo nổi tiếng của xứ Kim Chi ngày càng được người dân ở các nước này ưa chuộng.
-
Hàng hoá
An toàn thực phẩm: Kiểm soát sản xuất rượu thủ công - Cần mô hình quản lý mới
08:27' - 12/01/2018
Quảng Ninh là một địa phương có nhiều “đặc sản” về rượu như: rượu ba kích, rượu nếp cái hoa vàng, rượu bâu của người Dao Bằng Cả, rượu mơ của vùng non thiêng Yên Tử...
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Hỏa hoạn tại trung tâm viễn thông ở thủ đô Cairo của Ai Cập
10:42'
Chiều tối 7/7 theo giờ địa phương, hỏa hoạn lớn đã bùng phát tại một trung tâm viễn thông quan trọng ở thủ đô Cairo của Ai Cập khiến 22 người bị thương, chủ yếu do hít phải khói.
-
Đời sống
Hồn Việt giữa lòng Viêng Chăn
09:48'
Giữa lòng thủ đô Viêng Chăn của Lào, có một không gian thanh tịnh, nơi tiếng chuông chùa ngân vang từ bao năm qua đã trở thành âm thanh thân thuộc với biết bao người con đất Việt nơi xứ người.
-
Đời sống
Nhật Bản: Thủ đô Tokyo ghi nhận ngày “cực nóng” đầu tiên trong năm
09:46'
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, nhiệt độ tại trung tâm Tokyo đã vượt quá 35 độ C vào ngày 7/7, đánh dấu ngày “cực nóng" đầu tiên của thủ đô trong năm nay.
-
Đời sống
Sự cuốn hút của Festival Vietnam lần thứ 3 tại thành phố Lorient, Pháp
09:46'
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, cuối tuần qua, tại thành phố Lorient, thủ phủ tỉnh Morbihan của Cộng hòa Pháp, đã diễn ra chương trình trình diễn nghệ thuật quy mô lớn mang tên “Rực rỡ Việt Nam”.
-
Đời sống
Quốc khánh 2025: Hà Nội bắn pháo hoa ở đâu?
09:04'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 8/7
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 8/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 8/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Hàn Quốc: Số bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến nắng nóng tăng tới hơn 80%
21:24' - 07/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn báo cáo của KDCA cho biết, tính đến ngày 6/7, đã có 875 người mắc bệnh do nắng nóng, tăng 83,2% so với số liệu tương ứng của cùng kỳ năm ngoái.
-
Đời sống
Câu chuyện điện ảnh: Khủng long gầm vang Bắc Mỹ
16:53' - 07/07/2025
Theo thống kê từ Comscore, “Jurassic World: Rebirth” đã thu về 91,5 triệu USD chỉ trong 3 ngày cuối tuần qua, chiếm lĩnh vị trí quán quân phòng vé một cách thuyết phục.
-
Đời sống
Hậu "drama" Làng Háo Hức: Phụ huynh nên cho con đi chơi hè thế nào để an toàn và ý nghĩa?
16:36' - 07/07/2025
Sau lùm xùm Làng Háo Hức, nhiều phụ huynh hoang mang không biết có nên tiếp tục cho con đi chơi hè hay không. Vậy lựa chọn hoạt động nào để con vừa vui, vừa an toàn, tránh những trải nghiệm tồi tệ?